Cho đoạn thơ:
Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hóa những con tàu
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu.
(Trích Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện yêu cầu sau:
– Tác dụng: Nhấn mạnh ý, tăng tính hình tượng và tính biểu cảm…
Tác dụng: Khái quát nội dung tư tưởng chủ đạo của bài thơ.
Ý nghĩa:
- Nghĩa thực: Tây Bắc; là tên gọi một địa danh xa xôi của Tổ Quốc.
- Nghĩa biểu tượng: Con tàu là biểu tượng cho tâm hồn nhà thơ đang khao khát lên đường, khát vọng đến với cuộc đời mới; Tây Bắc là biểu tượng cho cuộc sống lớn của nhân dân, đất nước, cội nguồn cảm hứng nghệ thuật của hồn thơ và sáng tạo thơ ca…
Gốc của sự học là học làm người (Rabindrath Tagore).
Suy nghĩ của anh chị về câu nói trên?
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Thí sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo
2. Yêu cầu về nội dung
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí và cần làm rõ các ý chính sau:
a. Nêu vấn đề cần nghị luận………………………………………………
b. Giải thích:……………………………………………………………….
- Gốc: Cội nguồn của cây, là yếu tố quan trọng, từ “gốc” ở đây được ẩn dụ để nhấn mạnh tầm quan trọng trước hết của sự học.
- Học làm người: Là cách đối nhân, xử thế phù hợp với chuẩn mực đạo đức
=> Nghĩa cả câu: Học làm người là khởi đầu và cũng là đích đến cho mọi bài học (Học làm người là quan trọng nhất)
c. Bàn luận:………………………………………………………………..
- Học tập là điều cần thiết nhưng học làm người là bài học đầu tiên và quan trọng nhất. Theo quan niệm truyền thống”Tiên học lễ, hậu học văn”.
- Những biểu hiện của bài học làm người (Làm người tốt, có ích, sống có ý nghĩa…)
- Trong gia đình: Làm đứa con ngoan, hiểu thảo, tôn kính ông bà, cha mẹ…
- Trong nhà trường: Lễ phép với thầy cô, hòa nhã với bạn bè…
- Ngoài xã hội: Không ngừng học hỏi, sống hòa đồng, biết giúp đỡ, chia sẻ với mọi người xung quanh…
- Học làm người chính là học “đức” vì ” Có tài mà không có đức là người vô dụng”. Học để tiến đến một xã hội văn minh, để con người có thể chung sống hòa bình, tốt đẹp với nhau. Đó cũng là mục tiêu lớn nhất của những tri thức chân chính.
- Không nhận thức được vai trò, ý nghĩa của việc học làm người thì con người sẽ dẫn đến có những suy nghĩ, việc làm sai trái.
d. Bài học:…………………………………………………………………
- Việc học và học làm người là bài học suốt đời để hoàn thiện nhân cách, góp phần làm cho xã hội ngày càng văn minh hơn. Vì vậy học làm người có ý nghĩa to lớn.
- Ở bất kì thời đại nào bài học làm người cũng đóng vai trò quan trọng đầu tiên. Xã hội càng phát triển bài học làm người càng cần thiết
- Không chỉ học làm người mà chúng ta còn phải biết tiếp thu những tri thức khoa học, những hiểu biết trên các lĩnh vực khác để hoàn thiện mình hơn.
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
(Trích đoạn trích “Đất Nước” trường ca Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm)
Hãy phân tích đoạn trích “Đất Nước” trích trường ca Mặt Đường khát vọng của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm (SGK Ngữ văn 12- Tập 1) để làm sáng tỏ ý thơ trên của tác giả.
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Thí sinh biết cách làm bài nghị luận văn học
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo
2. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm nổi bật các ý cơ bản sau:
a. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
b. Phân tích đoạn trích “Đất nước” làm rõ ý thơ: “Đất Nước của Nhân dân”, “Đất Nước của ca dao thần thoại”
- Đất Nước của Nhân dân:………………………………………………….
- Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” được thể hiện qua việc cảm nhận đất nước trên nhiều bình diện: Thời gian lịch sử, không gian địa lí, chiều sâu và bề dày văn hóa, phong tục tập quán….Dù trên bình diện nào thì đất nước cũng mang đậm tính nhân văn. (Phân tích dẫn chứng).
- Là lời khẳng định trực tiếp chủ nhân thực sự của đất nước là nhân dân. Chính nhân dân là người đã làm ra của cải vật chất và những giá trị văn hóa tinh thần cho đất nước. (Phân tích dẫn chứng)
- “Đất Nước là máu xương của mình”- Nhân dân đã hóa thân để góp phần làm nên đất nước, vì vậy mỗi người phải có ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. (Phân tích dẫn chứng)
- Đất Nước của ca dao thần thoại:…………………………………………..
- Đoạn trích đưa người đọc vào thế giới quen thuộc, gần gũi của ca dao thần thoại bằng việc sử dụng sáng tạo và hiệu quả những chất liệu văn hóa dân gian. Tác giả đã thành công khi viết về “Đất Nước của Nhân dân” bằng chính những sản phẩm văn hóa tinh thần của nhân dân. (Phân tích dẫn chứng)
- Lối trò chuyện tâm tình thủ thỉ của anh và em làm cho đoạn trích đậm tính trữ tình. Đó cũng là hình thức quen thuộc trong ca dao dân ca.
- Nghệ thuật:…………………………………………………………………
- Hình thức biểu đạt giàu suy tư, giọng thơ trữ tình- chính luận, sâu lắng thiết tha
- Vận dụng sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian.
- Thể thơ tư do…
c. Đánh giá chung:
- Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” vừa kế thừa truyền thống vừa là kết tinh tinh thần thời đại. Đoạn trích góp phần làm phong phú nội dung về đất nước trong thơ ca chống Mĩ.
- Đoạn trích đã thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật thơ của Nguyễn Khoa Điềm