Cảm nhận bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

Phân tích bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật (Mẫu 2)

Bài làm

Trăng trong thư vốn là một vẻ đẹp trong trẻo tròn đầy, đó là cái gì lãng mạn nhất trong cuộc đời, nhất là trong hai trường hợp : khi con người ta còn ở tuổi ấu thơ hoặc rơi vào những vùng tủm sự cần phải chia sẻ, giãi bày. Ánh trăng của Nguyền Duy là cái nhìn xuyên suốt cả hai thời điểm vừa nêu. Chỉ có cciều, dây không phải là một cái nhìn xuôi, bình lặng từ trước đến sau, mà là cách nhìn ngược : từ hôm nay mà nhìn lại để thấy có cái hôm qua trong cái hôm nay. Nó không xuôi chiều, phẳng lặng nữa. Tính chất tâm sự, đời tư có ý nghĩa như một hối hận, ăn năn tạo nên con sóng ngầm đằng sau một câu chuyện kể. Câu chuyện kể trong thơ, cũng là một cách cấu tứ của văn xuôi, hấp dẫn chúng ta một cách bất ngờ từ khả năng dựng cảnh. Cảnh mất điện ở thành phố mà gặp ánh trăng tròn. Nay đã gặp xưa, trong một bối cảnh mà con người rất khó ngoảnh mặt quay lưng như thế.

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

 

1. Ba khổ thơ đầu bởi vậy mới như một hồi tưởng, hồi tưởng về cái đã quên tường chừng thời gian đã xoá Iihoà tất cả. Quá khứ tưởng đã quên hiện về trong hai cái mốc. Cả hai đều xuất phát từ cái nhìn đánh thức. Sự thức dậy đến xôn xao, ấy là một thời thơ trẻ:

Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể

Cả một hệ thống những đồng, sông, biển gọi một vùng không gian quen thuộc của tuổi ấu thơ, nó cứ mở rộng dần ra cùng với thời gian lớn dần lên của đứa trẻ. Nhưng cái chính là nó diễn tả một nỗi niềm sung sướng đến hả hê được chan hoà, ngụp lặn trong cái mát lành của quê hương như dòng sữa ngọt. Ba chữ với giàu có biết bao như một mối ân tình. Cái thế bè đôi thật quấn quýt chia sẻ, cảm thông, dìu đỡ con người, và đồng hay sông, rồi biển như những người bạn vô tư. Ở hai câu đầu không thấy nói đến vầng trăng. Thì ra cái thứ ánh sáng bàng bạc lúc này nó cũng để nhớ, để quên như khí trời hít thở. Chỉ đến khi lớn lên, cái ánh sáng mơ hồ kia mới neo dậu vào trí nhớ con người khi phải xa cách quê hương. Vầng trăng đối với người cầm súng ở trong rừng đã thay thế cho tất cả, cả đồng, sông, biển để trở nên một người bạn đồng hành, thành “vầng trăng tri kỉ”. Như vậy là tuổi thơ như một chớp mắt đã qua. Cái còn lại lúc này là vầng trăng thật đơn sơ nhưng chung thuỷ. Nó đã gieo hạt vào tâm hồn người lính và tường như nó sẽ mãi mãi xanh tươi:

Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa.

Đoạn thơ nếu lách khỏi toàn bài sẽ có cảm giác hụt hẫng chơi vơi. Tuy hai câu đầu là khá hay khi nhà thơ so sánh sự ngang hàng của sự tri âm giữa hồn người với cây cỏ (mà cây cỏ, thiên nhiên ấy chính là đồng, là sông, là biển ở khổ đầu), hai câu cuối dường như chỉ là một lời “nói thêm”, thêm vào một cái gì đã đủ đầy, đã nặng sâu ở hai câu trước. Nhưng sự thực, đó là chiếc cầu nối ngón từ, vừa khép lại vừa mở ra, tạo nên sức bật cho khổ thơ thứ ba tiếp nối:

Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường.

Hiện tượng tâm lí mà cũng là đạo lí này thường vẫn xảy ra khi nay đã khác xưa, hoàn cảnh sống của con người thay đổi. Bởi thế, ca dao mới lên tiếng hỏi từ lâu: “Thuyền ơi có nhớ bến chăng” ? Trong thơ Tố Hữu, nhân dân Việt Bắc ở lại cũng băn khoăn một tâm trạng ấy khi tiễn đưa cán bộ về xuôi :

Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao còn thấy núi đồi nữa chăng ?
Phố đông, còn nhớ bản làng
Sáng đêm, còn nhớ mảnh trăng giữa rừng ?

Những câu thơ đã cũ, nhưng tính thời sự vẫn còn, vẫn chờ đợi chúng ta những lời giải đáp. Và quả thật trong bài thơ của Nguyễn Duy, sự giải đáp là rất dáng buồn. Câu hỏi thì thiết tha như tiếng khèn, tiếng sáo (như trong bài Việt Bắc) mà không có hồi âm!

Thay cho ánh trăng đó là cửa gương, ánh điện. Nhưng có lẽ nào sự biến đổi về kinh tế, về điều kiện sống tiện nghi lại kéo theo sự thay dạ đổi lòng ? Vầng trăng tình nghĩa của ngày xưa đã không còn nguyên vẹn như xưa, thậm chí còn đáng trách hơn nhiều, nó chỉ là người khách qua đường xa lạ bởi tình cảm con người đâu còn son sắt thuỷ chung ? Câu thơ thật nhức nhối, xót xa, bởi sự phản bội, ở đây không chí với lịch sử, với thiên nhiên mà còn với chính bản thân mình nữa.

2. Sự xuất hiện trở lại của vầng trăng thật đột ngột, ở vào một tâm thế không ngờ. Sống giữa nơi phố phường, mấy ai còn nghĩ đến một vầng trăng hoài cổ:

Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-dinh tối om
vội hật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn.

Vầng trăng đến thật đột ngột. Ân tượng về sự đột ngột này ở tình thế, đã đành, còn đột ngột ở khía cạnh chân dung của “người mới đến”, về tình thế, ánh sáng của vầng trăng đối lập với ánh sáng, nhất là ở phía chân dung. “Vầng trăng tròn” vẫn đầy đặn, vẫn nguyên vẹn như xưa. Nó trang trọng, nó thuỷ chung như ngày xưa. Điều quan trọng hơn chăng là nó làm sáng lên cái góc tối ở con người, đánh thức sự ngủ quên trong điều kiện sống của con người đã hoàn toàn khác trước ?

3. Trăng lãng du và con người lãng quên đã gặp nhau trong một phút tình cờ. Con người không còn trốn chạy vầng trăng, trốn chạy cả bản thân mình được nữa. Tư thế ở đây là tư thế đối mặt : mặt người và mặt trăng, khuôn mặt của hai linh hồn sống :

Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng.

“Rưng rưng” diễn tả nỗi xúc động đến không nói được bằng lời, ngôn ngữ bây giờ là nước mắt dưới hàng mi. Một tình cảm chừng như nén lại nhưng nó cứ trào ra đến thổn thức, đến xót xa chính là tâm trạng ấy. Cuộc gặp gỡ không “tay bắt mặt mừng”, nó đã lắng xuống ở độ sâu cảm nghĩ. Trăng thì vẫn vô tư, phóng khoáng, độ lượng biết bao, như “bể”, như “rừng” mà con người thì phụ tình phụ nghĩa. Trước cái nhìn sám hối của nhà thơ, vầng trăng một lần nữa, như gợi lên bao cái “còn” mà con người tưởng như đã mất. Nhịp thơ hối hả, dâng trào khi trăng đã trả lại cho người tất cả. Cái quý nhất mà nó trả lại ấy là tình người, một tình người dào dạt “như là đồng là bể – như là sông là rừng”.

Niềm hạnh phúc của nhà thơ như đang được sống lại một giấc chiêm bao. Hai gương mặt đối diện nhau ở đây làm người đọc nhớ đến cái giây phút “Mặt nhìn mặt càng thêm tươi” của tình yêu mới bén giữa Kim Trọng với Thuý Kiều. Nghĩa là nó lấp lánh bao điều không dễ nói. Tuy nhiên, cái vô tư mà vầng trăng trả lại, nhà thơ chỉ dám nhận vẻ một nửa của sự vô tư. Nửa còn lại kia dành cho những ăn năn dại dột của sự “vô tình”:

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.

Khổ thơ kết lại bài thơ bằng-hai vế đối lập mà song song. Đối lập giữa “tròn vành vạnh” nghĩa là sự đầy đặn của vầng trăng với cái hụt vơi của kẻ “vô tình”. Đối lập giữa cái im lặng của ánh trăng (im phăng phắc) và con người thức tỉnh. Thì ra những bài học sâu sắc về đạo lí làm người đâu cứ phải tìm trong sách vở hay từ những khái niệm trừu tượng xa xội. Và sự bừng thức của con người, trong trường hợp đó không thể nào quên, vì nó là tiếng nói bên trong, của chính lòng mình khi lương tâm mỗi người mách bảo.

Bài thơ ngắn gọn, đơn sơ như dáng dấp một câu chuyện ngụ ngôn ít lời mà giàu hàm nghĩa. Ánh trăng thật sự đã như một tấm gương soi để thấy được gương mặt thực của mình, để tìm lại cái đẹp tinh khôi mà chúng ta đôi khi để mất.

Thảo luận cho bài: Cảm nhận bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy