Bài 26: Soạn bài Ánh trăng

Ánh trăng của Nguyễn Duy

Bài thơ “Ánh trăng” in trong tập thơ cùng tên, được Nguyễn Duy sáng tác vào nãm 1978, tại thành phố Hồ Chí Minh. Bài thơ ca ngợi vầng trăng tri kỉ của tuổi thơ, của người lính một thời trận mạc, đồng thời gợi nhắc mọi người biết sống ân nghĩa thủy chung, giữ tròn đạo lí tốt đẹp.

Mời các em học sinh tham khảo thêm:

Bài 29: Soạn bài Mùa Xuân nho nhỏ

I. Tìm hiểu chung về văn bản

1. Tác giả – tác phẩm

Nhà thơ Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948 tại phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hoá.

Là nhà thơ – chiến sĩ, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

Phong cách thơ độc đáo – nhất là ở thể thơ lục bát (uyển chuyển mượt mà, hiện đại ở thi liệu, cấu tứ).

– 1966: Nhập ngũ

– 1975: Làm báo văn nghệ.

Hiện sống tại thành phố Hồ Chí Minh

– Giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1972-1973; Giải A Hội Nhà văn Việt Nam (1984).

2. Bố cục: 3 phần:

(1) 2 khổ thơ đầu: Vầng trăng trong hoài niệm.

(2) 3 khổ thở giữa: Vầng trăng trong hiện tại

(3) Khổ thơ cuối: Vầng trăng trong suy tưởng.

II. Tìm hiểu bài thơ

  1. Hai khổ thơ đầu.
Sống:Với đồng

Với sông

Với biển

=>Tuổi thơ gắn bó gần gũi với thiên nhiên

 

Gắn bó với đồng, với sông, với bể.

Gắn bó với vầng trăng (tri kỉ, tình nghĩa).

Nghệ thuật nhân hoá, khắc hoạ vẻ đẹp tình nghĩa thuỷ chung của trăng đối với người lính trong những năm kháng chiến. Khó khăn gian khổ của cuộc sống nơi núi rừng cùng chiến tranh. Trăng đã đến với tình cảm chân thành.

Tình bạn giữa trăng và người lính gắn bó sâu nặng đằm thắm như những người bạ tri kỷ. Trăng như hiểu được tình cảm của con người.

-Trần trụi với thiên nhiên

– Hồn nhiên như cây cỏ.

Thể hiện vẻ đẹp mộc mạc, hoang sơ.

– Trăng và người lính như có sự đồng cảm, sẻ chia: tình nghĩa bền vững mãi mãi.

 

  1. Ba khổ thơ tiếp theo

Tác giả khắc hoạ vầng trăng ở những thời điểm:

– Từ hồi về thành phố

– Thình lình đèn điện tắt

Vì cuộc sống nơi thành phố đầy đủ tiện nghi, người lính đã quen với vật chất cao sang “ánh điện, cửa gương”, lãng quên trăng, quên đi những ngày tháng gian khổ, những năm tháng chiến tranh ác liệt, quên đi tình cảm chân thành cao đẹp. Chính sự lãng quên ấy đã phá vỡ tình bạn (hàm chứa tình cảm chua xót, bất ngờ).

– Hoàn cảnh đối lập : hình ảnh vầng trăng luôn thuỷ chung, ân nghĩa, thể hiện giá trị thức tỉnh tình người cao đẹp.

Sự xuất hiện đột ngột của trăng trong bối cảnh đèn điện tắt. Vầng trăng bất ngờ mà tự nhiên gợi lại bao kỷ niệm nghĩa tình.

Điều đáng nói ở đây là chỉ có con người thay đổi, còn vầng trăng thì ra sao?

Ánh trăng của Nguyễn Duy

Ánh trăng của Nguyễn Duy

“Đột ngột vầng trăng tròn”: trăng vẫn đến với bạn bằng tình cảm tràn đầy nguyên vẹn, vẫn chung thuỷ với người bạn năm xưa. Con người có thể quay lưng lại với quá khứ còn trăng vẫn vậy, vẫn đánh thức tâm hồn họ.

“Ngửa mặt lên nhìn mặtCó cái gì rưng rưng

Như là đồngbể

Như là sông, là rừng

=> “Mặt” nhìn “mặt” con người đối diện với vầng trăng

Ánh trăng đánh thức những kỷ niệm quá khứ – đánh thức lại tình bạn năm xưa, đánh thức những gì con người lãng quên. Những hình ảnh “đồng – bể – sông – rừng” lặp lại gợi tả điều gì? Tả những kỷ niệm quá khứ gần gũi thân quen gắn bó sâu sắc.

Cảm xúc của tác giả trong bài thơ này là nỗi niềm “rưng rưng”, trào dâng xúc động với những kỷ niệm về những năm tháng gian lao của người lính đã từng gắn bó với thiên nhiên, đất nước.

  1. Khổ thơ cuối.

Trăng:

– Tròn vành vạnh

– Kể chi người vô tình

– Im phăng phắc

Trăng cứ tròn vành vạnh, tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ vẹ nguyên chẳng thể phai mớ. Trăng không thay đổi, vẫn tràn đầy vẹn nguyên, thế mà lại bị con người lãng quên.

Hình ảnh vầng trăng thể hiện trong chiều sâu suy tưởng mang tính triết lý sâu sắc: Nhắ nhở người đọc thái độ sống ân nghĩa thuỷ chung.

– Từ sự im lặng ấy, trăng như một nhân chứng nghĩa tình nghiêm khắc nhắc nhở con người phải day dứt, trăn trở để nhìn lại chính mình, tìm lại mình, tìm lại những điều lãng quên trong quá khứ, một quá khứ đẹp và bất diệt

– Điều làm xúc động lòng người là trăng không chỉ thuỷ chung mà còn rất cao thượng vị tha, lặng lẽ khoan dung.

III. Tổng kết

– Cảm xúc của tác giả trong bài thơ được thể hiện qua một câu chuyện riêng, bằng sự kết hợp hài hoà giữa tự sự và trữ tình.

– Giọng điệu tâm tình, nhịp thơ khi thì trôi chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể, khi thì ngâm Kiều Nguyệt Nga tha thiết, khi thì thầm lặng suy tư.

– Hình ảnh vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc: biểu tượng cho quá khứ tình nghĩa, là vẻ đẹp bình dị vĩnh hằng của cuộc sống mang chiều sâu tư tưởng triết lý; tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ vẹn nguyên tràn đầy bất diệt.

– Ngôn ngữ thơ giàu sức gợi cảm.

Thảo luận cho bài: Bài 26: Soạn bài Ánh trăng