Cacbonhidrat và lipit

Cacbonhidrat và lipit

Cấu trúc và chức năng của protein

Các nguyên tố hoá học trong cơ thể sống tương tác với nhau để tạo nên các đại phân tử hữu cơ quan trọng với cơ thể sống như cacbonhidrat, lipit, protein và ADN trong nội dung bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cụ thê về đặc điểm cấu tạo và chức năng của cacbonhidrat và lipit.

I. CACBOHIDRAT

1.   Cấu tạo

Cacbohidrat  là hợp chất hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ 3 nguyên tố C, H, O .

2.   Các loại cacbonhidrat

Dựa vào đặc điểm cấu tạo người ta chia đường ra thành các loại :  đường đơn, đường đôi và đường đa.

Bảng 1 : Phân biệt các loại đường

Tiêu chí  Đường đơn Đường đôi Đường đa
Đại diện Deoxiribozơ , ribozơ, glucozơ (đường nho); đường fructozơ (đường quả), galactozơ Saccarozơ (glucozơ kết hợp với fructozơ thành) ; Lactozơ (galactozơ liên kết với glucozơ tạo thành ) Glicôgen, tinh bột, xenlulôzơ, kitin.
Cấu tạo  Đường đơn gồm 2 loại chủ yếu là đường 5C và đường 6C.

 

Gồm 2 phân tử đường đơn kết hợp lại với nhau

 

Gồm rất nhiều đơn phân liên kết với nhau theo dạng thẳng hay phân nhánh

3.   Chức năng :

  • Đường đơn là cung cấp năng lượng,
  • Đường đôi và đa là chức năng dự trữ và cấu trúc.
  • Cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể.

II. LIPIT: 

1.Cấu tạo

Cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O (nhưng tỉ lệ  H và O khác tỉ lệ của cacbohidrat) được nối với nhau bằng các liên kết hoá trị không phân cực→ có tính kỵ nước

2. Các loại lipit

Lipit chia thành 2 nhóm lớn:

+ Lipit đơn giản: Là este của rượu và axit béo   bao gồm  mỡ, dầu và sáp

+ Lipit phức tạp: Trong phân tử ngoài 2 thành phần trên ra còn có thêm nhóm photphat bao gồm  photpholipit, steroit (colesterol, axit mật, ostrogen, progesteron..)

a)    Phân biệt được mỡ, dầu và sáp:

Mỡ  được hình thành do một phân tử glixêrol(một loại rượu 3 cacbon) liên kết với 3 axit béo

Mỡ ở động vật thường chứa các axit béo no.

Mỡ ở thực vật chứa axit béo không no gọi là dầu.

Sáp: được cấu tạo từ một đơn vị nhỏ axit béo liên kết với một rượu mạch dài (thay cho glixêrol)

Chức năng: Dự trữ năng lượng cho tế bào.

 

 

Hình 5 : Cấu tạo hoá học của mỡ

b)   Phân biệt photpholipit và stêrôit.

Photpholipit có cấu trúc gồm 2 phân tử axit béo liên kết với 1 phân tử glixêrol, vị trí thứ 3 của phân tử glixêrol được liên kết với nhóm phôtphat, nhóm này nối glixêrol với 1 ancol phức( côlin hay axêtylcôlin). Photpholipit có tính lưỡng cực: đầu ancol phức ưa nước và đuôi kị nước.

Chức năng : Thành phần cấu tạo màng sinh chất

 

Hình 6: Cấu tạo hoá học của photpholipit

Stêrôit:  Là lipit có cấu trúc mạch vòng, có tính chất lưỡng cực

Ví dụ : Cholesteron làm nguyên liệu cấu trúc nên màng sinh chất.  Các steroit khác có lượng nhỏ nhưng hoạt động như một hoocmon hoặc vitamin

Chức năng: Cấu tạo nên màng sinh chất và 1 số hoocmôn.

 

         Hình 7: Cấu tạo hoá học của cholesteron

3. Chức năng của lipit 

– Là thành phần cấu trúc nên màng tế bào (photpholipit)

– Là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào (mỡ, dầu)

– Tham gia vào điều hoà quá trình trao đổi chất (hooc mon)….

III. BÀI TẬP ÁP DỤNG

1. Tại sao người gà không nên ăn nhiều mỡ động vật ?

Vì người già khả năng thực hiện quá trình chuyển hoá lipit kém vì vậy khi ăn nhiều mỡ động vật ( có chứa nhiều cholesterol làm cho thành tế bào cứng lại và không có khả năng đàn hồi dẫn đến hiện tượng xơ vữa động mạch

2.   Tại sao trẻ em ăn bán kẹo vặt có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và còi xương

Ăn nhiều bánh kẹo  làm cho  trẻ em không có cảm giác đói bụng nên thương sẽ biếng ăn và không hấp thụ được các chất dinh dưỡng khác

3.Tại sao về mùa lạnh hanh, khô, người ta thường bôi kem (sáp) chống nẻ?

Vì mùa mùa lạnh hanh khô độ ẩm không khí thấp nên nước dễ bị khuyếch tán từ trong cơ thể người ra ngoài môi trường dưới dạng THN. Kem , sáp chống nẻ bản chất là các axit béo trong chứa các liên kết không phân cực  → có tính kị nước → nước không thể thoát ra ngoài được.

Cacbonhidrat và lipit

Cacbonhidrat và lipit

Thảo luận cho bài: Cacbonhidrat và lipit