Các giới sinh vật

Các giới sinh vật

Các nguyên tố hóa học và nước

GIẢI BÀI TẬP CÁC GIỚI SINH VẬT

A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

Vào thế kỉ XVIII, nhà phân loại học Caclinê chia tất cả sinh vật thành hai giới: giới động vật và giới thực vật.

– Giới động vật bao gồm những sinh vật không có thành phần xenlulôzơ, sống dị dưỡng và di chuyển được.

– Giới thực vật bao gồm những sinh vật có thành xenlulôzơ sống tự dưỡng và cố định.

– Đến thế kỉ XIX, các loài vi sinh vật như vi khuẩn, nấm, tảo, được xếp vào giới thực vật. Còn động vật nguyên sinh được xếp vào giới động vật.

Đến thế kỉ XX, người ta xếp các sinh vật vào hệ thống 5 giới là:

– Giới khởi sinh (Monera) gồm: vi khuẩn.

– Giới nguyên sinh (Protista) gồm: động vật nguyên sinh và tảo.

– Giới nấm (Fungi).

– Giới thực vật (Plantae).

– Giới động vật (Animalia). 

Các giới sinh vật

Các giới sinh vật

1. Giới khởi sinh (Monera)

Giới khởi sinh gồm vi khuẩn là những sinh vật nhân sơ rất nhỏ bé, có kích thước khoảng 1 – 3pm, chúng xuất hiện khoảng 3,5 tỉ năm trước đây, vi khuẩn sống khắp mọi nơi từ trong đất, trong nước, trong không khí, trên cơ thể sinh vật khạc, một số có khả năng tự động tổng hợp chất hữu cơ nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời hoặc từ quá trình phân giải các chất hữu cơ và một số sống kí sinh. Loài vi khuẩn cổ (Archaea) là nhóm sinh vật xuất hiện sớm nhất, đã từng chiếm ưu thế trên trái đất, nhưng chúng tiến hoá theo một nhánh riêng, hiện nay, chúng thường sống trong những điều kiện rất khắc nghiệt (chịu đựng được nhiệt độ 0°c – 100°c, độ muối cao tới 25%).

2. Giới nguyên sinh (Protista)

Giới nguyên sinh gồm có:

– Tảo: Tảo là những sinh vật nhân thực, đơn bào hay đa bào và có sắc tô’ quang hợp, tảo có khả năng tổng hợp chất hữu cơ nhờ năng lượng ánh sáng và là sinh vật quang tự dưỡng, sống ở dưới nước.

– Nấm nhầy: Nấm nhầy là sinh vật nhân thực, cơ thể tồn tại ở hai pha: pha đơn bào giống trùng amip và pha hợp bào là khối nguyên sinh chất chứa nhiều nhân. Chúng là sinh vật dị dưỡng sống hoại sinh.

– Động vật nguyên sinh: Động vật nguyên sinh rất đa dạng, cơ thể chúng là một tế bào có nhân thực và các bào quan nên tiến hoá hơn các vi sinh vật khác, chúng là sinh vật dị dưỡng như trùng giày, trùng biến hình hoặc tự dưỡng như trùng roi.

3. Giới nấm (Fungi)

Đặc điểm chung của giới nấm: giới nấm gồm những sinh vật nhân thực, hệ sợi, phần lớn có thành tế bào chứa kitin, không có lục lạp, không có lông và roi. Chúng sống ở đất, sinh sản hữu tính và vô tính nhờ bào tử nấm, là sinh vật dị dưỡng: hoại sinh, kí sinh hoặc cộng sinh.

Các dạng nấm gồm có: chủ yếu là nấm men, nấm sợi, chúng có nhiều đặc điểm khác nhau. Người ta cũng xếp địa y vào giới nấm.

4. Giới thực vật (Plantae)

Giới thực vật gồm những sinh vật đa bào, nhân thực, có khả năng quang hợp và là sinh vật tự dưỡng, phần lớn sống cố định, có khả năng cảm ứng chậm.

Giới thực vật được phân thành bốn ngành chính: rêu, quyết, hạt trần, hạt kín. Chúng đều có chung một nguồn gốc là tảo lục đơn bào nguyên thủy.

Khi chuyển lên đời sống trên cạn, tổ tiên của giới thực vật do phụ thuộc vào điều kiện môi trường khác nhau mà tiến hoá theo hai dòng 8 khác nhau. Một dòng hình thành rêu (thể giao tử chiếm ưu thế). Dòng còn lại hình thành quyết, hạt trần, hạt kín (thể bào tử chiếm ưu thế).

Giới thực yật cung cấp thức ăn cho giới động vật, điều hoà khí hậu, hạn chế sự xói mòn, lụt lở, lũ lụt, hạn hán, giữ nguồn nước ngầm và có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái.

Giới thực vật cung cấp lương thực, thực phẩm, gỗ, dược liệu cho con người.

5. Giới động vật (Animalia)

Giới động vật gồm những sinh vật nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di truyền (nhờ có cơ quan vận động), có khả năng phản ứng nhanh.

Giới động vật được chia thành các ngành chính: ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, giun đốt, thân mềm, chân khớp và động vật có xương sống như cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú.

Giới động vật rất đa dạng và phong phú, nhưng đều có chung một nguồn gốc là tiến hoá theo hướng ngày càng phức tạp về cấu tạo, chuyên hoá về chức năng và thích nghi cao với điều kiện sống.

Động vật có vai trò quan trọng đối với tự nhiên (góp phần làm cân bằng hệ sinh thái) và con người (cung cấp thức ăn, nguyên liệu, dược liệu,…)

B. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI

Câu 1. Hãy cho biết cách phân loại sinh vật.

Như ta đã biết thế giới sinh vật là vô cùng đa dạng. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và sắp xếp theo thang phân loại từ thấp đến cao: loài – chi – họ – bộ – ngành – giới. Trong đó loài là cấp phân loại thấp nhất, còn giới là cấp phân loại lớn nhất.

Nhiều loài tập hợp thành chi, nhiều chi tập hợp thành họ, nhiều họ tập hợp thành bộ, nhiều bộ tập hợp thành lớp, nhiều lớp tập hợp thành ngành, nhiều ngành tập hợp thành giới.

Câu 2. Giới sinh vật là gì? Có bao nhiêu giới sinh vật?

– Giới được xem là đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm những sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.

– Có 5 giới sinh vật: Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật và giới động vật.

Câu 3. Trình bày các đặc điểm chính của giđi khởi sinh, nguyên sinh và giới nấm.

– Giới khởi sinh (monera): Giới vi khuẩn là những sinh vật nhân sơ rất nhỏ bé. Vi khuẩn có phương thức sông rất đa dạng, một số sống hoại sinh và một số sông kí sinh. Sinh vật cổ (Archaea) là nhóm sinh vật xuất hiện sớm nhất, chúng thường sống trong những điều kiện rất khắc nghiệt.

– Giới nguyên sinh (Protista):

+ Tảo là những sinh vật nhân thực đơn bào hay đa bào. Tảo có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhờ năng lượng ánh sáng.

+ Nấm nhầy là sinh vật nhân thực, là sinh vật dị dưỡng, sông hoại sinh.

+ Động vật nguyên sinh: rất đa dạng, cơ thể chúng là một tế bào có nhân thực và các bào quan nên tiến hoá hơn các vi sinh vật khác. Chúng là sinh vật dị dưỡng hoặc tự dưỡng.

– Giới nấm (fungi): Gồm những sinh vật nhân thực, phần lớn có thành tế bào chứa kitin, không có lục lập, không có lông và roi. Sinh sản hữu tính và vô tính nhờ bào tử. Nấm là sinh vật dị dưỡng. Sống hoại sinh, kí sinh hoặc cộng sinh.

Câu 4. Giới thực vật có những đặc điểm gì?

– Là sinh vật nhân thực, đa bào, cơ thể đã phân hoá thành nhiều mô và cơ quan khác nhau. Tế bào thực vật có thành chứa xenlulôzơ và chứa nhiều lục lạp.

– Thực vật tự dưỡng nhờ quang hợp: sử dụng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ. Thực vật có đời sống cố định và cảm ứng chậm.

– Phần lớn thực vật ở cạn chúng có lớp vỏ cutin ở ngoài chống thấm nước, phát triển hệ mạch dẫn để dẫn truyền nước, chất vô cơ và chất hữu cơ.

Câu 5. Hãy nêu các ngành chính của giới thực vật.

– Ngành rêu.

– Ngành quyết.

– Ngành hạt trần.

– Ngành hạt kín.

Câu 6. Nêu các đặc điểm của giớỉ động vật.

– Giới động vật gồm những sinh vật nhân thực đa bào, cơ thể gồm nhiều tế bào phân hóa thành các mô, các cơ quan và hệ cơ quan khác nhau. Đặc biệt là động vật có hệ cơ quan vận động và hệ thần kinh.

– Động vật sống dị dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn của các cơ thể khác, chúng có khả năng vận động và di chuyển tích cực và phản ứng nhanh đối với các kích thích của môi trường.

Câu 7. Những sinh vật nào thuộc giới nấm?

a. Nấm nhầy, nấm sợi, nấm men.

b. Nấm men, nấm sợi, địa y.

c. Nấm men, nấm sợi, tảo đỏ.

d. Nấm men, nấm nhầy, địa y.

Đáp án : b 

Câu 8. Động vật khác với thực vật ở những đặc điểm nào?

Câu 9. Những sinh vật nào thuộc giới nguyên sinh?

a. Trùng lông, thủy tức, tảo nâu, tảo đỏ.

b. Thủy tức, tảo nâu, tảo đỏ, nấm nhầy.

c. Trùng amip, trùng roi, tảo đỏ, nấm nhầy.

d. Trùng bào tử, thủy tức, tảo nâu, nấm nhầy.

Đáp án: c

Câu 10. Chọn câu trả lời đúng: Sinh vật bao gồm những giới nào?

a. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật và giới động vật.

b. Giới vi khuẩn, giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật và giới động vật.

c. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới tảo, giới thực vật và giới động vật.

d. Giới vi khuẩn, giới đơn bào, giới đa bào, giới thực vật và giới động vật.

Đáp án: a

Câu 11. Giới thực vật gồm những ngành nào?

a. Rêu, quyết, hạt trần, hạt kín

b. Rêu, tảo, hạt trần, hạt kín.

c. Tảo, quyết, hạt trần, hạt kín.

d. Nấm, quyết, hạt trần, hạt kín.

Đáp án: a

Câu 12. Đặc điểm chung của giới động vật là gì?

a. Sinh vật nhân thực, đa bào, có nhiều hệ cơ quan phức tạp.

b. Có khả năng di chuyển và phản ứng nhanh, sống dị dưỡng.

c. Sinh vật nhân thực, vận động tích cực, dị dưỡng hoặc tự dưỡng.

d. Cả a và b đều đúng.

Đáp án: d

Câu 13. Các ngành thuộc giới động vật là gì?

a. Động vật nguyên sinh, động vật không xương sống, có xương sống.

b. Ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, giun đốt.

c. Thân mềm, chân khớp và động vật có xương sống.

d. Cả b và c đều đúng.

Đáp án: d 

Thảo luận cho bài: Các giới sinh vật