Bài 13: Thì Hiện Tại Hoàn Thành

Bài 13: Thì Hiện Tại Hoàn Thành

Bài 14: Thì Quá Khứ Đơn

Nhu cầu diễn đạt của chúng ta rất lớn và nếu chỉ với những bài học trước, chúng ta sẽ không thể diễn đạt một số ý như: nói ai đó vừa mới làm gì, kể lại trải nghiệm của ta, thông báo ta đã bắt đầu làm và vẫn còn đang làm một việc gì đó,vv…Nhưng không sao, học xong bài này, bạn sẽ đặt được những câu như vậy.

* Công thức thể khẳng định:
Chủ ngữ + HAVE/HAS + Động từ ở dạng quá khứ phân từ.

– Giải thích:

+ Nếu chủ ngữ là I, WE, YOU, THEY hoặc là danh từ, ngữ danh từ số nhiều ta dùng HAVE

+ Nếu chủ ngữ là HE, SHE, IT hoặc là danh từ, ngữ danh từ số ít, ta dùng HAS

+ Dạng quá khứ hoàn thành của một động từ đa số được tạo ra bằng cách thêm ED đằng sau dạng nguyên mẫu của động từ đó.

WANT –> WANTED
NEED –> NEEDED

Bài 13: Thì Hiện Tại Hoàn Thành

Bài 13: Thì Hiện Tại Hoàn Thành

Tuy nhiên, thêm ED sau động từ cũng có những quy tắc cần biết:
1. Động từ tận cùng bằng E và có 1 phụ âm đứng trước E, ta chỉ cần thêm D ( DATE –> DATED, LIVE –> LIVED…)

2. Động từ tận cùng bằng Y phải đổi Y thành I rồi mới thêm ED (TRY –> TRIED, CRY –> CRIED…)
3. Động từ tận cùng bằng 1 nguyên âm + 1 phụ âm ngoài W và Y, ta viết phụ âm cuối đó thêm 1 lần nữa rồi mới thêm ED (STOP –> STOPPED, TAP –>TAPPED, COMMIT –> COMMITTED…)
4. Tất cả những động từ khác không rơi vào trường hợp trên chỉ cần thêm ED bình thường.+ CHÚ Ý: Có một số động từ có dạng quá khứ hoàn thành BẤT QUY TẮC, tức là chúng ta phải học thuộc lòng danh sách những động từ đó vì cách chuyển chúng từ dạng nguyên mẫu sang dạng quá khứ hoàn thành không theo quy tắc nào cả. Nếu bạn tham khảo Bảng Động Từ Bất Quy Tắc, dạng quá khứ hoàn thành của một động từ nằm ở cột thứ 3 (cột thứ 1 là dạng nguyên mẫu, cột thứ 2 là dạng quá khứ – ta sẽ học thì quá khứ ở bài sau- và cột thứ 3 là dạng quá khứ hoàn thành). Thí dụ vài động từ bất quy tắc:

DO –> DID
GO –> GONE
SPEAK –> SPOKEN
WRITE –> WRITTEN
xem thêm danh sách các động từ bất quy tắc.

– Thí dụ:
+ I HAVE FINISHED DINNER. = Tôi mới ăn tối xong.
+ SHE HAS JUST COME BACK. = Cô ấy vừa mới quay lại.

* Công thức thể phủ định:
Chủ ngữ + HAVE/ HAS + NOT + Động từ ở dạng QKPT

– Cách viết tắt:
+ HAVE NOT viết tắt = HAVEN’T
+ HAS NOT viết tắt = HASN’T

– Lưu ý:
+ Nếu ta thay NOT trong công thức trên bằng NEVER, ý nghĩa phủ định sẽ mạnh hơn (từ CHƯA thành CHƯA BAO GIỜ)

– Thí dụ:

YOU HAVEN’T ANSWERED MY QUESTION. = Anh vẫn chưa trả lời câu hỏi của tôi.
HE HASN’T BEEN HERE BEFORE. = Trước giờ anh ta chưa đến đây.

* Công thức thể nghi vấn:

HAVE/HAS + Chủ ngữ + Động từ ở dạng quá khứ phân từ ?

– Thí dụ:

+ HAVE YOU EVER FELT LONELY IN A CROWD? = Bạn có bao giờ cảm thấy cô đơn trong đám đông?
+ HAS SHE REPLIED TO YOUR EMAIL? = Cô ấy trả lời email bạn chưa?

* Khi nào ta dùng thì hiện tại hoàn thành:

– Nói về sự trải nghiệm đã trải qua rồi hay chưa.
+ HAVE YOU EVER EATEN SUSHI? = Trước giờ bạn ăn món sushi chưa?
+ I HAVE NEVER BEEN TO SINGAPORE. = Tôi chưa bao giờ đi Singapore.
– Diễn tả một hành động đã bắt đầu trong qua khứ và vẫn còn tiếp tục đến hiện tại
+ I HAVE BEEN A TEACHER FOR FIVE YEARS. = Tôi đã làm giáo viên được 5 năm (đã bắt đầu làm giáo viên và vẫn còn làm giáo viên)
+ SHE HASN’T COME HERE FOR A LONG TIME – Lâu rồi cô ấy chưa đến đây. (đã bắt đầu ngưng đến đây và vẫn chưa đến đây)

– Diễn tả một hành động đã xảy ra trong hiện tại và có để lại kết quả hay hậu quả trong hiện tại.

+ I HAVE HAD DINNER = Tôi đã ăn tối xong (giờ tôi còn no).
+ HE HAS LOST HIS WALLET = Anh ấy đã bị mất bóp tiền (giờ anh ấy không có bóp tiền)

– Chú ý phân biệt 2 câu sau:

+ HE HAS GONE TO SINGAPORE = Anh ấy đã đi Singapore rồi (Ý nói anh ta không có ở đây đâu, anh ta đi Singapore chưa về).
+ HE HAS BEEN TO SINGAPORE = Anh ấy đã đi Singapore rồi (Ý nói anh ta đã được dịp đi Singapre trước đây, hiện tại anh ta không nhất thiết phải đang ở Singapre)

Thảo luận cho bài: Bài 13: Thì Hiện Tại Hoàn Thành