Bài 14: Thì Quá Khứ Đơn
Thì này lại là một thì rất cơ bản và rất dễ hiểu. Trong bài này, ta sẽ học thì quá khứ đơn với động từ TO BE và thì quá khứ đơn với động từ thường.
I. QUÁ KHỨ ĐƠN VỚI “TO BE”*
Công thức thể khẳng định:
* Lưu ý:
+ Nếu chủ ngữ là I, HE, SHE. IT hoặc là ngôi thứ 3 số ít nói chung, ta dùng WAS.
– I WAS DISAPPOINTED TO KNOW MY SCORE.
– SHE WAS HAPPY TO SEE ME.
+ Nếu chủ ngữ là YOU, WE, THEY hoặc là số nhiều nói chung, ta dùng WERE.
* Công thức thể phủ định: thêm NOT sau WAS hoặc WERE
* Lưu ý:
+ WAS NOT viết tắt = WASN’T
+ WERE NOT viết tắt = WEREN’T
+ Công thức thể nghi vấn: đem WAS hoặc WERE ra trước chủ ngữ
– WERE YOU DRUNK LAST NIGHT? = Tối qua anh đã say rượu phải không?
II.QUÁ KHỨ ĐƠN VỚI “ĐỘNG TỪ THƯỜNG”
Công thức thể khẳng định:
– Giải thích:
+ Xét theo đa số, dạng quá khứ của một động từ được tạo ra bằng cách thêm ED đằng sau dạng nguyên mẫu của động từ đó.
WANT –> WANTED
NEED –> NEEDED
Tuy nhiên, thêm ED sau động từ cũng có những quy tắc cần biết:
1. Động từ tận cùng bằng E và có 1 phụ âm đứng trước E, ta chỉ cần thêm D ( DATE –> DATED, LIVE –> LIVED…)
2. Động từ tận cùng bằng Y phải đổi Y thành I rồi mới thêm ED (TRY –> TRIED, CRY –> CRIED…)
3. Động từ tận cùng bằng 1 nguyên âm + 1 phụ âm ngoài W và Y, ta viết phụ âm cuối đó thêm 1 lần nữa rồi mới thêm ED (STOP –> STOPPED, TAP –>TAPPED, COMMIT –> COMMITTED…)
4. Tất cả những động từ khác không rơi vào trường hợp trên chỉ cần thêm ED bình thường.+ CHÚ Ý: Có một số động từ có dạng quá khứ BẤT QUY TẮC, tức là chúng ta phải học thuộc lòng danh sách những động từ đó vì cách chuyển chúng từ dạng nguyên mẫu sang dạng quá khứ không theo quy tắc nào cả. Nếu bạn tham khảo Bảng Động Từ Bất Quy Tắc, dạng quá khứ của một động từ nằm ở cột thứ 2 (cột thứ 1 là dạng nguyên mẫu, cột thứ 2 là dạng quá khứ và cột thứ 3 là dạng quá khứ hoàn thành). Thí dụ vài động từ bất quy tắc:
DO –>DID
GO –>WENT
SPEAK –> SPOKE
WRITE –> WROTE
Danh sách các động từ bất quy tắc xem tại đây.
– Thí dụ:
+ I SAW PETER LAST WEEK. = Tuần trước tôi có nhìn thấy Peter.
+ SHE LEFT WITHOUT SAYING A WORD. = Cô ấy bỏ đi không nói một lời nào.
* Công thức thể phủ định:
Chủ ngữ + DID + NOT + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ (nếu có)
– Lưu ý:
+ Chủ ngữ có thể là bất kỳ chủ ngữ nào, số ít hay số nhiều không cần quan tâm.
– Viết tắt:
+ DID NOT viết tắt là DIDN’T (chỉ trong văn viết trang trọng hoặc khi nhấn mạnh mới dùng dạng đầy đủ, bình thường khi nói ta dùng dạng ngắn gọn)
+ Ta có thể thay DID NOT trong công thức trên bằng NEVER để nhấn mạnh ý phủ định (mạnh hơn cả khi nói ở dạng đầy đủ)
– Thí dụ:
+ HE DIDN’T UNDERSTAND WHAT YOU SAID = Anh ấy đã không hiểu những gì bạn nói.
+ I NEVER PROMISED YOU ANYTHING. = Anh chưa bao giờ hứa với em điều gì cả.
* Công thức thể nghi vấn:
DID + Chủ ngữ + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ (nếu có) ?
– Lưu ý:
+ Cách trả lời câu hỏi YES – NO thì quá khứ đơn:
Trả lời YES: YES, Chủ ngữ + DID
Trả lời NO: NO, Chủ ngữ + DIDN’T
+ Có thể thêm từ WH trước công thức trên để có câu hỏi WH với thì quá khứ đơn.
– Thí dụ:
+ DID YOU DO THAT ? Có phải bạn đã làm điều đó? (Trả lời: YES, I DID hoặc NO, I DIDN’T)
+ WHAT DID YOU DO ? = Bạn đã làm gì?
* Khi nào chúng ta sử dụng Thì Quá Khứ Đơn?
– Khi muốn diễn tả hành động đã xảy ra xong trong quá khứ.
+ I LAST SAW HER AT HER HOUSE TWO MONTHS AGO = Lần cuối cùng tôi đã nhìn thấy cô ta ở nhà cô ta là cách đây 2 tháng)
– Khi muốn diễn tả hành động đã xảy ra xong trong một giai đoạn nào đó trong quá khứ.
+ I LIVED IN CHINA FOR 6 MONTHS = Tôi đã sống ở Trung Quốc 6 tháng (đó là chuyện quá khứ, giờ tôi không sống ở TQ)
* Trạng từ thường dùng cho Thì Quá Khứ Đơn:
YESTERDAY = hôm qua
LAST NIGHT = tối hôm qua
LAST WEEK = tuần trước (có thể thay WEEK bằng MONTH (tháng), YEAR(năm), DECADE(thập niên), CENTURY…)
TWO DAYS AGO = cách đây 2 ngày (có thể thay TWO DAYS bằng một ngữ danh từ về thời gian nào khác : AN HOUR AGO = Cách đây 1 tiếngđồng hồ, 300 YEARS AGO = cách đây 300 năm…)