Xác định vị trí và tính khoảng cách giữa các gen trên nhiễm sắc thể

Xác định vị trí và tính khoảng cách giữa các gen trên nhiễm sắc thể

Cách tính tần số hoán vị gen

Dạng bài tập này thường liên quan đến 3 cặp gen trở lên cùng nằm trên một nhiễm sắc thể, F1 dị hợp ba cặp gen lai phân tích được kết quả Fb. Yêu cầu phải xác định được trật tự và khoảng cách giữa các gen.

 Cơ sở lí luận để giải bài tập dạng này là:

– Phép lai phân tích cơ thể dị hợp 3 cặp gen nếu cho Fb 6 loại kiểu hình bằng nhau từng đôi một thì xảy ra 2 trao đổi chéo đơn. Nếu cho 8 loại kiểu hình bằng nhau từng đôi một là có trao đổi chéo kép. Nhóm kiểu hình có tỷ lê thấp nhất được sinh ra do trao đổi chéo kép. Nhóm cơ thể có kiểu hình cao nhất được sinh ra do giao tử liên kết. Nhóm kiểu hình còn lại là do trao đổi chéo đơn.

– Khoảng cách giữa các gen được tính bằng tần số hoán vị giữa chúng.

– Các gen càng xa nhau thì tần số hoán vị càng lớn.

– Nếu 3 gen trên 1 nhiễm sắc thể có xảy ra trao đổi chéo đơn và trao đổi chéo kép thì:  fA /B  =  fđơn A/ B + fképA/B

– Quy tắc xác định gen nằm giữa: Nếu có 3 alen A, B, C nằm trên 1 nhiễm sắc thể. Nếu : fA/B  + fB/C = fA/C  alen B nằm giữa alen A và alen C.

Xác định vị trí và tính khoảng cách giữa các gen trên nhiễm sắc thể

Xác định vị trí và tính khoảng cách giữa các gen trên nhiễm sắc thể

Như vậy muốn xác định khoảng cách giữa các gen phải xác định được tần số hoán vị giữa chúng.

Ví dụ 1:

Cho 1000 tế bào đều có kiểu gen ABD/abd tiến hành giảm phân, trong đó có100 tế bào xảy ra trao đổi chéo 1 điểm giữa A và B, 500 tế bào xảy ra trao đổi cheo 1 điểm giữa B và D, 100 tế bào xảy ra trao đổi chéo kép tại 2 điểm. Khoảng cách giữa A và B, giữa B và D lần lượt là:

A. 10 cM, 30cM                    B. 20 cM, 60 cM

C. 5 cM, 25 cM                     D. 10cM, 50cM.

Giải:

– Mỗi tế bào khi gảm phân sẽ cho 4 giao tử

– Mỗi tế bào xảy ra trao đổi chéo cho 2 giao tử bình thường và 2 giao tử hoán vị.

– f đơn A/B = 200/4000 = 0,05 = 5%.

– f đơn B/D  = 1000/4000 = 0,25 = 25%.

– f kép = 200/4000 = 0,05 = 5%.

– Khoảng cách giữa A và B = f A/B = 5% + 5% = 10%. = 10cM

– Khoảng cách giữa B và D = f B/D = 25% + 5% = 30% = 30cM

Chọn đáp án A

Ví dụ 2:

Ở ngô gen A – mầm xanh, a – mầm vàng; B – mầm mờ, b – mầm bóng; D –  lá bình thường, d – lá bị cứa. Khi lai  phân tích cây ngô dị hợp về cả 3 cặp gen thì thu được kết quả: 235 mầm xanh, mờ, lá bình thường: 270 cây mầm vàng, bóng, lá bị cứa:  62 cây mầm xanh, bóng, lá bị cứa: 60 cây mầm vàng, mờ, lá bình thường: 40 cây mầm xanh, mờ, lá bị cứa: 48 cây mầm vàng, bóng, lá bình thường: 7 cây mầm xanh, bóng, lá bình thường: 4 cây mầm vàng, mờ lá bị cứa.

Khoảng cách giữa a-b và b-d lần lượt là

A. 17,55 & 12,85                                B. 16,05 & 11,35

C. 15,6 & 10,06                                  D. 18,3 & 13,6.

Giải:                          

Ta có thể thống kê kết quả của phép lai theo bảng sau:

Vậy khoảng cách giữa a và b = 16,8 + 1,5 = 18,3.

Khoảng cách giữa b và d = 12,1 + 1,5 = 13,6 Chọn đáp án D.

Thảo luận cho bài: Xác định vị trí và tính khoảng cách giữa các gen trên nhiễm sắc thể