Vì sao trong bài Giải đi sớm, ở khổ 1 Bác đùng chừ “chinh nhân”, đến khổ 2 lại dùng chữ “hành nhân”?

Vì sao trong bài Giải đi sớm, ở khổ 1 Bác đùng chừ “chinh nhân”, đến khổ 2 lại dùng chữ “hành nhân”? Lí giải và phân tích qua bài thơ. Từ đó anh (chị) cảm nhận được gì về vẻ đẹp của tư thế chiến sĩ và tâm hồn thi sĩ của Bác trên đường đi đày gian khổ.
YÊU CẦU
1. Lí giải đúng và phân tích rõ điều lí giải đô qua bài thơ: Bác dùng hai từ “chinh nhân” và “hành nhân” trong hai khổ thơ là hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh trong hai thời điểm khác nhau: đêm tôi, gió lạnh, đường xà và bình minh rực hồng, thời tiết ấm áp. Chữ “chinh nhăn” gợi tư thê người chiên sĩ chủ động vượt khó khăn, chiến thắng hoàn cảnh, còn chữ “hành nhân” lại nối lên tâm hồn nghệ sĩ của Bác cũng dào trước cảnh bình minh tươi đẹp.

2. Từ việc lí giải trên đây, cảm nhận được vẻ đẹp của Bác trong tư thể chiến sì và tâm hồn nghệ sĩ trên đường giải tù.
BẢI LÀM

“Giải di sớm” là bài thơ hay trong tập “Ngục trung nhật kí”. Như đầu đề của nó, bài thơ ghi lại một trong nhiều cuộc chuyển lao mà Bác phải trải qua suốt “Mười bốn trăng tê tái gông cùm” nơi quê người đất khách. Bài thơ cho ta thấy phần nào phẩm chất cao đẹp của bậc “đại nhân, đại trí, đại dũng’. Đặc biệt, thi phẩm còn thể hiện khả năng dùng ngôn từ chính xác, linh hoạt của Người:

Giải đi sớm
Gà gáy một lần đêm chửa tan
Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn
Người đi cất bước trên đường thẳm
Rát mặt đêm thu trận gió hàn.
Hừng Đông màu trắng chuyển sang hồng
Bóng tối đêm tàn, chốc sạch không
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ
Người đi thì hứng bỗng thêm nồng.

Hai khổ thơ trên, thực ra là hai bài tứ tuyệt. Đứng riêng, mỗi bài thơ đều có tính độc lập. Đứng chung, hai bài bổ sung nghĩa cho nhau, là hai mặt của một quá trình vận động. Tiếp cận với văn bản bài thơ, ta thấy hình ảnh nhân vật trữ tình có sự chuyển biến thật bất ngờ trong hai khổ thơ – bất ngờ nhưng vẫn hợp lí, liền mạch: ở khổ thơ đầu, nhân vật trữ tình được nhắc tới bởi cụm từ “chinh nhân”, đến khổ thứ hai, “hành nhân” đã thay thế cho “chinh nhân”. Tại sao lại có sự biến đổi đó? Muốn giải thích chính xác điều này, có lẽ ta phải căn cứ vào “hoàn cảnh chung” của từng bài thơ, của người tù:

Gà gáy một lần đêm chửa tan Chòm Sao đưa nguyệt vượt lèn ngàn Người đi cất bước trên đường thẳm Rát mặt đêm thu trận gió hàn.

Câu thơ đầu đọc lên tưởng chỉ mang giá trị thời gian, không mang một cảm xúc, thái độ nào cả. Nhưng, nó chính là sự chuẩn bị cho “chinh nhân” xuất hiện. Bởi, ở một tầng sâu hơn, Người đã “quên” đi một rách có ý thức hoàn cảnh của mình: thực tại tù đày, gông cùm. Chắc chắn lúc này, hoàn cảnh Người phải chịu đựng không có gì dễ chịu hơn cảnh:

“Đôi ngựa” ngày đi chổng nghỉ chân Đêm “gà năm vị” lại thường ăn (Đêm ngủ ở Long Tuyền). Cho nên, phải có một bản lĩnh thép vĩ đại mới có thể quèn đi thục tại    tàn bạo, lạnh  lùng, để “ghi” lại nhật kí một cách tự nhiên, khách quan như thế. Tiếng gà ờ đây ghi lại thời gian và có một ý nghĩa thật lớn lao: báo hiệu Ịnột ngày mới sắp bắt đầu, gắn liền với sự sống, phá đi cái âm u, tịch mịch của đêm tôi…

Đến câu thơ thứ hai, cảnh vật bắt đầu hiện lên với vé vui vầy, ấm áp… nhưng vần là sự triển khai, tiếp nội ý thơ “Giải di sớm”:

Chòm sao đưa nguyệt vượt lèn ngàn
(Quần tinh ủng nguyệt thưởng thu san)

Câu thơ trước hết mang ý nghĩa tả thực – bị giết từ rất sớm (trong, sao chỉ thực sự “quần”, “ủng” vào lúc khuya khoát), Nhưng, cảnh vật phần nào được giám đi sự khác nghiệt, ấy là sự quây quần của trăng sao (bản dịch đánh rơi ý này), nó khác với sự heo hút vắng lặng khi Kiều trôn khỏi nhà Hoạn Thư trước đó hơn một thế kỉ: Mịt mù cát dặm đồi cây Tiếng gà điểm nguyệt dấu giày cầu sương.

Có lẽ trong văn chương cổ kim, ấy là hai dòng tuyệt bút về sự vắng lặng. Rõ ràng có .người đi đấy mà không thấy người đâu, chỉ vài vết giày in trên mặt cầu đẫm sương. Và nổi bật trên khung cảnh đó, là tâm trạng bơ vơ, hiu quạnh của Thúy Kiều…

Quay trở lại bài thơ, đến câu thứ ba và tư, tạ mới thấy hình ảnh người tù hiện lên qua các hình ảnh đầy ấii tượng:

Người đi cất bước trên đường thẳm
Rát mặt đêm thu trận gió hàn.
(Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng
Nghênh diện thu phong trận trận hàn)

“Chinh nhân’ là từ Hán Việt cổ, thường ít dùng. Trong câu thơ “chinh” mang ý nghĩa chỉ sự đi, thêm “nhân” vào, thành “người đi” (xa), “chinh” thường được dùng để chỉ đi đánh giặc – trận mạc xa xôi cách trở (chinh yên, chinh chiến), đi xa vì đại nghĩa. Như vậy, có thể coi, trong câu thơ của Bác, chữ “chinh nhân” dược dùng để chỉ hành động “lèn dường” là sự chấp nhận ra đi vì nghĩa lớn. Mặt khác, bị giải đi mà dùng chinh nhân, còn gợi sự chủ động, tức là tự nâng mình vượt trên hoàn cảnh, không để cho hoàn cảnh khuất phục mình.

“Trận trận hàn” xét trên bình diện chữ nghĩa phải lạnh lắm, trong thực tế còn lạnh hơn. Bởi, lúc này là cuối thu phương Bắc, gió lục địa miền núi buốt đến tận xương tủy, cái lạnh như được nhân thêm. Nhưng, cái lạnh đã được giảm thiểu bởi từ “chinh nhân” của tác giả. Người đọc không có cảm giác lạnh thấu xương. “Trận trận hàn’ trang văn cánh và vị từ cuối câu đầy ngân vang của thể thơ tứ tuyệt, không phá nổi tư thế chủ động của người chiến sĩ, cũng như không khí thiên nhiên thân mật.

Tóm lại; từ “chinh nhân” trong khổ một, nhằm nâng cao giá trị con người, giảm bớt ùy lực thiên nhiên. Ở khổ thơ thứ hai, cũng như trong rất nhiều bài thơ khác của Bác, ta gặp khung cảnh thiên nhiên phát triển biện chứng, ngày một tươi sáng hơn:

Phương Đông màu trắng chuyển sang hồng
Bóng tối đêm tàn, chốc sạch không.
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ
Người di thi hứng bỗng thêm nồng.

Đoạn thơ là một khung cảnh rộng lớn, chuyển đổi thật mau chóng. Chân trời màu trắng nay đã ửng hồng. Một cảnh đẹp và cũng là một niềm vui, là nguồn sinh khí mới. Đấy là sự nhất quán, thống nhất toàn bộ thơ văn Bác. Bóng đêm còn sót lại bị quét sạch. “Tảo nhất không” muốn nhấn mạnh sự triệt đề mau chổng, câu thơ thứ hai đã tăng thêm sức mạnh, ý nghĩa do được câu trước “làm nền”.

“Hơi ấm bao la trùm vă trụ ’ gợi lên sự rộng lớn về không gỉan. Khí ấm của trời đất mới bắt dầu, nhưng tất cả để ấm áp lạ kỳ, tràn ngập khắp nơi. Sức ấm ấy, tỏa ra từ tấm lòng, tâm hồn một chiến sĩ vĩ đại nhiều hơn là từ thiên nhiên. Bởi vậy:

Người đi thi hứng bỗng thèm nồng.
(Hành nhân thi hứng hốt gia nồng).

“Hành nhân” là người đi đường – hiểu theo nghĩa bình thường nhất. Ở khổ đầu dùng “chinh nhân’ bởi thiên nhiên lúc ấy vô cùng khắc nghiệt, nếu không tự nâng cao * tư thế ra đi vì đại nghĩa, con người dễ bị chìm lấp, bị thiên nhiên khuất phục. Đến khổ thơ sau, cảnh vật ngày một tươi sáng, không những không còn u ám mà lại dạt dào cảm hứng, dùng “hành nhân’ là đủ, không cần phải tự động viên, khuyên mình (!). Trước cảnh bình minh, tâm hồn Bác dạt dào thi hứng. Một người tù? Không. Một chiến sĩ – thi sĩ. Một nhà thơ!

“Hốt” là bỗng; nhấn mạnh ý sau. “Gia” là thêm – đã có rồi, nay thêm vào. “Hốt” và “gia” làm “nồng” tăng thêm sức ấm. Chữ “nồng” ở đây có sức lan tỏa rất lớn, đến tận muôn đời sau, vì Ĩ1Ó đã được chuẩn bị từ trước, phát triển theo một quá trình tiệm tiến: “dĩ thành hồng”, “tảo nhất không”, “hoan khí”.

 

giải đi sớm tối

Hai đoạn thơ, hai khung cảnh rộng lớn khác nhau, và mỗi con người thích ứng với một hoàn cảnh riêng – ấy là đặc điểm lớn của bài thơ. Nhưng, dù khung cảnh, hoàn cảnh như thế nào, vẫn hiện lên trước mắt độc giả một con người luôn thích ứng với hoàn cảnh, luôn vượt lên trên hiện thực đen tối để chiến thắng, đem đến cho thiên nhiên những nét tươi vui, sự sống, ánh sáng. Con người chiến sĩ và con người thi nhân trong Bác có một vẻ đẹp kết hợp hài hòa, độc đáo. “Thép” và “tình” chính là ở chỗ đấy! Bài thơ có nhan đề “Giải đi sớm”, vậy mà hình tượng thẩm mĩ thi phẩm gửi lại với thời gian lại là một chiến sĩ – thi sĩ cải biến được hoàn cảnh để vui với thiên nhiên và cũng hòa vào thiên nhiên tâm hồn chiến đấu, rực lửa cách mạng của mình. Sức lan tỏa, nồng ấm bài thơ đem lại mang giá trị vĩnh hằng, bất diệt của nghệ thuật. Từ bài thơ, từ tập “Ngục trung nhật kí” đã nổi lên hình tượng của một con người bất diệt. Bất diệt về sự nghiệp anh hùng và bất diệt về tinh hoa văn hóa.

Thảo luận cho bài: Vì sao trong bài Giải đi sớm, ở khổ 1 Bác đùng chừ “chinh nhân”, đến khổ 2 lại dùng chữ “hành nhân”?