TUẦN 25: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 2: DŨNG CẢM
Câu 1: Tìm những từ cùng nghĩa với từ “dũng cảm” trong các từ dưới đây:
“Gan dạ, thân thiết, hòa thuận, hiếu thảo, anh hùng, anh dũng, chăm chỉ, lễ phép, chuyên cần, can đảm, can trường, gan góc, gan lì, tận tụy, tháo vát, thông minh, bạo gan, quả cảm”.
Gợi ý: Trước hết em cần hiểu nghĩa của các từ đã cho, sau đó chọn từ nào có cùng nghĩa với từ “dũng cảm” đưa vào nhóm cùng nghĩa với từ dũng cảm là được.
– Đó là những từ: dũng cảm, gan dạ, anh hùng, anh dũng, can đảm, can trường, gan góc, gan lì, bạo gan, quả cảm.
Câu 2: ghép từ “dũng cảm” vào trước hoặc sau từng từ ngữ đã cho để tạo thành những cụm từ có nghĩa (SGK TV4 tập 2 trang 74).
Gợi ý: Em ghép như sau:
– Tinh thần dũng cảm; hành động dũng cảm; dũng cảm hành động, dũng cảm xông lên, xông lên dũng cảm, người chiến sĩ dũng cảm, nữ du kích dũng cảm, em bé liên lạc dũng cảm, dũng cảm nhận khuyết điểm, dũng cảm cứu bạn, dũng cảm chống lại cường quyền, dũng cảm trước kẻ thù, dũng cảm nói lên sự thật.
Câu 3: Tìm từ cột A phù hợp với lời giải nghĩa ở cột B (SGK TV4 tập 2 trang 74).
Gợi ý: Em tự mình giải nghĩa các từ ở cột A rồi đối chiếu với lời giải nghĩa ở cột B (có thể tra từ điển cho chính xác) từ nào phù hợp với lời giải nghĩa ở cột B thì em chọn. Em có thể chọn như sau:
A B
– Gan dạ Nghĩa là Không sợ nguy hiểm
– Gan góc Nghĩa là (Chống chọi) kiên cường không lùi bước
– Gan lì Nghĩa là Gan đến mức tỏ ra không còn biết sợ là gì
Câu 4: Tìm từ ngữ trong ngoặc đơn hợp với mỗi chỗ trống trong đoạn văn đã cho (SGK TV4 tập 2 trang 74).
Gợi ý: Em điền như sau:
Anh Kim Đồng là một người liên lạc rất can đảm. Tuy không chiến đấu ở mặt trận, nhưng nhiều khi đi liên lạc cũng gặp những giây phút hết sức hiểm nghèo. Anh đã hi sinh, nhưng tấm gương sáng của anh vẫn còn mãi mãi.