Tuần 23: Luyện từ và câu (Dấu gạch ngang)

TUẦN 23: LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 2: DẤU GẠCH NGANG 

Câu 1: Tìm dấu gạch ngang trong mẩu chuyện đã cho (SGK TV4 tập 2 trang 46) và nêu tác dụng của mỗi dấu.

Gợi ý: Những câu có dấu gạch ngang và tác dụng của nó:

1 Pa-xcan thấy bố mình – một viên chức Sở Tài Chính – vẫn cặm cụi trước bàn làm việc.

* Tác dụng: Đánh dấu phần giải thích về nghề nghiệp ông bố của Pa-xcan.

2. “Những dãy tính cộng hàng ngàn con số, một công việc buồn tẻ làm sao!” – Pa-xcan nghĩ thầm.

* Tác dụng: Đánh dấu phần chú thích trong câu về suy nghĩ của Pa-xcan.

3. “- Con hi vọng món quà này có thể làm bố bớt nhức đầu vì những con tính – Pa-xcan nói.

* Tác dụng: – Dấu gạch ngang đầu dòng, đánh dấu chỗ bắt đầu câu đối thoại trực tiếp (lời nói của Pa-xcan với bố của mình).

– Đánh dấu gạch ngang thứ hai: đánh dấu phần chú thích câu nói trên là của Pa-xcan nói với bố.

Câu 2: Viết một đoạn văn kể lại một cuộc nói chuyện giữa bố hoặc mẹ với em về tình hình học tập của em trong tuần qua, trong đó có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu các câu đối thoại và đánh dấu phần chú thích.

Gợi ý: Em có thể viết đoạn văn như sau:

“Ăn cơm tối xong, cả nhà lên phòng khách uống nước. Bố tôi gọi sang ngồi cạnh bố, rồi hỏi:

– Tuần rồi học hành ra sao, hở con?

– Dạ, cũng tốt, bố ạ! – Tôi trả lời bố.

Bố tôi hỏi tiếp:

– Tốt! Cụ thể ra sao, hở con!

– Dạ, con được 5 điểm 10 môn toán, 6. điểm 10 môn tiếng Việt. Các môn khác đều điểm 9 cả – tôi trả lời bố.

Thảo luận cho bài: Tuần 23: Luyện từ và câu (Dấu gạch ngang)