Tính chất hóa học của muối

Tính chất hóa học của muối

Muối ăn là một ví dụ điển hình về muối và nó cũng là một trong những loại muối gần gũi nhất với cuộc sống hàng ngày của chúng ta, các kiến thức về tính chất của muối là kiến thức trọng tâm ta cần nhớ

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:

Tính chất hóa học của bazơ

I. Tính chất hóa học của muối

1. Tác dụng với kim loại

Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.

Điều kiện để xảy ra phản ứng: Kim loại từ Mg trở đi và phải đứng trước kim loại trong muối (Tính theo dãy hoạt động hóa học của kim loại)

Thí dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓

Tính chất hóa học của muối

Tính chất hóa học của muối

2. Tác dụng với axit

Muối có thể tác dụng được với axit tạo thành muối mới và axit mới.

Thí dụ: BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

3. Tác dụng với dung dịch muỗi

Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.

Thí dụ: AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓

4. Tác dụng với dung dịch bazơ

Dung dịch bazơ có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới.

Thí dụ: Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3

5. Phản ứng phân hủy muối

Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KClO3, KMnO4, CaCO3,…

Thí dụ:  2KClO3  2KCl + 3O2

CaCO3  CaO + CO2

II. Phản ứng trao đổi trong dung dịch

1. Định nghĩa: Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhay những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.

2. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi

Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí.

Thí dụ: CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2

K2SO4 + NaOH: Phản ứng không xảy ra.

Chú ý: phản ứng trung hòa cũng thuộc loại phản ứng trao đổi và luôn xảy ra.

Thí dụ: H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

III.Bài tập vận dụng

Bài 1: Nhận biết một số chất thông thường bằng phương pháp hóa học:

a) Có 3 ống nghiệm đựng 3 dung dịch NaCl, NaOH, Na2SO4, hãy nhận biết chúng bằng phương pháp hóa học.

b) Có 6 lọ không nhãn đựng các hóa chất sau: HCl, H2SO4, CaCl2, Na2SO4, Ba(OH)2, KOH. Chỉ dùng qùi tím hãy nhận biết hóa chất đựng trong mỗi lọ.

c) Nhận biết 4 lọ hóa chất mất nhãn chứa 4 muối sau: Na2CO3, MgCO3, BaCO3, và CaCl2.

Bài 2: Hoàn thành các phản ứng hóa học sau nếu xảy ra và cho biết phản ứng nào thuộc loại phản ứng trao đổi

1)CaCO3 + 2HCl  CaCl2 +…+ H2O

2) MgCl2 + NaNO3  …

3)Ca(OH)2 + K2CO3  …+ 2KOH

4)Na2SO4 + HCl  …

5)… + 2HNO3  Ca(NO3)2 + 2H2O

Bài 3: Hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau:
1) Fe(NO3)3 –> Fe(OH)3   –> Fe2O3  –> FeCl3  –> Fe –> FeCl2 –> AgCl
2) Na –> Na2 O –> Na2SO3 –> NaCl –> NaOH –> Fe(OH)3 –> Fe2O3 –> Fe2(SO4)3

IV. Đáp án

Bài 1:

a) Lần 1: Dùng quỳ tím sẽ chia thành 2 nhóm:

-NaOH: chuyển sang màu xanh

-NaCl, Na2SO4: không chuyển màu

Lần 2: Dùng Ba(OH)2 nhận biết NaCl và Na2SO4:

Na2SO4: xuất hiện kết tủa trắng của BaSO4

Na2SO4 + Ba(OH)2  BaSO4 + H2O

NaCl: không có hiện tượng gì

b) Lần 1: dùng quì tím sẽ chia ra thành 3 nhóm:

Nhóm 1: làm quì tím hóa đỏ: HCl, H2SO4.

– Nhóm 2: làm quì tím hóa xanh: Ba(OH)2, KOH.

– Nhóm 3: không làm quì tím đổi màu: CaCl2, Na2SO4.

Lần 2: dùng 1 trong 2 lọ của nhóm 2 cho tác dụng với từng lọ trong nhóm 3:

– Nếu không tạo kết tủa thì lọ nhóm 2 là KOH và lọ còn lại là Ba(OH)2 hay ngược lại.

– Lọ tạo kết tủa ở nhóm 2 là Ba(OH)2 với lọ Na2SO4 ở nhóm 3. Từ đó tìm ra lọ CaCl2.

Lần 3: dùng Ba(OH)2 tác dụng lần lượt với 2 lọ của nhóm 1. Lọ tạo kết tủa là H2SO4, lọ còn lại là HCl.

c) Dùng dung dịch H2SO4 để nhận biết.

– Lọ vừa có khí vừa có kết tủa trắng là BaCO3.

H2SO4 + BaCO3 –> BaSO4 + H2O + CO2

– Lọ không có hiện tượng gì là CaCl2.

– 2 lọ còn lại có khí bay lên là Na2CO3, MgCO3

H2SO4 + Na2CO3 –> Na2SO4+ H2O + CO2 ­

H2SO4 + MgCO3 –> MgSO4 + H2O + CO2 ­

Dùng dung dịch NaOH cho vào 2 lọ Na2CO3 và MgCO3 , lọ nào có kết tủa trắng Mg(OH)2 là lọ chứa MgCO3.  MgCO3 + 2NaOH –> Mg(OH)2 + Na2CO3

Bài 2:

1)CaCO3 + 2HCl  CaCl2+ CO2 + H2O

2) MgCl2 + NaNO3  Không xảy ra phản ứng

3)Ca(OH)2 + K2CO3  CaCO3 + 2KOH

4)Na2SO4 + HCl  Không xảy ra phản ứng

5)Ca(OH)2 + 2HNO3  Ca(NO3)2 + 2H2O

Bài 3:
1)

Fe(NO3)3 + NaOH  NaNO3 + Fe(OH)3
2Fe(OH)3  Fe2O3 + 3H2O
Fe2O3+ 6HCl  2FeCl3 +3H2O
FeCl3 + 3AgNO3  Fe(NO3)3 + 3AgCl
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
FeCl2 + 2AgNO32AgCl + Fe(NO3)2

2)

Na + O2 2Na2O
(22Na2O + SO2  Na2SO3
(3) Na2SO3  + BaCl2 –> BaSO4 + 2NaCl
(4) 2NaCl + 2H2O   2NaOH + Cl2 +H2
(5) 3NaOH + FeCl3Fe(OH)3 + 3NaCl
(6) 2Fe(OH)3  Fe2O3 + 3H2O
(7) Fe2O3 + 3H2SO4 Fe2(SO4)3 + 3H2O

Thảo luận cho bài: Tính chất hóa học của muối