Lập CTPT hợp chất hữu cơ dựa vào PP thể tích
Phương pháp thể tích là một phương pháp rất phổ biến khi giải bài tập về xác định công thức phân tử của hợp chất hữu cơ. Cùng tìm hiểu xem phương pháp này có điều gì thú vị
Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:
BT tự luận lập CTPT hợp chất hữu cơ
DẠNG BÀI TẬP LẬP CTPT CHẤT HỮU CƠ THEO PHƯƠNG PHÁP THỂ TÍCH
Phạm vi áp dụng: Phương pháp này được dùng để lập công thức phân tử của hợp chất hữu cơ ở thể khí hoặc hơi.
- Lập CTPT hợp chất hữu cơ dựa vào PP thể tích
DẠNG BÀI LẬP CTPT CHẤT HỮU CƠ THEO PHƯƠNG PHÁP BIỆN LUẬN
- Lập CTPT hợp chất hữu cơ dựa vào PP biện luận
- Lập CTPT hợp chất hữu cơ
Trắc nghiệm: Oxit (khó)
Ngoài việc củng cố kiến thức cơ bản về oxit và phân loại oxit. Bài viết này còn nâng cao khả năng tư duy, phản xạ toán học cho học sinh
Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:
Tính chất hóa học của muối
Câu 1. Dãy oxit tác dụng với nước tạo ra dung dịch kiềm:
A. CuO; CaO; K2O; Na2O
B. CaO; Na2O; K2O; BaO
C. Na2O; BaO; CuO; MnO
D. MgO; Fe2O3; ZnO; PbO
Câu 2. Dãy oxit tác dụng với dung dịch axit clohiđric (HCl):
A. CuO; Fe2O3; CO2; FeO
B. Fe2O3; CuO; MnO; Al2O3
C. CaO; CO; N2O5; ZnO
D. SO2; MgO; CO2; Ag2O
Câu 3. Dãy oxit tác dụng với dung dịch NaOH:
A. CuO; Fe2O3; SO2; CO2
B. CaO; CuO; CO; N2O5
C. CO2; SO2; P2O5; SO3
D. SO2; MgO; CuO; Ag2O
Câu 4. Dãy oxit vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với dung dịch kiềm là:
A. CuO; Fe2O3; SO2; CO2
B. CaO; CuO; CO; N2O5
C. SO2; MgO; CuO; Ag2O
D. CO2; SO2; P2O5; SO3
Câu 5. Dãy oxit vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với dung dịch axit là:
A. CuO; Fe2O3; SO2; CO2
B. CaO; CuO; CO; N2O5
C. CaO; Na2O; K2O; BaO
D. SO2; MgO; CuO; Ag2O
Câu 6. Dãy oxit vừa tác dụng với dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịch kiềm là:
A. Al2O3; ZnO; PbO2; Cr2O3
B. Al2O3; MgO; PbO; SnO2
C. CaO; FeO; Na2O; Cr2O3
D. CuO; Al2O3; K2O; SnO2
Câu 7. Hai oxit tác dụng với nhau tạo thành muối là:
A. CO2 và BaO
B. K2O và NO
C. Fe2O3 và SO3
D. MgO và CO
Câu 8. Một oxit của photpho có thành phần phần trăm của P bằng 43,66% . Biết phân tử khối của oxit bằng 142 đvC. Công thức hóa học của oxit là:
A. P2O3
B. P2O5
C. PO2
D. P2O4
Câu 9. Một oxit được tạo bởi 2 nguyên tố sắt và oxi, trong đó tỉ lệ khối lượng giữa sắt và oxi là 7/3. Công thức hóa học của oxit sắt là:
A. FeO
B. Fe2O3
C. Fe3O4
D. FeO2
Câu 10. Khử hoàn toàn 0,58 tấn quặng sắt chứa 90% là Fe3O4 bằng khí hiđro. Khối lượng sắt thu được là:
A. 0,378 tấn
B. 0,156 tấn
C. 0,126 tấn
D. 0,467 tấn
Câu 11. Có thể tinh chế CO ra khổi hỗn hợp CO và CO2 bằng cách:
A. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch Ca(OH)2 dư
B. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch PbCl2 dư
C. Dẫn hỗn hợp qua NH3
D. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch Cu(NO3)2
Câu 12. Có 3 oxit màu trắng: MgO; Al2O3; Na2O. Có thể nhận biết được các chất đó bằng thuốc thử sau:
A. Chỉ dùng quì tím
B. Chỉ dùng axit
C. Chỉ dùng phenolphtalein
D. Dùng nước
Câu 13. Thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng để khử hoàn toàn hỗn hợp gồm 20 gam CuO và 111,5 gam PbO là:
A. 11,2 lít
B. 16,8 lít
C. 5,6 lít
D. 8,4 lít
Câu 14. Cho 7,2 gam một loại oxit sắt tác dụng hoàn toàn với khí hiđro cho 5,6 gam sắt. Công thức của oxit sắt là:
A. FeO
B. Fe2O3
C. Fe3O4
D. FeO2
Câu 15. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch nước vôi trong có chứa 0,075 mol Ca(OH)2. Muối thu được sau phản ứng là:
A. CaCO3
B. Ca(HCO3)2
C. CaCO3 và Ca(HCO3)2
D. CaCO3 và CaHCO3
Câu 16. Công thức hóa học của oxit có thành phần phần trăm về khối lượng của S là 40% là:
A. SO2
B. SO3
C. SO
D. S2O4
Câu 17. Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam một oxit kim loại hóa trị II cần dùng 30 gam dung dịch HCl 7,3%. Công thức của oxit kim loại là:
A. CaO
B. CuO
C. FeO
D. ZnO
Câu 18. Để tách riêng Fe2O3 ra khỏi hỗn hợp BaO và Fe2O3 ta dùng:
A. Nước
B. Giấy quì tím
C. Dung dịch HCl
D. Dung dịch NaOH
Câu 19. Hấp thụ hoàn toàn 11,2 lít khí CO2 (đktc) bằng một dung dịch chưa 20 gam NaOH . Muối tạo thành là:
A. Na2CO3
B. NaHCO3
C. Hỗn hợp của Na2CO3 và NaHCO3
D. Na(HCO3)2
Câu 20. Hòa tan 6,2 gam natri oxit vào 193,8 gam nước thì được dung dịch A. Nồng độ phần trăm của dung dịch A là:
A. 4%
B. 5%
C. 6%
D. 7%
ĐÁP ÁN
1B | 2B | 3C | 4D | 5C | 6A | 7A | 8B | 9B | 10A |
11A | 12D | 13B | 14A | 15C | 16B | 17B | 18A | 19B | 20A |