Tiêu chuẩn ăn uống Nguyên tắc lập khẩu phần
Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu
GIẢI BÀI TẬP TIÊU CHUẨN ĂN UỐNG
NGUYÊN TẮC LẬP KHẨU PHẦN
I. GIẢI ĐÁP CÁC LỆNH
1. Lệnh mục I
– Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em, người trưởng thành, người già khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó?
– Vì sao trẻ em bị suy dinh dưỡng ở những nước đang phát triển thường chiếm tỉ lệ cao?
– Sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi cơ thể phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Trả lời:
– Nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ em cao hơn người trưởng thành đặc biệt là prôtêin vì cần được tích luỹ cho cơ thể phát triển, ở người già nhu cầu dinh dưỡng thấp hơn vì sự vận động cùa cơ thể kém người trẻ.
– Ở những nước đang phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân còn thấp, nên tỉ lộ trẻ suy dinh dưỡng cao.
– Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố:
+ Giới tính: Nam có nhu cầu cao hơn nữ.
+ Lứa tuổi: Trẻ em có nhu cầu cao hơn người già vì ngoài việc đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động, còn cần để xây dựng cơ thể, giúp cơ thể lớn lên.
+ Dạng hoạt động: Người lao động nặng có nhu cầu cao hơn vì tiêu tốn nãng lượng nhiều.
+ Trạng thái cơ thể: Người có kích thước lớn thì nhu cầu cao hơn, người bệnh mới ốm khỏi cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhiều hơn để phục hồi sức khoẻ.
2. Lệnh mục II
– Những loại thực phẩm nào giàu chất dường bột (gluxit)?
– Những loại thực phẩm nào giàu chất béo (lipit)?
– Những loại thực phẩm nào giàu chất đạm (prôtêin)?
– Sự phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn có ý nghĩa gì?
Trả lời:
– Thực phẩm giàu chất đạm có thịt, cá, đậu, đỗ.
– Thực phẩm giàu chất béo là mỡ động vật, dầu thực vật chứa trong lạc, vừng, dừa, đậu tương…
– Thực phẩm giàu chất đường bột là các hạt ngũ cốc, khoai, sắn, mía, sữa.
Kết luận: Do tỉ lệ các chất hữu cơ có trong thực phẩm không giống nhau, tỉ lệ các loại vitamin ở những thực phẩm khác nhau cũng khác nhau, nên cần có sự phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn để cung cấp đủ cho nhu cầu của cơ thể. Mặt khác, sự phối hợp các loại thức ãn trong bữa ăn còn giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn. Do đó, sự hấp thụ thức ăn của cơ thể cũng tốt hơn.
3. Lệnh mục 3
– Khẩu phần ăn uống của người mới khỏi ốm có gì khác với người bình thường? Tại sao?
– Vì sao trong khẩu phần ăn uống nên tăng cường rau, hoa quả tươi?
– Để xây dựng một khẩu phần ăn uống hợp lí cần dựa trẽn những căn cứ nào?
Trả lời:
– Khẩu phần cho các đối tượng khác nhau không giống nhau và ngay với một người, trong những giai doạn khác nhau cũng khác nhau, vì nhu cầu năng lượng và nhu cầu dinh dưỡng ở những thời điểm khác nhau không giống nhau.
– Ở tuổi đang lớn cần cung cấp thức ăn có nhiều prôtêin và canxi, khi mới ốm dậy cần tăng cường thức ăn bổ dưỡng để mau chóng phục hổi sức khoẻ. Trong khẩu phần ăn uống nên tăng cường rau, quả tươi vừa đáp ứng nhu cầu vitamin của cơ thể, vừa cung cấp thêm các chất xơ giúp hoạt dộng tiêu hoá dễ dàng hơn.
– Những nguyên tấc lập khẩu phần:
+ Đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
+ Đảm bào cân đôi các thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn.
+ Đảm bào cung cấp dủ năng lượng, vitamin, muối khoáng và cân đối về thành phần các chất hữu cơ.
II. GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI
Giải bài tập 1 trang 114 SGK sinh học 8: Vì sao nhu cấu dinh dưỡng khác nhau tuỳ người? Cho một vài ví dụ cụ thể.
Trả lời:
– Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố:
+ Giới tính: Nam có nhu cầu cao hơn nữ.
+ Lứa tuổi: Trẻ em có nhu cầu cao hơn người già vì ngoài viộc đảm bảo cung cấp dủ năng lượng cho hoạt động, còn cần để xây dựng cơ thể, giúp cơ thể lớn lên.
+ Dạng hoạt động: Người lao dộng nặng có nhu cầu cao hơn vì tiêu tốn năng lượng nhiều.
+ Trạng thái cơ thể: Người có kích thước lớn thì nhu cầu cao hơn, người bệnh mới ốm khỏi cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhiều hơn để phục hồi sức khoẻ.
Giải bài tập 2 trang 114 SGK sinh học 8: Thế nào là bữa ăn hợp lí, có chất lượng? Cần làm gì để nàng cao chất lượng bữa ăn trong gia đình?
Trả lời: Bữa ăn hợp lí có chất lượng là bữa ăn:
– Đảm bảo đủ thành phần dinh dưỡng, vitamin, muối khoáng.
– Có sự phối hợp đảm bảo cân đối tỉ lệ các thành phần thức ăn.
Để nâng cao chất lượng bữa ãn cần:
– Xây dựng kinh tế gia đình phát triển để đáp ứng nhu cầu ăn uống của gia đình.
– Làm cho bữa ãn hấp dẫn, ăn ngon miệng bằng cách:
+ Chế biến hợp khẩu vị.
+ Bàn ăn và bát đũa sạch.
+ Bày món ăn dẹp, hấp dẫn.
+ Tinh thần sảng khoái, vui vẻ.