Thơ Huy cận luôn thấm đẫm một nỗi buồn… ( phân tích bài Tràng Giang )

Thơ Huy cận luôn thấm đẫm một nỗi buồn… ( phân tích bài Tràng Giang )

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:

Triết lí sống bạo của Xuân Diệu trong bài thơ Vội vàng

Đề bài : Thơ Huy cận luôn thấm đẫm một nỗi buồn, “cái buồn tỏa ra từ đáy hồn một người cơ hồ không biết đến ngoại cảnh”. Hãy phân tích thi phẩm “Tràng giang” để thấy rõ điều đó.

Hướng dẫn phân tích:

Dàn ý

I. MB

 – Thơ Huy cận luôn thấm đẫm một nỗi buồn, “cái buồn tỏa ra từ đáy hồn một người cơ hồ không biết đến ngoại cảnh”.Do đó thi nhân thường khắc họa những cảnh lụi tàn, bơ vơ, hoang vắng, chia lìa.

“Tràng giang” là bài thơ bộc lộ tâm trạng sầu của Huy Cận. Mỗi khổ thơ khác nhau thực chất là sự triển khai khác nhau của nỗi buồn, nỗi cô đơn dường như không biết đến ngoại cảnh.

II. TB

– Tựa đề “Tràng giang” chứ không phải “Trường giang” đã tạo ra âm hưởng mênh mang. Cái mênh mang, rộng dài của sông nước gợi ra màu bàng bạc,, hư vô.

– Câu đề từ “bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” đã mở đầu cho cảm giác không gian thường trực trong thơ Huy Cận. Cảm giác rợn ngợp ấy là nguồn gốc của nỗi cô đơn, trong các sáng tác của tác giả này.

 

Thơ Huy cận luôn thấm đẫm một nỗi buồn… ( phân tích bài Tràng Giang )

Thơ Huy cận luôn thấm đẫm một nỗi buồn… ( phân tích bài Tràng Giang )

– Khổ 1:

+ Thế đối của hai cặp câu đầu tạo ra cảm giác về một không gian mênh mông đối lập với sự nhỏ bé, đìu hiu ( sông dài – thuyền nhỏ).

+ Sóng “gợn” tạo ra một không gian dàn trải mênh mông với nỗi buồn “điệp điệp”. Đó là nỗi buồn nhẹ, nhưng buồn lâu, buồn lạnh, buồn day dứt, dai dẳng.

+ Hình ảnh thuyền và nước được miêu tả trong thế chia lìa gợi cảnh buồn thương.

+ Hình ảnh “củi một cành khô” – một hình ảnh đơn sơ, tho ráp, mộc mạc và rất mới trong thơ ca thời kì bấy giờ gợi sự cô đơn, lẻ loi “lạc” trong dòng nước mênh mang càng gợi nỗi buồn về kiếp người nhỏ bé, vô định.

Tất cả các sự vật trong khổ thơ này đều được miêu tả trong thế chia lìa, li tan, không có sự gắn bó.

– Khổ 2: Nỗi buồn như thấm sâu vào cảnh vật.

+ Tác giả miêu tả không gian với cặp từ láy “lơ thơ” và “đìu hiu”. Đây là cặp từ biểu hiện sự buồn bã, quạnh vắng, cô đơn.

+ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” là câu thơ có thể hiểu theo 2 cách (có hoặc không có tiếng chợ chiều đã vãn). Nhưng dù hiểu theo cách nào thì câu thơ này cũng miêu tả sự lặng lẽ, cô tịch. Theo cách hiểu thứ nhất, làm gì có tiếng chợ chiều đã vãn thể hiện sự vắng bóng của âm thanh cuộc sống con người trong bức tranh tràng giang. Theo cách hiểu thứ 2, tiếng chợ chiều vẳng lại từ đâu cũng không làm tăng thêm sự náo nhiệt của buổi chiều bởi âm thanh không rõ ấy chỉ làm day dứt thêm nỗi buồn và sự quạnh vắng. Bởi lẽ trong toàn bộ bài thơ này, dường như Huy Cận muốn phủ nhận tất cả những gì mang dấu ấn náo nhiệt của cuộc sống con người ( Không một chuyến đò, không một cây cầu).

Thơ Huy cận luôn thấm đẫm một nỗi buồn… ( phân tích bài Tràng Giang )

+ Không gian ba chiều được mở ra trong hai câu thơ sau của khổ thơ này. Không gian rợn ngợp này càng tô đậm hơn nỗi cô đơn của con người trong vũ trụ mênh mông, thăm thẳm.

Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

– Khổ 3:

+ Hình ảnh những cánh “bèo dạt” lại gợi lên cảm giác chia li đã xuất hiện từ đầu thi phẩm.

+ Sự cô quạnh đã được đặc tả bằng cái không tồn tại ( không gian mênh mông, trong đó không có bất cứ dấu hiệu nào là của thế giới con người: không cầu, không chuyến đò ngang).

Nỗi buồn này như vậy không chỉ là nỗi buồn giữa trời rộng, sông dài mà còn là nỗi buồn về cuộc đời và nhân thế.

– Khổ 4:

+ Khổ thơ này mang đậm đậm dấu ấn Đường thi với nỗi buồn thiên cổ.

+ Hình ảnh mây cao, núi bạc mở ra một không gian hùng vĩ. Trong không gian hùng vĩ đó, xuất hiện một cánh chim nhỏ bé, đơn lẻ. Sự đối lập đó tạo ra không gian mênh mông hơn và nỗi buồn cũng nặng nề hơn, cô quạnh hơn.

+ Trong không gian nó, nỗi nhớ quê hương trong lòng tác giả càng làm cho nỗi buồn, nỗi cô đơn trở nên sâu sắc hơn. Nhà thơ sử dụng chất liệu thơ Thôi Hiệu ( “Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”) để viết về nỗi nhớ mong tha thiết của mình sâu hơn thi nhân xưa. Huy Cận không cần không cần khói sóng, không cần khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. Đó đã trở thành nỗi nhớ thường trực trong lòng ông. Và có khi dang ở nhà cũng nhớ nhà – đó là nỗi nhớ ngôi nhà quê hương mo ước, ngôi nhà tự do ( “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”).

III. KB

– Trong “Tràng giang”, tác giả không có ý định khắc họa một bức tranh thiên nhiên hài hòa, đầy đủ, mà tất cả chỉ nhằm tô đậm ấn tượng về một nỗi buồn đìu hiu, xa vắng, trải dài vô tận. Nỗi buồn thấm đẫm vào ngoại cảm chứ không phải ngoại cảnh là nguyên cớ của nỗi buồn.

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ

– Trong nỗi buồn ấy, ta thấy nỗi sầu nhân thế, nỗi cô đơn rợn ngợp và niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời của thi nhân.

Thơ Huy cận luôn thấm đẫm một nỗi buồn… ( phân tích bài Tràng Giang )

Thảo luận cho bài: Thơ Huy cận luôn thấm đẫm một nỗi buồn… ( phân tích bài Tràng Giang )