Thề nguyền ( Truyện Kiều – Nguyễn Du )

Thề nguyền của Nguyễn Du

Qua đoạn trích, Nguyễn Du đã dựng nên khung cảnh lãng mạn và đề cao tính cách của Thúy Kiều trong đêm thề nguyền kết tóc xe tơ cùng Kim Trọng, bằng văn miêu tả và đối thoại.Tình yêu giữa Thúy Kiều và Kim Trọng vẫn trong sáng, đậm đà. Điều ấy đã làm tăng thêm tính hấp dẫn và giá trị nhân văn của Truyện Kiều.

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:

Lập luận trong văn nghị luận

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

– Hiểu được bài ca tình yêu đầy lãng mạn, lí tưởng, ước mơ tình yêu tự do táo bạo của Nguyễn Du qua đêm thề nguyền thơ mộng và thiêng liêng của Thúy Kiều- Kim Trọng.

– Nắm được nghệ thuật kể- tả kết hợp ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật; ko gian nghệ thuật huyền ảo, thần tiên và thời gian nghệ thuật khẩn trương, gấp, vội.

2. Giới thiệu bài: Từ Hải đột ngột xuất hiện trong cuộc đời Kiều nhằm thể hiện ước mơ công lí của Nguyễn Du. Còn Kim Trọng, chàng là người mà Kiều gặp trong buổi chiều thanh minh thơ mộng một cách tình cờ nhưng “tiếng sét ái tình” lập tức đã gắn kết hai trái tim son trẻ:

“Người quốc sắc, kẻ thiên tài
 Tình trong như đã, mặt ngoài còn e
 Chập chờn cơn tỉnh, cơn mê…”

Tình yêu ấy sẽ còn theo nàng mãi mãi dù xuống “tuyền đài” vẫn ko thể phai nhạt. Nguyễn Du đã dành những lời ca tuyệt diệu cho thiên diễm tình Kim- Kiều, gửi gắm khát vọng tình yêu tự do giữa sự kiềm tỏa của lễ giáo Phong kiến. Đỉnh cao của mối tình say đắm và thủy chung của Thúy Kiều- Kim Trọng chính là đêm thề nguyền của hai người.

Thề nguyền của Nguyễn Du

Thề nguyền của Nguyễn Du

B. NỘI DUNG BÀI HỌC

I. Tìm hiểu chung:

1. Vị trí đoạn trích:

– Thuộc phần: Gặp gỡ và đính ước.

– Từ câu 431- 452/3254 câu.

Sau lần gặp gỡ đầu tiên trong buổi chiều thanh minh thơ mộng, Kim Trọng đi tìm nhà trọ học gần cạnh nhà Thúy Kiều cốt để tìm gặp lại nàng. Hai người đã gặp gỡ, trao kỉ vật làm tin. Một hôm, khi cả gia đình sang chơi bên ngoại, Kiều đã tìm gặp Kim Trọng. Chiều tà, nàng trở về nhà, được tin cả nhà vẫn chưa về, nàng quay lại gặp chàng. Hai người đã làm lễ thề nguyền gắn bó trước vầng trăng vằng vặc…

2.Bố cục: 4 phần.

  • P1: 4 câu đầu ” Thúy Kiều trở lại nhà Kim Trọng.
  •  P2: 6 câu tiếp ” Tư thế và cảm giác của Kim Trọng khi Kiều trở lại.
  • P3: 4 câu tiếp ” Kiều giải thích lí do lại sang.
  • P4: 8 câu còn lại ” cảnh thề nguyền.

II. Tìm hiểu chi tiết văn bản:

1. Câu 1:

– “Vội ” tính từ.

Xăm xăm, băng ” động từ.

->  sự khẩn trương, vội vã.

->  hành động táo bạo, đột xuất, bất ngờ ngay cả với chính Thúy Kiều.

->  thời gian nghệ thuật: gấp, vội, khẩn trương.

– Nguyên nhân:

+ Sợ cha mẹ về sẽ trách mắng hành động táo bạo của nàng ” phải vội vã tranh đua với thời gian.

+ Tiếng gọi của tình yêu mãnh liệt thôi thúc.

+ Kiều bị ám ảnh bởi định mệnh dành cho người tài sắc nên đã chủ động tìm đến với tình yêu để chống lại định mệnh. Nỗi lo lắng trước tương lai mong manh, mơ hồ, ko vững chắc khiến nàng phải bám víu lấy hiện tại.

Thúy Kiều là 1 người nhạy cảm và đa cảm. Ngay từ khi là cô gái trong trắng, sống trong cảnh “Êm đềm trướng rủ màn che” đã bị ám ảnh bởi định mệnh dành cho người tài sắc. Nàng từng đồng cảm, khóc thương cho Đạm Tiên, lo sợ cho chính mình (Rằng: “Hồng nhan tự thuở xưa/ Cái điều bạc mạnh có chừa ai đâu/ Nỗi niềm tưởng đến mà đau/ Thấy người nằm đó biết sau thế nào?”. Khúc đàn tuyệt diệu của nàng lại là ngón hồ cầm gảy “thiên bạc mệnh” khiến Kim Trọng nghe “ Khi tựa gối, khi cúi đầu/ Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày/ Rằng: “Hay thì thật là hay/ Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào”. Nàng là người được Đạm Tiên báo mộng có tên trong sổ Đoạn trường, sông Tiền Đường là nấm mồ hồng nhan của nàng. Một thầy tướng cũng phán: “Anh hoa phát tiết ra ngoài/ Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa”. Sư Tam Hợp đạo cô cũng nói tổng kết về cuộc đời nàng: “Sống làm vợ khắp người ta/ Hại thay thác xuống làm ma ko chồng”…Ta hiểu vì sao Kiều nói với Kim Trọng như để thanh minh cho sự chủ động của mình: “Bây giờ rõ mặt đôi ta/ Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?”

2. Câu 2:

Ÿ Không gian thơ mộng

– Cảnh Kim Trọng đang thiu thiu, mơ màng dưới ánh trăng nhặt thưa, ngọn đèn hưu hắt.

– Tiếng bước chân khe khẽ, êm nhẹ lại ngần của Thúy Kiều.

– Những hình ảnh ước lệ hoa mỹ, sang trọng: giấc hòe, bóng trăng xế, hoa lê, giấc mộng đêm xuân…

– Tâm trạng con người:

+ Kim Trọng: bâng khuâng, nửa tỉnh nửa mơ, khó tin là sự thực.

+ Thúy Kiều: ngỡ ngàng, cứ ngỡ trong mơ.

” Tính chất thơ mộng, huyền ảo, thần tiên.

Ÿ Không gian thiêng liêng: Các hình thức lễ nghi trang trọng:

+ Đài sen nối sáp– thắp thêm nến.

+ Lò đào thêm hương– đốt thêm trầm hương.

+ Viết lời nguyện ước.

+ Trao kỉ vật.

+ Hai người cùng đọc lời thề son sắt trước “vầng trăng vằng vặc giữa trời”.

3. Câu 3:

Sự nhất quán trong quan niệm về tình yêu của Thúy Kiều: tình yêu- tình cảm  thủy chung và thiêng liêng.

+ Thủy chung: trước sau như một…

+ Thiêng liêng: tình yêu gắn liền chữ “tình” và “nghĩa”, là lời nguyện thề trước trời đất.

-> Nàng đau xót tột cùng khi phải trao duyên.

-> Trao duyên là việc làm trả nghĩa với Kim Trọng, dịu di phần nào nỗi đau, mất mát không gì bù đắp nổi của nàng.

Thảo luận cho bài: Thề nguyền ( Truyện Kiều – Nguyễn Du )