Tập tính của động vật (tiếp)

Tập tính của động vật (tiếp)

Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

  • Tập tính là chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
  • Tập tính bẩm sinh là những hoạt động cơ bản của động vật, sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
  • Tập tính học được là tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
  • Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ không điều kiện và có điều kiện
Tập tính của động vật (tiếp)

Tập tính của động vật (tiếp)

II. GỢI Ý VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA

PHẦN TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN

♦     Hãy cho biết tập tính nào dưới đây là tập tính bẩm sinh, tập tính học được:

–        Đến thời kì sinh sản, tò vò cái đào một cái hố trên mặt đất để làm tổ rồi bay di bắt một con sâu bướm, đốt cho sâu bị tê liệt, rồi bỏ vào tổ. Tiếp đó, tò vò cái đẻ trứng vào tổ và bịt tổ lại. Sau một thời gian, tò vò con nở từ trứng ra và ăn con sâu. Các tò vò cái con lớn lên lặp lại trình tự đào hố và đẻ trứng như tò vò mẹ (dù không nhìn thấy các tò vò cái khác làm tổ và sinh đẻ).

  Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm (ca dao).

  Khi nhìn thấy đèn giao thông chuyển sáng màu đỏ, những người qua đường dừng lại.

Trả lời:

  • Tập tính của lò vò, chuồn chuồn là tập tính bẩm sinh.
  • Khi nhìn thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ, những người qua đường dừng lại là tập tính học được.

♦     Dựa vào mức độ tiến hóa của hệ thân kinh và tuổi thọ của động vật, hãy trả lời các câu hòi sau:

Ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, các tập tính của chúng hầu hết là tập tính bẩm sinh, tại sao.

–        Tại sao người và động vật có hệ thần kinh phút triển có rất nhiều tập tính học được?

Trả lời

  • Động vật bậc thấp có hệ thần kinh có cấu trức đơn giản, số lượng tế bào thần kinh thấp, nên khả năng học tập rất thấp, việc học lập và rút kinh nghiệm rất khó khăn, thêm vào đó tuổi thọ của chúng thường ngắn nên không có nhiều thời gian cho việc học tập. Do khả nâng tiếp thu bài học kém và không có; nhiều thời gian để học và rút kinh nghiệm (do tuổi thọ ngắn) nên các động vật này sống và tồn tại được chủ yếu là nhờ các tập tính bẩm sinh.
  • Người và động vật có hệ thần kinh phát triển rất thuận lợi cho việc học tập và rút kinh nghiệm. Tập tính ngày càng hoàn thiện do việc học lập được bổ sung ngày càng nhiều và càng chiếm ưu thế so với phần  bẩm sinh. Ngoài ra, động vật có hệ thần kinh phát triển thưởng có tuổi thọ dài, đặc biệt là giai đoạn sinh trưởng và phát triển kéo dài cho phép động vật thành lập nhiều phản xạ cố điều kiện, hoàn thiện các lập tính phức tạp thích ứng với các điều kiện sống luôn biến động.

Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 11 trang 126

Câu 1. Tập tính là gì?

Trả lời:

Tập tính là chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.

Câu 2. Cho một vài ví dụ (khác với ví dụ bài học) về tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

Trả lời:

Thí dụ về:

  • Tập tính bẩm sinh:

+ Ve sầu kêu vào ngày hè oi ả.

+ Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.

  • Tập tính học được:

+ Sáo học nói tiếng người.

+ Khỉ làm xiếc.

Câu 3 Cho biết sự khác nhau giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

Trả lời:

  • Tập tính bẩm sinh được đi truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
  • Tập tính học được được hình thành nhờ quá trình học tập và rút kinh nghiệm.

Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 11 trang 132

 

♦     Đánh dấu X vào ôcho câu trả lời đúng của các câu hỏi dưới đây:

+ Một con mèo đang đói chỉ nghe thây tiếng bày bát đĩa lách cách, nó đã vội vàng chạy xuống bếp. Đậy là một ví dụ về hình thức học tập:

□    a) Quen nhờn                                               □ b) Điều kiện hóa đáp ứng

□    c) Học khôn                             ‘                   □ d) Điều kiện hóa hành động

+ Thầy dạy toán yêu cầu bạn giải một bài tập đại số mới. Dựa vào những kiến thức đã có, bạn đã giải được bài tập đó. Đây là một ví dụ về hình thức học tập:

□    a) Điều kiện hóa đáp ứng                        □ b) In vết

□    c) Học ngầm                                          □ d) Học khôn

+ Nêu thả một hòn đá nhở bên cạnh con rùa, rùa sẽ rụt đầu và chân vào mai. Lặp lại hành động đó nhiều lần mà không kèm theo sự nguy hiểm nào thì rùa sẽ không rụt đầu vào mai nữa.

□    a) In vết                                                     □ b) Quen nhờn

□    c) Học ngầm                                               □ d) Học khôn

♦      Cho các ví dụ (khác với ví dụ đã có trong bài) về tập tính kiếm của, tập tính bảo vệ lãnh thổ, tập tính sinh sản, tập tính di cưtập tính xã hội ở các loài động vật khác nhau.

Trả lời:

Ví dụ về các dạng tập tính:

  • Tập lính kiếm ăn: Hải li đắp đập ngăn sông, suối để bắt cá.
  • Tập tính bảo vệ lảnh thổ: Tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh linh đực lạ khi vào vùng lãnh thổ của nó.
  • Tập tính sinh sản: Vào mùa sinh sản, hươu đực húc nhau, con thắng trận sẽ giao phối với hươu cái.
  • Tập lính di CƯ: sếu đầu đỏ, hạc di cư theo mùa.
  • Tập tính xã hội: Chó sói, sư tử sống theo bầy đàn

♦     Cho một số ví dụ về ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất (giải trí, săn bắn, bao vệ mùa màng, chăn nuôi, an ninh quốc

phòng,…)

Trả lời:

Các ví dụ trong cuộc sống rất phong phú:

  • Dạy hổ, voi, khỉ làm xiếc, dạy cá heo lao qua vòng trên mặt nước (giải trí).
  • Dạy chó, chim ưng săn mồi (săn bắn).
  • Làm bù nhìn để ở ruộng mương đuổi chim chóc phá hoại màa màng (bảo vệ múa màng).
  • Nghe tiếng kẻng trâu bò nuôi trở về chuồng (chăn nuôi).
  • Sử dụng chó để phái hiện ma túy và bắt kẻ gian.. (an ninh quốc phòng,…)

♦     Cho vài ví dụ về tập tính học được chỉ có ở người (không có ở động vật).

Trả lời

Thí dụ về tập tính học được chỉ có ở người: giải toán khó, học ngoại ngữ,…

Câu 1. Sưu tập một số tài liệu, tranh ảnh về tập tính của động vật.

Học sinh tự sưu tập.

Câu 2. Tập tính bảo vệ lãnh thổ của động vật có ý nghĩađối với đời sống của chúng?

Trả lời:

Tập tính bảo vệ lãnh thổ của động vật để bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và nơi sinh sản.

Câu 3. Tại sao chim và cá di cư? Khi di cư chúng định hướng bàng cách nào?

 Trả lời:

  • Chim di cư do thời liết thay đổi (lạnh giá), khan hiếm thức ăn. Cá di cư chủ yếu liên quan đến sinh sản.
  • –Khi di cư động vật trên cạn định hướng nhở vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình. Cá định hướng nhờ vào thành phần  hóa học của nước và hướng dòng nước chảy.

 Câu 4. Đặc tính nào là quan trọnq nhất để nhận biết con đầu đàn?

a.   Tính hung dữ.                                     c. Tính lảnh thổ.

b.   Tính thân thiện.                                 d. Tính quen nhờn.

Trả lời: a đúng

Thảo luận cho bài: Tập tính của động vật (tiếp)