Cảm ứng ở động vật
Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống
Cảm ứng ở động vật khác cảm ứng ở động vật ở những điểm nào ? Hệ thần kinh ở thực vật tiến hoá như thế nào ?
I. CẢM ỨNG ĐỘNG VẬT
Khái niệm: Cảm ứng là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển.
Ví dụ : Trời rét, mèo xù lông.
Phân biệt đặc điểm cảm ứng:
Thực vật: Phản ứng chậm, phản ứng khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng.
Động vật: Phản ứng nhanh, phản ứng dễ nhận thấy, hình thức phản ứng đa dạng.
Hình thức, mức độ và tính chính xác của cảm ứng ở các động vật khác nhau tuỳ thuộc vào tố chức của hệ thần kinh
II. CẢM ỨNG Ở CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT
1. Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức hế thần kinh
- Chưa có hệ thần kinh.
- Hình thức cảm ứng: Chuyển động của cả cơ thể hoặc co rút của chất nguyên sinh để hướng đến các kích thích (hướng động dương) hoặc tránh xa kích thích (hướng động âm)→theo kiểu hướng động
2. Cảm ứng ở động vật đã có hệ thần kinh
- Đã có hệ thần kinh.
- Hình thức cảm ứng là các phản xạ
Phản xạ là các phản ứng trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh (chỉ có ở nhóm động vật có hệ thần kinh)
Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ
Cung phản xạ bao gồm các bộ phận:
- Bộ phận tiếp nhận kích thích (cơ quan thụ cảm)
- Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng (hệ thần kinh).
- Bộ phận thực hiện phản ứng (cơ, tuyến)
Hình 1 : Cung phản xạ
Có các loại phản xạ: phản xạ không điều kiện (số lượng hạn chế) và phản xạ có điều kiện (số lượng ngày càng nhiều trong quá trình sống)
Bảng 1 : Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện
Tính chất |
Phản xạ không điều kiện |
Phản xạ có điều kiện |
Tính chất bẩm sinh | Có tính chất bẩm sinh, di truyền được | Phản xạ này không di truyền
Được học được trong quá trình sống |
Tính chất loài | Có tính chất loài, vĩnh viễn | Có tính chất cá thể, bị mất đi nếu không được củng cố |
Trung tâm phản xạ | Là hoạt động phần dưới vỏ não | Là hoạt động của vỏ bán cầu đại não. |
Tác nhân kích thích và bộ phận kích thích | Tuỳ thuộc tính chất của tác nhân kích thích và bộ phận cảm thụ | Không phụ thuộc tính chất tác nhân kích thích và bộ phận cảm thụ mà chỉ phụ thuộc điều kiện xây dựng phản xạ |
Cấu tạo của hệ thần kinh càng phức tạp thì số lượng phản xạ càng nhiều, phản xạ càng chính xác
Nhờ có hệ thần kinh mà phản ứng diễn ra nhanh hơn và ngày càng chính xác, đặc điểm phản ứng của sinh vật tuỳ thuộc vào mức độ tiến hoá của hệ thần kinh.
Bảng 2: So sánh cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch
Hệ thần kinh |
Hệ thần kinh dạng lưới |
Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch |
Đại diện | Động vật đối xứng toả tròn: Ngành ruột khoang | Động vạt đối xứng hai bên : Ngành giun dẹp, Giun tròn, Chân khớp. |
Đặc điểm cấu tạo hệ thần kinh | Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau bằng các sợi thần kinh → mạng lưới | Các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài của cơ thể.
Mỗi hạch thần kinh là một trung tâm điều khiển . Các hạch thần kinh được nối với nhau → chuỗi hạch thần kinh |
Đặc điểm phản ứng | Phản ứng với kích thích bằng cách co toàn bộ cơ thể, do vậy tiêu tốn nhiều năng lượng, thiếu chính xác. | Phản ứng mang tính chất định khu (tại vùng bị kích thích), chính xác hơn, tiết kiệm năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới. |
Hiện tượng cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới
Hiện tượng cảm ứng ở ngành động vật dạng chuỗi hạch.