Soạn bài Vợ Nhặt của Kim Lân
Soạn bài rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Tình huống truyện
- Tình huống truyện được gói gọn trong nhan đề của tác phẩm : vợ nhặt. Ấy là việc Tràng – một thanh niên nông dân nghèo, xấu xí, ế vợ bỗng nhiên nhặt được vợ dễ dàng trong nạn đói. Vợ là lại đi nhặt như đồ dùng là điều lạ lùng chưa từng thấy.
- Trong cảnh đói kém, cái chết cận kề mà còn nghĩ đến chuyện lấy vợ, còn vui vẻ lo xây đắp tổ ấm gia đình là chuyện lạ thứ hai. Nhưng cũng chính nhờ cái lạ, cái độc đáo đó mới tạo ra sự hấp dẫn của truyện.
– > Tình huống truyện đã cho thấy thân phận buồn tụi của người lao động nghèo và bộc lộ tấm lòng người nông dân trong cảnh đời cơ hàn đói khát : giàu tình nghĩa và luôn khát khao hạnh phúc, mái ấm gia đình.
Câu 2. Bức tranh nạn đói.
- Được mở ra theo bước chân Tràng từ phố chợ đến miền quê, người chết nằm rải rác, còng queo bên lề đường, người sống thì đi lại dật dờ, mặt mày xanh xám như những bóng ma, những đứa trẻ của xóm ngụ cư ngồi ủ rũ ở những xó đường không buồn nhúc nhích, không khí vẫn lên mùi ẩm thối, trên cây gạo đầu làng tiếng quạ gào lên từng hồi thê thiết.
– > Cả một vùng như biến thành bãi tha ma trong không gian đầy mùi tử khí. Một cõi dương có hơi hám cõi âm.
– Thời gian của cảnh là lúc chạng vạng tối và không gian là con đường từ chợ về làng, cả dãy phố úp súp không nhà nào có ánh đèn lửa.
– > Đây là thời điểm con người đang đứng ở ranh giới giữa ngày với đêm, giữa ánh sáng với bóng tối, giữa trần gian với địa ngục, giữa sự sống với cái chết. Cả dân tộc đang đứng trước hoàng hôn của cuộc đời, đứng mấp mé bên bờ vực thẳm. Bức tran cho thấy sự tàn phá ghê ghớm của nạn đói, một hiện thực bi thảm.
- Trong hoàn cảnh ấy, thân phận con người thật bèo bọt.
- Người đàn bà mà Tràng đã gặp ngoài kho thóc thì quần áo rách tả tơi, thân hìn gầy sọp vì đói. Cô ta theo Tràng về sống chung vì miếng còm nên chẳng còn chút sĩ diện, danh dự. Đó là một sự thật mỉa mai, cay đắng mà cũng đầy xót xa. Thân phận con người chẳng khác gì cỏ rác.
- Mẹ con Tràng chỉ còn cháo cám cầm hơi, nhà cửa tuềnh toàng, rách nát. Họ đứng trước tương lại mờ mịt, nạn đói đang đe dọa đến sinh mạng. Đó là hiện thực về thân phận bọt bèo, hẩm hiu của người lao động trước Cách mạng tháng Tám.
Sơ kết : Theo bước chân Tràng, truyện mở ra một hiện thực thê thảm, một thế giới điêu tàn xác xơ vì sự tàn phá của nạn đói. Số phận cả dân tộc thật hắt hiu, buồn não. Nguyên nhân là do bọn thực dân, phát xít gây ra nên tuy truyện không đề cập trực tiếp đến tội ác của chúng nhưng sức tố cáo vẫn mạnh mẽ.
Câu 3. Những tấm lòng nhân ái và niềm tin, hi vọng.
a. Trành – nhìn bề ngoài có vẻ xấu xí nhưng Tràng có cách ứng xử rất đẹp.
- Khi đẩy thuê xe thóc ra kho, thấy người đàn bà đói thì Tràng cho ăn, dù anh ta chăng dư dật gì. Hành động có vẻ ngẫu hứng nhưng cũng thể hiện sự nhường cơm sẻ áo. Trong nạn đói, miếng ăn là cả vấn đề sinh mạnh nên hành động kia là một nghĩa cử cao đẹp.
- Sau câu đùa vui, người đàn bà theo Tràng về nhà thật. Mặc dù rất sợ nhưng Tràng cũng chấp nhận. Tràng sẵn sàng cưu mang người đàn bà bất hạnh theo truyền thống lá lành đùm lá rách. Nghĩa cử đùm bọc này còn có một nguyên cớ thật đẹp ở bên trong : niềm khao khát tình yêu và hạnh phúc gia đình. Tình cảm tự nhiên của Tràng đặt trong tình cảnh này thật đáng quý, đáng trân trọng.
- Sáng hôm sau, Tràng cảm thấy hạnh phúc thật sự. Bấy giờ hắn mới thấy hắn nên người, sự chuyển biến ý thức này có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Vì cái đói không làm người ta trở thành quay quắt mà làm thức dậy những phẩm chất tốt đẹp.
- Nhớ lại cảnh đoàn người trên đê Sộp kéo nhau đi phá kho thóc Nhật, dưới lá cờ đỏ, Tràng cảm thấy tiếc rẻ nhưng trong anh đang trỗi dậy niềm tin cách mạn sẽ giải phóng cuộc đời.
b. Bà cụ Tứ – người mẹ có tấm lòng cao cả.
- Việc Tràng lấy vợ làm bà ngạc nhiên, sững sờ, nhưng nghĩ lại bà đã hiểu ra. Khi hiểu sự tình, lòng người mẹ nghèo cảm thấy xót xa, nghẹn ngào nước mắt. Bà thương cho số kiếp nghèo hèn, bèo bọt, thua thiệt của con trai nên mới đi nhặt vợ… Bà tụi thân già không lo được cho con, hận mình không tròn bổn phận làm cha, làm mẹ nên con trai mới đến nông nỗi này. Tấm lòng thương con của cụ thật dung dị mà sâu sắc, bao la. Cụ có thương thân, tủi phận nhưng xet đến cùng cũng xuất phát từ tình thương con.
- Thương con bao nhiêu, cụ thương người bấy nhiêu. Cụ nhìn người đàn bà xa lạ kia với ánh mắt ái ngại, cảm thông và nghĩ : Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có được vợ… Cụ nhìn người bằng ánh mắt của tình thương và sự từng trải nên không hề xem thường phẩm giá của người đàn bà xa lạ này. Trái lại, từ người ban ơn cụ lại hạ thấp mình thành người hàm ơn, chịu ơn. Ý nghĩ tốt đẹp đó xuất phát từ tấm lòng độ lượng bao dung, nhân hậu.
- Thế nên cụ đồng ý cho Tràng lấy vợ, chấp nhận nàng dâu mới, sẵn sàng cưu mang người đồng cảnh.
- Nghĩ đến cảnh sống hiện tại, cụ vừa mừng vừa lo cho hạnh phúc của hai con, nhưng cụ lại tin tưởng : Ai giàu ba họ, ai khó ba đời ? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau…
- Sáng hôm sau, khi dọn vườn : cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Lòng cụ khấp khởi niềm vui dịu dàng chan hòa cùng tia năng nhảy nhót lấp lóa của bình minh. Cả gia đình cụ chung tay dọn dẹp nhà cửa là bắt đầu sửa soạn cho một cuộc sống mới đầy hi vọng. Ai cũng thầm nghĩ, nhà cửa sạch sẽ quang đãng thì có cơ làm ăn khấm khá hơn. Rồi bà tín toán việc làm ăn đầy tin tưởng : mua lấy đôi gà nuôi, chẳng mấy chốc mà có ngay đàn gà cho mà xem. Trong ý nghĩ của cụ là cả một viễn cảnh tươi đẹp.
- Niềm vui của cụ còn biểu hiện cảm động qua bữa ăn sáng. Cụ cứ nói chuyện huyên thuyên như muốn lấy cái vui sang cho mọi người, hâm nóng bầu không khí hạnh phúc. Cụ còn muốn tạo ra niềm vui bất ngờ nên nấu nồi cháo chè cám giấu kĩ, khi đem ra cụ cười xởi lởi và đon đả mời : Chè đây, chè khoán đây. Ngon đáo để cơ. Nhân ngày vui của con, bà muốn có một món quà nhưng nó nghèo nàn, thảm hại, không thể hiện được tình thương và mang đến niềm vui như ý muốn.
Sơ kết : Với nghệ thuật miêu tả tâm lí rất tinh tế, chi tiết chọn lọc đặc sắc, Kim Lân đã làm nổi bật tâm trạng người mẹ nhiều nỗi niềm suy nghĩ đan xen lẫn lộn để từ đó lột tả tín cách người mẹ Việ Nam : nghèo khổ mà hiểu biết, giàu tình thương và trách nhiệm.
Câu 4. Đặc sắc nghệ thuật của truyện.
- Nghệ thuật tạo hình huống độc đáo.
- Cách sử dụng ngôn ngữ bình dân tinh tế và có duyên
- Nghệ thuật tả tâm lí đặc sắc.
II. Luyện tập
HS tự làm.