Soạn bài về luận lí xã hội ở nước ta của Phan Châu Trinh
Soạn bài luyện tập thao tác lập luận bình luận ( tiếp theo )
I. Gợi ý trả lời câu hỏi.
Câu 1. Cấu trúc đoạn trích gồm có 3 phần:
- Phần 1: Khẳng định nước ta không ai biết luân lí xã hội.
- Phần 2: Sự thua kém về luân lí xã hội ở nước ta so với phương Tây.
- Phần 3: Chủ trương truyền bá xã hội chủ nghĩa cho người Việt Nam.
Chủ đề tư tưởng của đoạn trích: Cần truyền bá chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam để gây dựng đoàn thể nhằm hướng tới mục đích giành độc lập, tự do.
Câu 2.
Phần I: Tác giả đã chọn cách vào đề trực tiếp, thẳng thắn, gây ấn tượng mạnh mẽ cho người nghe.
- Phủ định tuyệt đối: Nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến xã hội luân lí.
- Tác giả còn phủ nhận sự ngộ nhận, sự xuyên tạc vấn đề của không ít người.
- Một tiếng bè bạn không thể cho thay xã hội luân lí được.
- Những người học ra làm quan thường nhắc câu “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” nhưng mấy ai hiểu đúng bản chất của vấn đề “bình thiên hạ”.
- Sự sống động trong tư duy, sự nhảy cảm trong quan hệ giao tiếp của tác giả thể hiện ở phần đầu đã khẳng định uy lực lời nói, tạo ấn tượng mạnh mẽ.
Câu 3.
Phần 2: Hai đoạn đầu tác giả đã so sánh bên châu Âu, bên Pháp với bên mình về những điều:
- Ý thức nghĩa vụ giữa người với người.
- Ở Pháp: mỗi khi quyền lợi riêng của một người, một hội bị đè nén thì người ta đấu tranh đòi cho được sự công bằng.
- Ở ta: Ai bị tai họa thì người đó chịu, người khác không quan tâm.
- Ở phương Tây người ta có đoàn thể, có công đức còn ở ta từ hồi cổ sơ ông cha mình cũng đã biết đoàn thể, công ích nhưng mấy trăm năm gần đây “trơ trọi, lơ láo, sợ sệt, ù lì” không biết đoàn thể, công ích là gì.
- Ở các đoạn sau tác giả chỉ ra nguyên nhân của tình trạng “dân không biết đoàn thể, không coi trọng công ích” là vì sự thối nát, phản động của đám quan trường:
- Ham quyền tước, ham bả vinh hoa.
- Tham nhũng.
- Từ quan lớn đến quan bé, bọn Nho học, bọn Tây học… tất cả là “lũ ăn cướp có giấy phép”.
(Chú ý cách dùng từ ngữ, hình ảnh ví von nhằm đả kích lũ quan trường và sự căm ghét cao độ của tác giả hướng vào chế độ vua quan chuyên chế).
Điều đáng nói là “dầu tham, dầu nhũng, dầu vơ vét rút tỉa của dân thế nào cũng không ai phẩm bình”, “không ai khen chê, không ai khinh bỉ”. Ai cũng an phận, cam chịu không cảm thấy bất bình để đấu tranh đòi sự công bằng.
Câu 4. Cách kết hợp yếu tố biểu cảm với yếu tố nghị luận trong đoạn trích:
- Yếu tố nghị luận thể hiện ở hệ thống luận điểm gắn bó chặt chẽ giữa các phần; lí lẽ; dẫn chứng; tranh luận; bày tỏ chính kiến….
- Yếu tố biểu cảm: câu cảm thán, câu hỏi tu từ, hình ảnh ví von… Yếu tố biểu cảm góp phần làm cho lí lẽ của bài diễn thuyết tăng thêm sức thuyết phục. Người nghe cảm thấy tác giả không chỉ nói bằng lí trí tỉnh táo mà còn bằng trái tim đầy xót xa trước tình trạng trì trệ thê thảm của xã hội Việt Nam.
II. Luyện tập.
Câu 1. Cảm nhận về tầm nhìn và tấm lòng Phan Châu Trinh.
Câu 2. Chủ trương gây dựng nền luân lí xã hội ở Việt Nam của Phan Châu Trinh đến nay vẫn còn có ý nghĩa thời sự:
- Cảnh báo nguy cơ tiêu vong các quan hệ xã hội tốt đẹp do lũ người “ham quyền tước, ham bả vinh hoa” (Thời nào cũng có) gây nên.
- Khơi dậy niềm lo âu vì sự chậm tiến của đất nước do ý thức dân chủ chưa được phát huy cao.
- Nhắc nhở tầm quan trọng của đoàn thể trong đời sống cộng đồng.