Soạn bài Về luân lí xã hội nước ta của Phan Châu Trinh
(Trích: “Đạo đức và luân lí Đông Tây)
Soạn bài Về luân lí xã hội nước ta của Phan Châu Trinh. Những năm đầu thế kỉ XX, nhà chí sĩ cách mạng yêu nước Phan Châu Trinh đã khuấy lên phong trào Duy Tân, mục đích cho dân giàu, nước mạnh, trên cơ sở đó mà tạo nên độc lập quốc gia.
1. Câu 1:
a. Ý chính của ba phần:
– Ở nước ta chưa có luân lí XH, mọi người chưa có ý niệm gì về luân lí XH.
– Bên Châu Âu, luân lí XH đã phát triển. Ở nước ta
Ý thức đoàn thể xưa cũng đã có nhưng nay đã sa sút, người nước ta không biết nghĩa vụ của mỗi người đối với nhau, chưa biết hợp sức giữ quyền lợi chung. Bọn vua quan không muốn dân ta có tinh thần đoàn thể mà dân càng nô lệ thì ngôi vua càng lâu dài, quan lại càng phú quý.
– Nay nước VN muốn được tự do, độc lập thì trước hết phải tuyên truyền XHCN, phải có đoàn thể để lo công ích, mọi người lo cho quyền lợi của nhau.
+ Ba phần đó liên hệ với nhau theo mạch diễn giải: Hiện trạng chung; biểu hiện cụ thể; giải pháp.
b. Chủ đề tư tưởng của đoạn trích:
Cần phải truyền bá Chủ nghĩa xã hội ở VN để gây dựng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng tới mục đích giành độc lập tự do.
Soạn bài Về luân lí xã hội nước ta của Phan Châu Trinh
2. Câu 2:
– Tác giả chọn cách đặt câu đề thẳng thắn, gây ấn tượng mạnh mẽ cho người nghe vấn đề đó là: Ở VN chưa có luân lí XH. Tác giả dùng cách nói phủ định “XH luân lí… dốt nát hơn nhiều”. => Cách vào đề à tư duy sắc sảo, nhạy bén của Phan Châu Trinh.
3. Câu 3:
– Tác giả so sánh: “bên Âu Châu”, “bên Pháp” với “bên mình” về quan niệm, nguyên tắc cốt yếu của luân lí XH là ý thức nghĩa vụ giữa người với người.
+ Tác giả bắt đầu với “cái XHCN bên Âu Châu” đề cao dân chủ, coi trọng sự bình đẳng, không chỉ quan tâm đến từng gia đình, quốc gia mà còn đến cả thế giới “Bên Pháp…mới nghe”. Là do “người ta có thể, có công đức”.
+ Còn “bên mình” thì “người nước ta…người”. Không biết cái nghĩa vụ của mỗi người trong nước đối với nhau, dẫn đến tình trạng ai sống chết mặc ai, người này không biết quan tâm đến người khác “Đi đường….đến mình à có hiện tượng ấy là do “người nước mình” thiếu ý thức đoàn thể.
4. Câu 4:
– Nguyên nhân: Lũ vua quan phản động, thối nát “ham quyền…hoa” “Muốn giữ…mãi” nên chúng đã tìm cách “phá tan tành…dân”. Tác giả hướng mũi nhọn đã kích vào bọn chúng,ông gọi là “bọn học trò”, “kẻ mang đai đội mủ”, “kẻ áo rộng khăn đen” “bọn quan lại”… à sự căm ghét cao độ. Bọn chúng không quan tâm đến cuộc sống của nhân dân, trái lại càng làm dân tối tăm khốn khổ thì chúng dễ bề cai trị, vơ vét. Để thêm giàu sang phú quý chúng: D/C Dân không có ý thức đoàn thể nên chúng lộng hành như thề mà “cũng không ai…chê bai” à Thấy làm quan lợi lộc, đủ mọi cách, mà không bị tố cáo lên án nên bọn người xấu đua nhau tìm đủ mọi cách “nào chạy…xuôi”, “đặng ngồi…thôi”.
– Chế độ vua quan chuyên chế vô cùng tồi tệ, cần phải phủ định một cách triệt để qua các hình ảnh gợi tả, lối ví von sắc bén “có kẻ…lay lưới”, “những bọn…vậy”.
5. Câu 5:
– Yếu tố nghị luận: Cách lí luận chặt chẽ, logích, nêu dẫn chứng cụ thể, xác thực, giọng văn mạnh mẽ, hùng hồn, dùng từ, đặt câu chính xác biểu hiện lí trí tỉnh táo, tư duy sắc sảo, đạt hiệu quả cao về nhận thức tư tưởng.
– Kết hợp yếu tố nghị luận:
+ Biểu cảm: Tác giả phát biểu ý kiến không chỉ bằng trí tỉnh táo mà còn bằng trái tim dạt dào cảm xúc, thấm thía nỗi xót đau trước tình trạng tăm tối, thê tảm của XH.
+ Câu cảm thán: “Thương hại thay”, thương ôi!…
+ Câu mở rộng thành phần để nhấn mạnh ý.
+ Những cụm từ ẩn chứa tình cảm đồng bào tình cảm dân tộc sâu nặng, thấm thiết: d/c.
+ Lời văn nhẹ nhàng, từ tốn “Là vì người ta…chung vậy…đã biết sống…đến”.
– Những yếu tố biểu cảm làm cho lí lẽ của bài diễn thuyết à thuyết phục lay chuyển mạnh mẽ nhận thức và tình cảm ở người nghe.