Soạn bài tương tư của Nguyễn Bính
Soạn bài tôi yêu em của Pu-Skin
I. Vài nét về bài thơ
Câu 1. Tìm hiểu thêm hoàn cảnh sáng tác bài thơ:
- Nhà văn Tô Hoài kể rằng khi mới quen Nguyễn Bính, ông thấy Nguyễn Bính luôn cắp theo trên tay một chiếc hộp đựng bảo thảo thơ mình và những bức thư tình. Nguyễn Bình nhận xét: dẫu cho những bức thư tình kia là những bằng chứng về lời thề “sông cạn đá mòn”, trong những thư ấy có lời dọa cắt tóc đi tu và uống thuốc phiện dấm thanh cho chết nhưng chắc không có người con gái nào yêu thơ, say mê nhà thơ đến mức bỏ tất cả để đi theo không mình. Bằng chứng là Nguyễn Bính chỉ còn là những lá thư tình cũ, còn người viết thư thì đã cho Nguyễn Bính “rơi” rồi.
- Có người kể rằng Nguyễn Bính khi còn ở Hà Nội, yêu một cô gái nhà giàu ở Hoàng Mai. Yêu để mà yêu cho thỏa ước mơ chứ không hi vọng người ta yêu mình.
Bài Tương Tư viết năm 1939 ở Hoàng Mai. Có thể từ mối tình ấy mà có bài thơ này chăng?
Câu 2. Đề tài:
- Tương tư là nỗi nhớ nhau của tình yêu đôi lứa. Thực tế từ “tương tư” thường được dùng để diễn tả nỗi nhớ đơn phương.
- Rất nhiều nhà thơ có tương tư – Xuân Diệu trong bài Tương tư chiều:
Anh một mình nghe tất cả buổi chiều
Vào chầm chậm ở trong hồn hiu quạnh
Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh
Anh nhớ em, anh nhớ lắm em ơi!
Nguyễn Bính tương tư nhưng không có cái bừng bừng như Xuân Diệu. Cái gốc dân dã, bình dị đi vào cả nỗi tương tư của Nguyễn Bính. Đây là tâm trạng tương tư của một chàng trai quê với những diễn biến chân thực mà tinh tế.
II. Đọc thêm
Câu 1. Nỗi nhớ mong và những lời kể lệ, trách móc, mơ tưởng, ước vọng xa xôi của chàng trai.
- Nhớ nhung da diết thành bệnh tương tư.
(Thành ngữ “chín nhớ mười thương” chỉ sợ nhớ nhung rất nhiều).
- Kể lệ, trách móc cũng chỉ là để bộc lộ nỗi tương tư của mình (Những câu hỏi tu từ xoáy vào lòng người nghe).
- Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
- Có xa xôi mấy mà tình xa xôi?
Âm điệu câu hỏi biến thành lời than.
- Tâm trạng chờ đợi mòn mỏi, sốt ruột:
Ngày qua ngày lại qua ngày
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng
- Câu thơ “Ngày qua ngày lại qua ngày” ngắt nhịp 3/3, chữ “lại” trở thành điểm nhấn của ngữ điệu diễn tả nhịp thời gian cứ trôi mà sự trông chờ càng vô vọng, chán ngán.
- Lấy sự chuyển đổi màu sắc cây lá “lá xanh” đã thành “lá vàng” để chỉ thời gian chờ đợi. Ở câu trên còn tính từng ngày, câu dưới đã thấy những mùa đi qua. Thời gian chờ đợi dài theo nỗi tương tư nên héo mòn,vô vọng, vô vàng. Cách diễn tả thật tinh tế và giàu ý nghĩa nhưng vẫn dễ cảm nhận.
- Mơ tưởng, ước vọng xa xôi:
- Trong ao ước đã có mầm vô vọng:
Bao giờ bến mới gặp đò
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?
Hình ảnh Bến, Hoa (cố định) – Đò, bướm (di chuyển) thật khó mà “gặp” được nhau.
+ Chàng trai quê sống trong nỗi tương tư nhưng vẫn gửi theo gió nỗi niềm ước vọng xa xôi.
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
Lẽ ra phải nói “cau thôn Đoài” nhớ “trầu thôn Đông” nhưng không dám chắc, đành nói lệch đi. Nhưng nỗi lòng nhớ nhung thì từ đầu đến cuối bài thơ đều không thay đổi.
+ Tình cảm của chàng trai trong bài thơ là tình yêu đơn phương, chưa được đền đáp. Nam nhi mà thụ động ngồi chờ đợi, tương tư thành bệnh là điều hiếm gặp trong thơ cũ. Nguyễn Bính đã giãi bày cái nỗi rất riêng tư trong tình yêu như vậy đó chính là cái mới trong thơ lãng mạn nói chung: con người có nhu cầu được thể hiện những đời sống. Tình cảm tự nhiên không giấu giếm.
Câu 2. Cách bày tỏ tình yêu, giọng điệu thơ, cách so sánh ví von ở bài thơ này có những điểm đáng lưu ý.
- Giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết, chân thành.
- Hình ảnh ví von, ẩn dụ, chất liệu ngôn từ chân quê đậm màu sắc dân gian: thông Đoài, thôn Đông, bến, đò, hoa, bướm, trầu – cau.
- Cách bày tỏ tình yêu tự nhiên kín đáo, ý nhị và có ý vị chân thành mộc mạc của tâm hồn chàng trai quê.
Câu 3. Trong thơ Nguyễn Bính “có hồn xưa đất nước” (Hoài Thanh). Điều đó được thể hiện ở cách biểu hiện cảm xúc, cách dùng ngôn ngữ, chất liệu đậm màu sắc dân gian, giàu chất “chân quê”.