Soạn bài tôi yêu em của Pu-Skin
Soạn bài đặc điểm loại hình của tiếng việt
I. Gợi ý trả lời câu hỏi
Câu 1. Điệp khúc tôi yêu em làm nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ. So sánh những lần xuất hiện điệp khúc ấy ta sẽ thấy giọng điệu trữ tình có sự chuyển biến.
– Điệp khúc tôi yêu em xuất hiện ở bên câu thơ đầu thể hiện cảm xúc dè dặt, bị kìm nén, bị lí trí chi phối.
Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.
+ Hai câu đầu, nguyên bản là :
Tôi yêu em, tình yêu có lẽ
Chưa tắt hẳn trong lòng tôi.
Sự bày tỏ dè dặt qua cách dùng từ có lẽ, chưa tắt hẳn… nhưng bên trong vẫn ngầm khẳng định một tình yêu âm ỉ, dai dẳng.
+ Vẫn mãi yêu em nhưng cũng nhận thức được tình yêu đơn phương của mình sẽ làm cho người mình yêu phải băn khoăn, u hoài. Vì vậy, trong lí trí, tác giả muốn dập tắt ngọn lửa tình yêu để trả lại sự yên tĩnh, thanh thản trong tâm hồn người mình yêu.
– Điệp khúc tôi yêu em ở bốn câu sau chuyển đổi đột ngột, tuôn trào không theo mệnh lệnh của lí trí:
Tôi yêu em âm thầm không hi vọng
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen
Tôi yêu em yêu chân thành, đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.
+ Những từ lúc, khi, diễn tả những trạng thái tình yêu biến đổi đa dạng nhưng rất đỗi bình thường. Mặc dù tình yêu của tôi là không hi vọng, là tình yêu âm thầm đơn phương nhưng nó vẫn mang đầy đủ sắc thái tâm trạng của một người đang yêu: muốn bày tỏ nhưng lại rụt rè, e ngại bị khước từ; thấy được người mình yêu ở bên một ai đó cũng ghen tuông, đau khổ. Chứng tỏ bề ngoài đầy lí trí, cứng cỏi nhưng trong chiều sâu tâm hồn tôi vẫn rất yêu em.
+ Điệp khúc tôi yêu em, yêu… tuôn trào cảm xúc, muốn bộc bạch cho hết sự chân thành, đằm thắm trong tình yêu của tôi dành cho em. Một lần nữa tác giả cho thấy tình yêu thiết tha, nồng nàn đó sẽ không bai giờ lụi tắt (mặc dù vì người yêu ông có thể tự nguyện rút lui). Rút lui trong khi ngọn lửa tình vẫn âm ỉ nhưng vẫn cầu mong người mình yêu gặp được người khác yêu thương như vậy. Quả là cao thượng, nhân hậu.
Câu 2. Hai câu kết bất ngờ hàm chứa nhiều ý vị:
Bởi lẽ thông thường khi yêu người ta ích kỉ. Yêu nhau càng thiết tha thì khi chia tay càng hậm hực, nhỏ nhen… hận thù: Pu-skin đã vượt được thói ích kĩ tầm thường trong tình yêu bằng một sự ứng xử rất đẹp: yêu là trân trọng người mình yêu, mong muốn người yêu được hạnh phúc.
Câu 3. Bài thơ dường như muốn nói lời từ giã cho một mối tình không thành. Nhưng đó là lời từ giã rất đặc biệt, vẫn tràn ngập yêu thương không một chút hận thù, một lời cầu mong đầy tính nhân văn. Đó là một minh chứng cho văn hóa tình yêu.
Câu 4. Tâm hồn Pu-skin qua bài thơ.
Bài thơ thấm đượm nỗi buồn của mối tình vô vọng nhưng là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha.