Đề bài: soạn bài một người hà nội của Nguyễn Khải
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Nguyễn Khải (1930-2008) tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải sinh tại Hà Nội
– Nguyễn Khải bắt đầu sáng tác từ năm 1950
– Các sáng tác của Nguyễn Khải được chia ra làm hai giai đoạn:
• Trước năm 1975
+ Đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội: Mùa lạc(1960), Tầm nhìn xa(1960), chủ tịch huyện(1972)…
+ Đề tài xây dựng hình tượng người lính: Họ sống và chiến đấu (1966), ra đảo(1970), chiến sĩ (1973)
• Sau năm 1975: nhà văn tập trung đi vào đề cập vấn đề chính trị xã hội có tính thời sự. Nhà văn đặc biệt quan tâm đến tính cách của con người hiện nay trước những biến động của đời sống xã hội : Cha và con(1979), gặp gỡ cuối năm(1982), một người Hà Nội (1990).
2. Tác phẩm
– Tác phẩm được in trong truyện ngắn cùng tên. Truyện thể hiện những khám phá phát hiện của Nguyễn Khải về vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn con người qua bao biến động thăng trầm của xã hội. cụ thể ở đây là nhân vật Bà Hiền
II. Đọc hiểu chi tiết
1. Nhân vật cô Hiền
– Xuất thân trong một gia đình giàu có lương thiện:
• Mẹ buôn nước mắm
• Cha đậu tú tài, mê văn thơ và dạu cho con những khuôn phép nhà quan
– Ngoại hình: xinh đẹp, khuôn mặt tư sản, thông minh và rất yêu thơ văn. Được gia đình mở phòng tiếp khách văn chương
– Tính cách và phẩm chất của cô Hiền
• Cô cùng Hà Nội cùng đất nước trải qua biết bao nhiêu thăng trầm nhưng vẫn giữ được cốt cách con người Hà Nội. Cô sống chân thành không dấu giếm quan điểm với mọi người xung quanh
• Với hôn nhân: cô chọn chồng là một ông giáo tiểu học chăm chỉ gia đình ổn điịnh chồng hiền lành
• Việc sinh con: dừng lại ở tuổi 40 sau khi sinh được 5 đứa con để mai này có thể chăm lo cho con chu đáo
• Việc dạy con:dạy từ cái nhỏ nhất, dạy từ cái ăn uống hằng ngày, cô dạy con cách sống làm người Hà Nội lịch sự tế nhị, hào hoa, biết giữ gìn phẩm chất của con người Hà Nội
• Quan điểm về gia đình: là nội tướng trong gia đình
• Chiêm nghiệm lẽ đời: vui hơi nhiều, nói hơi nhiều
-> Cô Hiền quả là một người thức thời khi có những cư xử hợp với tình hình của xã hội của đất nước. Hòa bình ở Miền Bắc cô tính toán mọi việc rất khôn khéo mà đã làm là làm chứ không bận tâm để ý đến những lời đàm tiếu xung quanh. Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại cô dạy con cách sống cho không phải xấu hổ, cô khuyên con lên đường nhập ngũ. Sau đó đất nước thống nhất cô lại mở một cửa hàng lưu niệm tự tay làm những sản phẩm đi bán. Chồng đòi mua máy in nhưng cô đã phân tích và không cho. Cô nghĩ cô chỉ làm những gì có lợi cho đất nước
-> Cô Hiền quả là một hạt bụi vàng của Hà Nội sau bao thăng trầm vẫn cứ sống có nghĩa cho đất nước cho gia đình, hạt bụi ấy tuy là bé nhưng lại vô cùng quý giá
2. Nhân vật khác
a. Nhân vật tôi
– Người chứng kiến và tham gia nhiều chặng đường lịch sử của dân tộc và nhân vật gặp cô Hiền đã có những quan sát tinh tế về người Hà Nội này
b. Nhân vật Dũng
– Anh đã sống đúng với những lời mẹ dạy, anh đã cùng hơn 660 thanh niên anh dũng lên đường cứu lấy Tổ Quốc cứu lấy Hà Nội
– Có thể nói Dũng và Tuất đều thể hiện được cốt cách của con người Hà Nội
c. Một số nhân vật như ông bạn trẻ đạp xe như gió, nhân vật mà nhân vật tôi hỏi đường. Đó là những hạt sạn làm mờ đi cốt cách của con nguời Hà Nội
3. Ý nghĩa cây si cổ thụ
– Hình ảnh cây si bị bão đánh bật rễ thể hiện sự khắc nghiệt của thiên nhiên đồng thời nó cũng là quy luật của xã hội
– Con người đã chinh phục được thiên niên
– Cây si biểu tượng cho vẻ đẹp của người Hà Nội
III. Tổng kết
– Xây dựng thành công nhân vật cô Hiền đại diện cho vẻ đẹp của con nguời Hà Nội rất thức thời và lịch sự trang nhã. Đặc biệt cô chỉ làm những gì có lợi cho đất nước của mình. cô xứng đáng là hạt bụi vàng của Hà Nội