Soạn bài Mã Giám Sinh mua Kiều

Soạn bài Mã Giám Sinh mua Kiều

Soạn bài chuyện người con gái Nam Xương

I. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Mã Giám Sinh, nhân vật chính của đoạn trích được thể hiện với những đặc điểm sau.

a. Mã Giám Sinh là một kẻ lừa dối, vô học.

Lừa dối:

  • Xưng danh không rõ ràng: thông thường họ tên phải đi liền với nhau như: Họ Kim tên Trọng, hay họ Từ tên Hải… Ở đây, hỏi tên lại trả lời bằng nghề nghiệp: Giám Sinh là thư sinh trường Quốc Tử Giám.
  • Thực tế hắn không phải là thư sinh mà là một tay buôn người, nói dối là thư sinh để đánh lừa gia đình Thúy Kiều.
  • Lừa dối còn được thể hiện qua cách ăn mặc: hắn thuộc loại quá niên trạc ngoại tứ tuần, như vậy không còn trẻ nữ. Hắn muốn lấy vợ – mà lấy một người đẹp như Kiều thì cần phải trẻ để tương xứng, nên mới: Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao.

Vô học:

  • Qua cách trả lời khi vấn danh: Hỏi tên, rằng ….. – Hỏi quê, rằng …. Cách trả lời cộc lốc còn thể hiện vẻ vô lễ ngạo mạn.
  • Qua tư thế: đi hỏi vợ phải trịnh trọng, thế mà Mã Giám Sinh đến với hình ảnh một lũ đầy tớ nhốn nháo xô bồ như ở đường ở chợ.

“Trước thầy sau tớ xôn xao”

  • Qua hành động ngang nhiên, ngạo mạn.

“Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”

Ghế trên là ghế dành cho các bậc bề trên cao tuổi. Mã Giám Sinh đi hỏi vợ là phận con cháu thế mà lại nhảy tót lên ngồi. Ngồi tót là tư thế ngồi bất nhã, đó là cách ngồi của những kẻ vô học, kém văn hóa, cách ngồi của kẻ cậy cửa, khinh người.

b. Mã Giám Sinh là kẻ vô lương tâm, tàn nhẫn.

  • Kiều là người con gái liễu yếu đào tơ. Gia cảnh lại đang trong cơn hoạn nạn, thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng, thế mà hắn không động lòng trắc ẩn.
  • Kiều không những là một tuyệt thế giai nhân mà còn là người con gái hiếu thảo, giàu đức hi sinh, bán mình chuộc cha. Hành động của nàng không ai lại không cảm phục. Nhưng Mã Giám Sinh vẫn không một chút mủi lòng, vẫn tiến hành mua bán một cách trắng trợn và thô bạo, bày trò Ép cung cầm nguyệt, thử bài quạt thơ.

c. Mã Giám Sinh là một tay buôn keo kiệt, bủn xỉn, lọc lõi lão luyện.

  • Lọc lõi lão luyện được thể hiện qua việc “chọn hàng, thử hàng”.

Kiều mà một người tài hoa, xinh đẹp thế nhưng Mã Giám Sinh xem nàng như một đồ vật, mà:

“Đắn đo cân sức cân tài
Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ”.

Đắn đo, cân, ép, thử… đủ thứ trò, lật nghiêng, xoay phải, xoay trái, xem phải để tìm ra vết xước nếu có – để kiểm định chất lượng của “món hàng” như thế nào. Hắn thuộc loại chỉ có lừa người chứ không bao giờ bị người ta lừa.

  • Bủn xin, keo kiệt:

Sau khi xác định được “món hàng” là tuyệt hảo, đáng giá nghìn vàng, hắn mới bắt đầu trả giá:

“Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm”

Đáng giá nghìn vàng – mà chỉ trả với giá vàng ngoài bốn trăm. Hắn thừa biết gia cảnh của nàng Kiều hiện tại để bắt bí với giá rẻ mạt nhất. Chỉ có những kẻ lão luyện, tinh ranh trong nghề mới có thể mua bán được như vậy.

Soạn bài Mã Giám Sinh mua Kiều

Soạn bài Mã Giám Sinh mua Kiều

Câu 2. Cảm nhận của em về hình ảnh của Thúy Kiều.

Cuộc đời của Thúy Kiều, một cô gai tài hoa nhưng bạc mệnh, cuộc đời của nàng là một chuỗi dài của sự bi thương đau đớn. Trong đoạn trích, hình ảnh của nàng là một chuỗi dài của sự bi thương đau đớn. Trong đoạn trích, hình ảnh của nàng hiện lên tuy không nhiều nhưng chúng ta vẫn cảm nhận được tình cảnh tội nghiệp và nỗi đau đớn tái tê của nàng.

a. Tình cảnh tội nghiệp.

  • Gia đình nàng gặp cơn nguy biến, bị thằng bán tơ vu oan. Bọn sai nha lập tức ùa tới “sạch sành sanh” vét cho đầy túi tham.
  • Cha và em nàng bị bắt, bị đánh đập tàn nhẫn: Tường cao rút ngược dây đàn – Dẫu là đá cũng nát gan là người.
  • Để cứu cha và em, Kiều đã hi sinh mối tình với Kim Trọng, bán mình chuộc cha.

b. Nỗi đau đớn, tái tê.

  • Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng, Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai. Đó là nỗi đau đớn đến tột cùng. Từ một cô gái khuê các, sống trong cảnh “trướng gấm màn che” bỗng dưng nàng bị ném vào cuộc đời ô trọc, bầm dập.
  • Trong lòng nàng lúc bấy giờ đang ngổn ngang trăm mối tơ vò: tình duyên đứt đoạn, cha và em bị đánh đập, cửa nhà tan nát thế nhưng nàng phải đánh đàn, phải làm thơ để cho Mã Giám Sinh vừa lòng, trong lòng thì lại chất chứa lo lắng vì số phận sắp tới của mình.

Câu 3. Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua đoạn trích.

  • Khinh bỉ, căm giận bọn người bất lương: Mã Giám Sinh là nhân vật xấu, tiêu biểu cho xã hội đầy thối nát lúc bấy giờ. Chính y và những kẻ khác đã đẩy cuộc đời những người dân lương thiện vào đường cùng ngõ cụt, vào tình cảnh đau đớn. Ngòi bút của Nguyễn Du vạch trạch bản chất của y và thực trạng đen tối của xã hội.
  • Đau đớn xót xa trước tình cảnh con người bị chà đạp: Thúy Kiều đẹp đẽ, tài sắc đến thế mà bị trở thành như một món hàng để cho những kẻ có tiền mặc sức mua bán, trả giá. Thân phận con người bị chà đạp, bị coi khinh. Mỗi bước đi của Kiều thấm đầy nước mắt, đó đâu chỉ là nước mắt của Kiều mà còn là nước mắt của Nguyễn Du khóc thương cho sự bất hạnh của con người.

Thảo luận cho bài: Soạn bài Mã Giám Sinh mua Kiều