Soạn bài chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Soạn bài chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh của Phạm Đình Hổ

Soạn bài tóm tắt tác phẩm tự sự

I. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1.

Thói ăn chơi xa xỉ, vô độ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận được miêu tả qua những chi tiết cụ thể, gây ấn tượng mạnh.

  • Chúa Trịnh cho xây dựng nhiều cung điện đình đài ở khắp nơi , hao tiền tốn của không biết bao nhiêu mà kể…
  • Những cuộc dạo chơi của chúa được miêu tả tỉ mị; diễn da thường xuyên, đông người hầu hạ, bày đặt nhiều trò giải trí, lố lăng, tốn kém…
  • Cướp đoạt những của quý trong thiên hạ về tô điểm phủ chúa.

Lời văn ghi chép sự việc rất chân thực, cụ thể, khách quan, có liệt kê và miêu tả tỉ mị vài sự việc nổi bật để khắc họa ấn tượng…

  • Kết thúc đoạn miêu tả, tác giả nói: “Kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường”. Đó là những từ ngữ bộc lộ kín đáo cảm xúc, thái độ chủ quan của tác giả. Cảnh thưc được miêu tả ở những khu vườn trong phủ chúa được bày vẽ, tô điểm, những âm thanh lại gợi cảm giác ghê rợn trước một cái gì đang tan tác, đau thương. Tác giả xem đó là “Triệu bất tường” là điềm gở, chẳng lành. Nó như dấu hiệu báo trước sự suy vong tất yếu của một triều đại chỉ biết chăm lo chuyện ăn chơi, hưởng lạc trên mồ hôi, nước mắt và cả xuong máu của dân lành. Và quả thực điều đó đã xảy ra không lâu sau.
Soạn bài chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh của Phạm Đình Hổ

Soạn bài chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh của Phạm Đình Hổ

Câu 2. Bọn quan hầu cận trong phủ chúa, I thé mà làm càn, tác oai tác quái trong nhân dân. Thủ đoạn của chúng là hành động vừa ăn cắp vừa la làng, người dân như thế là bị cướp của tới hai lần, bằng không thì phải tự tay hủy bỏ của quý của mình. Đó là điều hết sức vô lí, bất công.

Trong đoạn văn tác giả kể lại một sự việc đã xảy ran gay tại gia đình mình để tăng sức thuyết phục cho những chi tiết chân thực mà tác giả đã ghi chép ở trên, đồng thời cũng làm cho cách viết phong phú, sinh động. Cảm xúc của tác giả được gửi gắm qua sự việc một cách kín đáo.

Câu 3. Thể “tùy bút” là thể loại ghi chép về những con người, sự việc cụ thể, có thật, qua đó bộc lộ cảm nghĩ, đánh giá, nhận thức của mình về con người, cuộc sống. Sự ghi chép tùy theo cảm hứng chủ quan, có thể tản mạn, không gò bó theo kết cấu, nhưng vẫn tuân theo một tư tưởng, cảm xúc chủ đạo. Lối ghi chép này giàu chất trữ tình hơn bút kí, kí sự.

Còn ở thể loại truyện , hiện thực cuộc sống được phản ánh thông qua số phận nhân vật. Cốt truyện đươc triển khai, hệ thống nhân vật được khắc họa nhờ một hệ thống chi tiết nghệ thuật phong phú đa dạng.

II. Luyện tập

Qua bài chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh và bài đọc thêm có thể thấy được phần bào hiện thực đất nước ta vào thời vua Lê – chúa Trịnh (cuối thế kỉ XIII). Đó là thời kì chế độ phong kiến mục rỗng, thối nát. Vua chúa, quan lại chỉ lo ăn chơi hưởng lạc vơ vét của cải không chăm lo đến kinh tế. Đời sống nhân dân loạn lạc đói kém, vô cùng cơ cực. Những chi tiết chân thực được tác gia miêu tả đã gây ấn tượng mạnh cho người đọc.

Thảo luận cho bài: Soạn bài chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh