Soạn bài: Chạy Giặc – Nguyễn Đình Chiểu

Soạn bài: Chạy Giặc – Nguyễn Đình Chiểu

Không phải chỉ là một câu hỏi gay gắt và lời phê phán nghiêm khắc những trang dẹp loạn của triều đình. Hình như câu thơ còn là một tiếng khóc nghẹn tràn đầy nước mắt của con người mù lòa hết lòng yêu nước thương dân mà không thể làm gì cho dân trong cơn loạn lạc.

Mời các em học sinh tham khảo thêm:

Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn

I. Đôi nét về tác giả:

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho, một thầy đồ, một thầy thuốc, một nhà thơ và là một nghĩa sĩ có nhân cách.

Mặc dù đôi mắt lúc đó đã mù loà, nhưng nỗi đau đớn của một người dân mất nước, hàng ngày chứng kiến cảnh giặc Pháp tấn công và đánh chiếm quê hương đã khiến ông hình dung, tưởng tượng thật rõ ràng cảnh nước mất nhà tan. Ông đã vẽ nên bức tranh đầy máu và nước mắt về một thời điểm lịch sử đen tối của dân tộc.

Soạn bài: Chạy Giặc - Nguyễn Đình Chiểu

Soạn bài: Chạy Giặc – Nguyễn Đình Chiểu

II. Đọc hiểu tác phẩm:

–  Chạy giặc được sáng tác khi nhà thơ chứng kiến cảnh nhân dân chạy loạn.

– Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, bắt đầu cuộc xâm lược Việt Nam. Nhưng chúng đã gặp sự kháng cự của quân triều đình và nhân dân. Thực dân Pháp quay sang tiến vào Sài Gòn, tràn tới sông Bến Nghé. Bài thơ thể hiện lòng yêu nước nồng nàn của nhà thơ và nỗi đau của ông khi phải chứng kiến cảnh nước mất nhà tan.

-Cách đọc:  Khi đọc, chú ý quy tắc gieo vần theo niêm luật của thơ thất ngôn bát cú.

* Hướng dẫn tìm hiểu bài:

1. Hai câu đề:

“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây
Một bàn cờ thế phút sa tay”

=> Đất nước đã lâm vào cục diện bi đát, giống như người chơi cờ đã sơ sảy một nước quan tọng không sao quay lại được và đang đối mặt với nguy cơ thất bại. Bàn cờ ấy không phải của riieng ai mà của cả dân tộcđang đứng trên ngưỡng cửa của chiến tranh, mất mát.

2. Hai câu thực:

“Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ bầy chim dáo dác bay”

– Đảo ngữ => Câu thơ có giá trị biểu cảm cao  hơn hẳn so với kiểu diễn đạt thông thường.

– Cái được nhấn mạnh ở đây là trạng thái hốt hoảng, hoang mang, hoảng loạn, mất định hướng của con người.

3. Hai câu luận:

Bến Nghé của tiền tan bọt nước
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.

Nghệ thuật đối và đảo ngữ được vận dụng sáng tạo

Hai câu thơ giúp người đọc hình dung được cảnh tan tác, tang thương của cả vùng Gia Định. Hai hình ảnh miêu tả đầy tính hình tượng: tan bọt nước và nhuốm màu mây thể hiện niềm nuối tiếc khôn nguôi.

– Tâm trạng tác giả đã chuyển từ bất ngờ, hoang mang sang đau đớn rồi chua chát, xót xa.

4. Hai câu kết:

Hỏi Trang dẹp loạn rày đâu vắng
Nỡ để dân đen mắc nạn này?

Nhà thơ ko dùng các từ ngữ “người” hay “tướng” hay “sĩ phu”…. dẹp loạn mà dùng từ “trang” để nhấn mạnh sắc thái tôn kính.

  • Câu hỏi xoáy sâu vào lòng những người còn có dũng khí, còn có lương tri, ko để mất nước.
  • Từ “nỡ” khiến người đọc cảm thấy trong câu hỏi có một lời tha thiết cầu xin.

* Nghệ thuật

  • Tả thực kết hợp với khái quát, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh.
  • Biện pháp đối lập, câu hỏi tu từ.

* Ý nghĩa văn bản

Bài thơ gợi lại một thời đau thương của dân tộc, gợi lòng căm thù kẻ thù xâm lược.

Thảo luận cho bài: Soạn bài: Chạy Giặc – Nguyễn Đình Chiểu