Soạn bài bến quê

Soạn bài bến quê

Soạn bài tổng kết phần văn bản nhật dụng lớp 9

Đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Từng vào sinh ra tử, đi khắp chốn khắp nơi, Nhĩ bị cột chặt vào gường bệnh với sinh mệnh đo đếm từng ngày đến nỗi không thể mình dịch chuyển được. Chính vào thời điểm ấy, Nhĩ lại phát hiện ra vùng đất bên kia sông, nơi bến quê thân thuộc, một vẻ đẹp bình dị mà quyến rũ.

Đặt nhân vật vào tình huống đặc biệt này, tác giả muốn cùng bạn đọc đến những trải nghiệm về cuộc đời : cuộc sống và số phận con người chứa đầy nhưngnhững điều bất thường, những nghịch lí, ngẫu nhiên, vượ qua ngoài những dự định và ước muốn, cả những hiểu biết và toan tính của con người.

 

Qua những suy nghĩ của nhân vật, Nguyễn Minh Châu còn muốn mang đến cho bạn đọc một chiêm nghiễm khác : ‘’’con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc chùng chình’’ và sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp rất gần gũi như cái bãi bồi bên kia sông hay người vợ tảo tần, giàu tình yêu và đức hi sinh thì phải đến lúc này, khi sắp giã biệt cuộc  đời, Nhĩ mới cảm nhận, thấm thía được.

Soạn bài bến quê

Soạn bài bến quê

Câu 2. Phân tích nhân vật.

  • Câu chuyện viết về số phận của Nhĩ, một người đàn ông đã từng bôn ba, được tiếp xúc nhiều nơi, chiêm ngưỡng bao nhiêu vẻ đẹp kì quan của thế giới nhưng đến cuối đời khi bị một căn bệnh hiểm nghèo phải nằm liệt gường anh mới cảm nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của vợ cũng như vẻ đẹp bình dị của bãi bồi bên kia sông, bến quê của vợ anh mà anh chưa một lần đặt chân đến.
  • Trước hết đó là vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông theo tầm nhìn của Nhĩ từ gần tới xa trong một buổi sáng thu. Bức tranh ấy gợi lên vẻ đẹp trong trẻo tươi mát của một vùng quê ven sông ở nông thôn qua những hình ảnh quen thuộc : dòng sông Hồng uốn lượn, bầu trời cao rộng, bãi cát phẳng lì, những bông hoa bằng lăng tím tô điểm thêm vẻ đẹp dịu dàng duyên dáng – Đó là hình ảnh rất thực, rất gần gũi nhưng với Nhị thì mới lạ bởi bì anh có cảm giác như lần đầu tiên anh mới nhìn thấy. Bức tranh đó cũng là vẻ đẹp của cuộc sống, những cái bình dị của quê hương xứ sở.
  • Hình ảnh những bông hoa bằng lăng cuối mùa thu màu sắc như đậm hơn, cùng những tảng đất ở bờ sông bên này khi cơn lũ đầu nguồn sắp về đổ ụp vào giấc ngủ của Nhị lúc gần sáng, là những chi tiết gợi cho ta liên tưởng tới sự sông của Nhị ở những ngày cuối cùng. Đặt trong suy nghĩ của nhân vật trước lời anh hỏi vợ, ta cảm thận được cuộc sống buồn tẻ chán ngán và đầy tuyệt vọng, khi cái chết đã đến với anh.
  • Kế đó là cảm nhận của Nhị về Liên (vợ anh). Lần đầu tiên Nhĩ để ý thấy đang mặc tấm áo vá, những ngón tay gầy guộc, âu yếm vuốt ve bên vai của anh, và Nhĩ nhận ra tất cả tình yêu thương, sự tần tảo và đức hi sinh thầm lặng của vợ. Anh nói với chị Liên : ‘’’Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm và em vẫn nín thinh’’. Còn Liên đã trả lời : ‘’’Có sao đâu, miễn là anh sống, luôn luôn có mặt anh, tiếng nói của anh trong gian phòng này’’. Chính trong những ngày cuối đời, Nhĩ mới thật sự thấu hiểu với lòng biết ơn sâu sắc người vợ của mình : ‘’’cũng như cảnh bãi đồi đang nằm phơi mình bên kia, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tảo tần và chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa, và cũng chính nhờ có điều đó mà sau nhiều tháng bôn tẩu tìm kiếm… Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này’’.
  • Niềm khát khao của Nhĩ chính là được đặt chân lên bãi đồi bên kia sông để được chiêm ngưỡng và tận hưởng cái đẹp rất đổi bình dị và gần gũi qua cửa sổ văn phòng, đồng thời cũng hiểu rằng mình sắp phải từ giã cõi đời, ở Nhĩ bừng dậy một niềm khao khát vô vọng là được đặt chân một lần lên cái bãi bồi bên kia sông. Điều ước muốn ấy chính là sự thức tỉnh về giá trị bền vững rất bình thường nhưng có ý nghĩa sâu xa của cuộc sống – nhưng giá trị này thường bị người ta bỏ qua, lãng quên, nhất là lúc còn trẻ, khi những ham muốn xa vời mộng tưởng đang lôi cuốn con người ta tìm đến. Sự thức tỉnh này chỉ đến được với người ta khi họ đã từng trải, với Nhĩ đó là lúc cuối đời, khi phải nằm liệt gường bệnh, ở trong anh là sự thức tỉnh xen lẫn với niềm ân hận và xót xa : ‘’’họa chăn chỉ có anh đã từng trải mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia’’.
  • Không thực hiện được điều ước muốn bằng khả năng của mình, anh đành nhờ cậu con trai đến bãi bồi bên kia sông để giúp anh thỏa niềm mong ước cuối cùng ấy. Nhưng nó là một cách miễn cưỡng và bị cuốn hút vào trò chơi phá cờ thế ở trên đường mà có thể lỡ chuyến đò sang ngang duy nhất trong ngày. Hành động cử chỉ của cậu con trai phải chăng chính là hình nhả của Nhĩ thuở nào, nên anh đã ngẫm ra một triết lí về cuộc sống : ‘’’ con người ta trong đời khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc chùng chình’’ triết lí ấy lả của một con người đã trải nghiệm, đã có ước muốn xa vời mà cuộc đời khi trẻ vô tình bỏ qua những cái bình dị ở bên ta.
  • Anh Nhị đang nhìn đứa con không hiểu được điều anh nhờ nó nên anh đã rút ra được triết lí sâu xa đó như một sự đau đớn pha lẫn niềm ân hận của riêng anh. Hiểu được triết lí đó ta mới hiểu được ý tưởng sâu xa của tác giả như muốn khuyên mỗi chúng ta đừng lãng phí thời gian vào những điều vòng vèo chùng chính mà cần trân trọng những giá trị bền vững, những vẻ đẹp bình dị của cuộc đời ở ngay quanh ta.
  • Hành động anh khoát tay ra hiệu cho con như thúc giục nó cùng với việc anh nhoài người về phía cửa sổ như cố truyền lấy những khát vọng tâm hồn đẹp đẽ để thức tỉnh đứa con hay mỗi chúng ta đừng sa vào cái vòng vèo chùng chình của đường đời mà phải dứt ra khỏi nó để hướng tới giá trị đích thực vốn rất giản dị gần gũi và bền vững.

Câu 3. Đánh giá nhân vật.

  • Nhân vật Nhị là một loại nhân vật tư tưởng : tức là loại nhân vật mà nhà văn muốn xây dựng tập trung thể hiện một tư tưởng, một ý thức tồn tại trong đời sống tinh thần của xã hội.
  • Thông qua nhân vật Nhị : nhà văn muốn thức tỉnh mọi người : hãy biết nhận ra những vẻ đẹp bình dị mà quý giá, bền vững trong những cái gần gũi của quê hương và gia đình và hãy cận thận, đừng sa vào những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình trong cuộc đời để rồi đến chậm hoặc không đến được với những giá trị đích thực của cuộc sống.

Câu 4. Ở đoạn kết truyện, tác giả đã tập trung miêu tả chân dung và cử chỉ của nhân vật với vẻ rất khác thường : ‘’’Anh cố thu nhặt chút sức cuối dùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài nào đó’’. Hành động này của Nhĩ có thể hiểu là anh đang nôn nóng thúc giục cậu con trai hãy mau kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày, thế những qua suy nghĩ của Nhị trước đó, ta lại nhận ra một ý nghĩa khác : đó là ý muốn thức tỉnh mọi người về những cái ‘’’vòng vèo, chùng chình’’ để hướng tới những giá trị đích thực vốn giản dị, gần gũi và bền vững.

Câu 5. Trong truyện ngắn này, hầu như các hình ảnh đều mang tính đa nghĩa, vừa là nghĩa thực vừa là nghĩa biểu tượng.

  • Hình ảnh bãi bồi, bến sông ngoài ý nghĩa thực còn là vẻ đẹp của đời sống bình dị, gần gũi, thân thuộc của quê hương, xứ sở.
  • Những bông hoa bằng lăng cuối mùa màu sắc như đậm hơn, tiếng những tảng đất lở ở bờ sông bên này ụp vào giấc ngủ của Nhị lúc gần sáng, gợi tả ý nghĩa sự sống của nhân vật Nhị đã ở vào những ngày cuối cùng.
  • Đứa con trai ham chơi gợi về suy nghĩ về sự chùng chình, vòng vèo trong đời sống con người.
  • Hành động, cử chỉ của Nhĩ ở cuối truyện cũng mang ý nghĩa biểu hiện (đã phân tích ở câu 4).

Câu 6. Đoạn văn diễn tả những suy nghĩa của nhân vật khi thấy đứa con ham chơi, quên cả việc bố nhờ đã thể hiện sâu sắc chủ đề của truyện : trong cuộc sống, con người thường khó tránh khỏi những điều vòng vèo, chùng chình. Cần phải thức tỉnh những giá trị và vẻ đẹp đích thực đời sống ở những cái gần gũi, bình thường mà bền vững.

Thảo luận cho bài: Soạn bài bến quê