Phân tích truyện thơ Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu – truyện thơ dân tộc Thái)

Phân tích truyện thơ Lời tiễn dặn

Đề bài: Phân tích bài thơ Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu – truyện thơ dân tộc Thái)

Phân tích bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

Bài làm 

I – NHỮNG KIẾN THỨC BỔ TRỢ

1. Tri thức về thể loại

Truyện thơ dân gian các dân tộc thiểu số là những truyện kể dài bằng thơ, mang đậm bản sắc văn hoá, phong tục tập quán, tâm hồn tình cảm của đồng bào các dân tộc. Một số truyện thơ tiêu biểu của các dân tộc như : Dăm Săn, Đẻ đất đẻ nước, Xinh Nhã, Đăm Noi, Cây nêu thần,…

 

Căn cứ vào đề tài và nội dung phản ánh, phương thức diễn xướng và tích truyện, các nhà nghiên cứu chia truyện thơ các dân tộc thiểu số thành bốn nhóm:

  • Những truyện thơ gắn với sinh hoạt nghi lễ dân gian.
  • Những truyện thơ kế thừa truyền thống tự sự của truyện cổ dân gian.
  • Những truyện thơ kế thừa truyền thống của thơ ca trữ tình dân gian.
  • Những truyện thơ có tính chất thuyết giáo.

2. Một số điểm cần lưu ý

Đúng như tên gọi, truyện thơ là truyện kể dân gian tồn tại bằng hình thức thơ ca, thường có quy mô lớn hàng ngàn câu thơ. Nói đến truyện thơ phải nói đến sự kết hợp hài hoà giữa yếu tổ tự sự và yếu tố trữ tình. Kế thừa đặc điểm của thể loại truyện cổ tích, truyện thơ kể về một câu chuyện có nhân vật với các số phận khác nhau trong sự phát triển của cốt truyện, đồng thời truyện thơ mang đặc điểm, uu thế nổi trội của ca dao trữ tình, biểu hiện trực tiếp tư tưởng, tình cảm của nhân vật và người kể chuyện. Đặc điểm này không thể có trong truyện cổ tích vì truyện cổ tích chí biểu hiện tư tưởng, tình cảm tác giả dân gian một cách gián tiếp. Ngược lại, ca dao có thể biểu đạt trực tiếp các trạng thái tình cảm vô cùng đa dạng và tinh tế trong tâm hồn con người nhưng lại không có được sự hấp dẫn của sự kiện và dõi theo các bước phát triển của số phận con người. Kế thừa và phát triển rực rỡ những ưu thế của truyền thống tự sự và trữ tình dân gian, truyện thơ các dân tộc đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu, là niềm tự hào chính đáng của nhân dân các dân tộc anh em trên đất nước ta.

Từ những đặc trưng trên, chúng ta cần chú ý đến phưong pháp khai thác và tiếp cận thể loại truyện thơ. Học sinh thường không thích học một số đoạn trích trong các truyện thơ ở chương trình học như đoạn trích Vượt biển, Tiễn dặn người yêu có lẽ với một lí do khá dễ hiểu vì các em không nắm được nội dung câu chuyện. Ví như không nắm được nội dung câu chuyện về tình yêu của hai nhân vật trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu, những khát vọng hạnh phúc, nỗi đớn đau khi tình yêu bị chia lìa và cuộc đấu tranh kiên trì, quyết liệt của hai người để bảo vệ tình yêu thì làm sao cảm thông được với những biểu hiện mong ngóng người yêu của cô gái; cử chỉ ân cần, âu yếm và lời thề nguyền son sắt giữ trọn tình yêu của chàng trai trong đoạn trích. Vì thế, để hiểu và từ đó yêu thích loại truyện thơ, không những chỉ đọc nội dung truyện ở phần Tiểu dẫn, mà cần được đọc một cách sinh động, cuốn hút vào những tình tiết, diễn biến chính trong cuộc đời các nhân vật.

Hiện nay, Tiễn dặn người yêu có hai bản dịch. Bản dịch thứ nhất của Điêu Chính Ngâu gồm 1631 câu thơ, bản dịch thứ hai của Mạc Phi có tới 1846 câu thơ. Nhìn chung đây là những bản dịch thành công. Văn bản trích đưa vào SGK là của Mạc Phi dịch.

Cần lưu ý tiếp cận với nghệ thuật kể chuyện và biểu đạt tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích. Chú ý đến vị trí của đoạn trích trong sự phát triển của cốt truyện.

Phân tích truyện thơ Lời tiễn dặn

Phân tích truyện thơ Lời tiễn dặn

II – PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH

1. Đặc điểm về nội dung

Tiễn dặn người yêu (Xống chụ xon xao) kể về câu chuyện tình cảm động của đôi trai gái Thái cùng vói đau khổ cũng như khát vọng yêu đương của họ.

Tiễn dặn người yêu là một trong những truyện thơ tiêu biểu và đặc sắc trong kho tàng văn học dân gian các dân tộc thiểu số, được bổ sung qua nhiều thế hệ người Thái. Người Thái coi đây là cuốn sách quý nhất trong mọi cuốn sách quý vì nó thể hiện rõ nét cuộc sống và tâm hồn Thái.

Truyện thơ Tiễn dặn người yêu gồm 1846 câu thơ, trong đó chỉ có gần 400 câu tiễn dặn. Đoạn trích được lựa chọn để đọc thêm rất tiêu biểu cho nội dung

Cách miêu tả trong đoạn trích cho thấy rõ người con gái đã cố trì hoãn thời gian trên đường cất bước về nhà chồng. Mỗi cánh rùng nàng đi qua đều là một không gian biểu cảm tạo ra cái cớ để mong có cơ hội gặp người yêu :

     Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ,
Tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi,
Tới rừng lá ngón ngóng trông.

Từ đầu đoạn trích, liên tiếp các từ ngoảnh lại, ngoái trông, đau nhớ, ngồi chờ, ngồi đợi,… được sử dụng dồn dập, liên tiếp đã thể hiện rõ nỗi lòng đau khổ, nhớ thương, quyến luyến của cô gái. Điều đặc biệt là hình ảnh cô gái lại hiện lên qua cái nhìn, tâm trạng của chàng trai giống như qua một thước phim quay chậm đến từng chi tiết. Điều này chứng tỏ chàng trai đã âm thầm quan sát cô gái với tất cả sự trìu mến, xót thương. Họ đã hiểu nhau đến từng hành động và ý nghĩ.

Không gian núi rừng bình dị, quen thuộc của đồng bào Thái được miêu tả trực tiếp như một tấm phông rộng lớn cùng chia sẻ, đồng cảm với lòng người.

Chàng trai đã tới vì dường như họ đã ước hẹn với nhau và như lời chàng giãi bày :

     Anh tới nơi, em bẻ lá xanh em ngồi ;
Được nhủ đôi câu, anh mới đành lòng quay lại,
Được dặn đôi lời, anh yêu em mới chịu quay đi.

– Lời tiễn dặn của chàng trai thể hiện một tình yêu lãng mạn, thấm đượm vẻ đẹp huyền bí và hấp dẫn của phong tục, tín ngưỡng và hơn hết thảy là tâm hồn người đàn ông Thái đem đến cho khổ thơ một ấn tượng đặc biệt khó quên. Người Thái có tục hoả táng, muốn cho thân xác cháy đượm, linh hồn được siêu thoát, cần có hơi hương của người thân yêu nhất. Bởi thế, mặc dù nhận thức được hoàn cảnh, chàng vẫn gắn bó thuỷ chung. Chàng muốn gần “kề vóc mảnh”, được có hơi hương người yêu trong phút chia tay bịn rịn này để nếu có chết hồn cũng không bị cô đơn :

     Xin hãy cho anh kề vóc mảnh,
Quấn quanh vai ủ lấy hương người,
Cho mai sau lửa xác đượm hơi,
Một lát bên em thay lời tiễn dặn !

Mở đầu đoạn trích, chàng trai đã âu yếm gọi cô gái là “người đẹp anh yêu”, “anh yêu em”. Cách xưng hô, cách gọi đậm chất trữ tình, đặc trưng cho lời ăn tiếng nói của đồng bào Thái và mang sắc thái trữ tình sâu sắc. Vẻ đẹp của người con gái Thái được miêu tả bàng một nét phác hoạ chính xác hết sức tài tình : “Xin hãy cho anh kề vóc mảnh” bởi ai đã từng tiếp xúc với người phụ nữ Thái hẳn sẽ ấn tượng với dáng vóc mảnh mai có phần kiêu sa của họ. Truyện thơ khác với các thể loại tự sự văn xuôi ở ưu thế tả người, tả cảnh, tả tình, ơ phần khác của truyện thơ này có một số dòng miêu tả vẻ đẹp của người con gái : “Ngón tay thon lá hành – Đuôi mắt dài như mắt lá trầu xanh”.

Chính đoạn thơ này đã trở thành điểm nhấn và là cảm hứng tạo nên đầu đề của truyện thơ Tiễn dặn người yêu. Vì chỉ ở thời điểm này, tình yêu mới bộc lộ được hết sắc độ của nó, với yêu thương, đớn đau, tuyệt vọng và quyết tâm không gì lay chuyển.

– Mặc dù cô gái đã có con với người chồng mà cô không yêu nhưng điều đó khống làm giảm tình yêu, sự trân trọng của chàng trai dành cho cô. Anh vẫn nựng con của người yêu âu yếm như nựng con của chính mình :

Con nhỏ hãy đưa anh ẵm,
Bé xinh hãy đưa anh bồng,
Cho anh bế con dòng, đừng ngượng,
Nựng con rồng, con phượng, đừng buồn.

Có thể thấy sự nhân ái, lòng vị tha nồng ấm tình yêu trong trái tim người đàn ông Thái cao thượng. Tình yêu của chàng trai có độ bền vững qua thời gian, ngay cả khi cô đã tay bồng, tay mang.

Kết thúc phần 1 vang lên điệp khúc tình yêu vói lời thề nguyền, ước hẹn:

Đôi ta yêu nhau, đợi tới tháng Năm lau nở,

Đợi mùa nước đỏ cá về,
Đợi chim tăng ló gọi hè.
Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông,
Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi goá bụa về già.

Thời gian mùa hạ, mùa đông trong câu thơ trên mang ý nghĩa biểu tượng, tương đồng với tuổi thanh xuân sôi nổi, tươi đẹp thời trẻ và tuổi già tàn phai,

héo úa (goá bụa về già). Lời thề nguyền của chàng trai thật chân thành, cụ thể. Trong nhiều đoạn khác của truyện thơ luôn vang lên điệp khúc thề nguyền cảm động như thế và hơn thế.

b) Cử chỉ, hành động và tâm trạng của chàng trai lúc ở nhà chồng của cô gái

Chàng trai an ủi, động viên khi cô gái bị nhà chồng hành hạ, và một lần nữa khẳng định sự chung thuỷ son sắt trong tình yêu. Để giữ lời thề nguyền, quyết bảo vệ tình yêu và ước vọng được đoàn tụ cùng người yêu, nàng tuy về nhà chồng nhưng cố tình phản kháng lại sự xếp đặt của số mệnh, giả bộ ương bướng, ngớ ngẩn, vụng về để cho nhà chồng chán mình mà đuổi về bàng những việc làm : “Rửa bát xóc cả rổ – Rửa ốc rửa từng con”. Người phụ nữ về nhà chồng phải ăn cơm thừa canh cặn, phải làm việc cực nhọc lại bị hành hạ, ngược đãi đủ đường. Trước phần 2 của đoạn trích là cảnh cô gái bị nhà chồng đánh ngã lăn quay bên cối gạo. Đoạn đầu của phần 2 miêu tả những hành động, cử chỉ ân cần, chăm sóc, lo lắng thuốc thang của chàng trai dành cho cô gái. Lời nói của chàng thật dịu dàng, chan chứa xót thương :

     Dậy đi em, dậy đi em ơi !
Dậy rũ áo kẻo bọ,
Dậy phủi áo kẻo lấm !
Đầu bù anh chải cho,
Tóc rối đưa anh búi hộ !
Anh chặt tre về đốt gióng đầu,
Chặt tre dày, anh hun gióng giữa,
Lam ống thuốc này em uống khỏi đau.

Tình yêu của chàng trai thật chân thành, dịu dàng, đằm thắm, không chỉ thể hiện ở những lời thề nguyền mà biểu hiện cụ thể qua hành động và lời nói ân cần, tha thiết khiến người nghe xiết bao cảm động.

Những hình ảnh như : “Tơ rối đôi ta cùng gỡ – Tơ vò ta vuốt lại quay guồng” mang ẩn ý dẫu hoàn cảnh khó khăn thế nào nếu đồng lòng củng có thể giải quyết ổn thoả :

     Quay lại guồng gỗ tốt cán thuôn,
Về với người ta thương thuở cũ.

Trong thơ ca dân gian của người Thái, người Mông hay nhắc đến cái chết. Đó là một thủ pháp nghệ thuật để biểu hiện ý chí quyết bảo vệ tình yêu đến cùng. Cái chết là giới hạn cuối cùng của thử thách, nhưng “cái chết” cũng chỉ là cách biểu hiện quyết tâm (thực chất người trong cuộc không nghĩ đến cái chết và quả thực trong truyện này hai người đã quyết sống một cách mạnh mẽ và họ đã tìm lại được tình yêu):

     Chết ba năm hình còn treo đó;
Chết thành sông, vục nước uống mát lòng,
Chết thành đất, mọc dây trầu xanh thắm,
Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung,
Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát,
Chết thành hồn, chung một mái, song song.

Phương pháp so sánh được sử dụng đậm nét trong phần kết của đoạn trích. Hình ảnh so sánh được chọn lọc đa dạng, biểu hiện phong tục, bản sắc văn hoá tinh thần, cảnh sắc thiên nhiên dân tộc Thái:

Đôi ta yêu nhau, tình Lú – Ủa mặn nồng,

Lời đã trao thương không lạc mất;
Như bán trâu ngoài chợ,
Như thu lúa muôn bông.
Lòng ta thương nhau trăm lớp nghìn trùng,
Bền chắc như vàng, như đá.

Toàn bộ đoạn trích là lời tiễn dặn người yêu, hành động chăm sóc ân cần, xót xa thương cảm và âm vang điệp khúc nguyện thề giữ trọn tình yêu.

Kết thúc truyện thơ Tiễn dặn người yêu là một kết thúc có hậu theo truyền thống của vân học dân gian : ước mơ thành sự thật. Hai người đoàn tụ, làm lại cuộc đời trong tĩnh yêu bất diệt. Chàng trai đã giũ đúng lời nguyện ước của mình “Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi goá bụa về già”. Con người đã vượt lên trên số phận khắc nghiệt bởi những hành động tích cực đáng trân trọng, bởi lòng chung thuỷ, sự cao thượng và sức mạnh tình yêu chân chính.

2. Đặc điểm về nghệ thuật

  • Sự kết họp hài hoà giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình. Hình ảnh cô gái được hiện lên rõ nét qua quan sát và tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn dặn (ở phần w và thái độ chăm sóc ân cần của chàng trai với cô gái ở nhà chồng (ở phần 2) được khắc hoạ rõ nét. Sự đan xen giữa kể sự kiện và miêu tả cảnh vật, tâm trạng nhân vật là ưu thế nổi bật của truyện thơ.
  • Các cấu trúc câu lặp lại, lối sử dụng điệp từ, lấy thiên nhiên làm đối tượng biểu đạt là đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong đoạn trích. Truyện thơ của dân tộc Thái sử dụng phương pháp trùng điệp như một phương pháp phổ biến, đặc. thù. Một hành động, một tâm trạng ít khi chỉ được diễn tả bằng một hình ảnh mà luôn có sự lặp lại của nhiều hình ảnh theo một cấu trúc ngữ pháp nhằm khắc hoạ sâu sắc nội dung diễn tả. Điều đó tạo tính chất phô diễn, giãi bày đậm chất trữ tình đồng thời tạo sự cân đối, nhịp nhàng, hài hoà về nhạc điệu.

Vừa đi vừa ngoảnh lại,

Vừa đi vừa ngoái trông,
Chân bước xa lòng càng đau nhớ.
Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ,
Tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi,
Tới rừng lá ngón ngóng trông.

  • Lấy thiên nhiên để so sánh, để giãi bày tâm trạng, nên thiên nhiên thân thuộc của núi rừng Tây Bắc tràn vào lời ca : Rừng cà, rừng ớt, tháng Năm lau nở, nước đỏ cá về, như bán trâu ngoài chợ, như thu lúa muôn bông,…
  • Đại từ nhân xưng “người đẹp anh yêu”, “anh yêu em”, “đôi ta yêu nhau” ; các hô ngữ, mệnh lệnh thức “xin hãy”, “dậy đi em”, “hỡi gốc dưa yêu”,… tăng tính trữ tình.

Thảo luận cho bài: Phân tích truyện thơ Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu – truyện thơ dân tộc Thái)