Soạn bài lời tiễn dặn

Soạn bài lời tiễn dặn

(Trích Tiễn dặn người yêu – truyện thơ dân tộc Thái)

Soạn bài ôn tập văn học dân gian Việt Nam

I. Gợi ý trả lời câu hỏi

Toàn bộ đoạn trích là lời của chàng trai. Hình ảnh cô gái chỉ hiện lên gián tiếp qua lời của anh, nghĩa là qua cảm nhận của chàng trai.

Câu 1. Diễn biến tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn người yêu về nhà chồng.

Chàng trai gọi người con gái mà anh yêu là “ngươi đẹp anh yêu’’ mặc cho cô gái đã có chồng, thậm chí đã có con điều đó chứng tỏ tình yêu son sắt của anh dành cho cô gái. Tiễn người yêu mà anh không đành đoạn chia lìa, anh tha thiết:

“Được nhủ đôi câu, anh mới đành lòng quay lại,
Được dặn đôi lời, anh yêu em mới chịu quay đi’’.

Anh cứ dùng dằng như muốn níu kéo thêm khoảng thời gian mà hai người bên nhau dài ra thêm chút nữa, anh nói với người con gái mình yêu rằng:

“Xin hãy cho anh kề vóc mảnh,
Quấn quanh vải ủ lấy hương người,
Cho mai sau lửa đượm xác hơi’’.

Anh bồng, anh nựng con của cô gái và âu yếm gọi là “con rồng, con phượng’’ như anh đang âu yếm nựng con của chính mình. Rồi khi cảm xúc như vỡ òa, anh không thể không thốt lên lòng mình, anh nói lên ước nguyện cũng như quyết tâm của hai người:

“Đôi ta yêu nhau, đợi tới tháng Năm lau nở,
Đợi mùa nước đỏ cá về,
Đợi mùa chim tăng ló gọi hè.
Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông,
Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi  góa bụa về già’’.

Lời thơ nghe ai oán, não nùng tưởng như những lời quyết tâm kia được thốt ra chan chứa cùng với nước mắt, nhưng ẩn chứa trong đó là quyết tâm sắt đá của hai người.

Câu 2. Phân tích những câu thơ mô tả hành động, tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng. Cách mô tả ấy biểu lộ tình yêu của chàng trai đối với cô gái như thế nào?

Hành động, tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng được tái hiện qua lời kể, qua cảm nhận của chàng trai. Trên đường tiễn cô gái về nhà chồng, chàng trai dùng dằng chân bước như muốn níu kéo giây phút ở bên nhau của hai người. Anh cũng cảm nhận được tất cả những cảm xúc đó cũng có ở cô gái. Cô cũng muốn níu kéo khoảng thời gian hai người ở gần nhau cho dài ra, cô cũng chùng chân bước:

“Người đẹp anh yêu cất bước theo chồng
Vừa đi vừa ngoảnh lại,
Vừa đi vừa ngoái trông’’.

Và khi đôi chân bước càng xa, lòng cô càng nhớ:

“Chân bước xa lòng càng nhớ’’.

Bởi vậy, cô luôn tìm cho mình những lí do hết sức chính đáng để đợi chàng trai:

“Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ,
Tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi,
Tới rừng lá ngón ngóng trông’’.

Vậy là cô cũng đang sống trong những giây phút đau đớn vì chia lìa, dằn vặt, khổ sở vì xa cách, chia lìa.

Tất cả những hành động, tâm trạng đó của cô gái không được cô thốt thành lời mà chỉ qua những cảm nhận của chàng trai. Bằng tình yêu của mình anh dõi theo từng ánh nhìn của người con gái để thấy rằng cô vừa đi vừa ngoảnh lại, nghe được sự ngập ngừng trong bước chân của cô, anh cảm nhận được tình cảm đong đầy trong những hành động ngỡ chừng vô ý kia của cô nữa… lời thơ đầy trìu mến, thương yêu. Nó chứng tỏ tình yêu sâu đậm của chàng trai dành cho người yêu của mình. Anh cảm nhận được sự đồng vọng của hai trái tim, cảm nhận được tình yêu của cô gái dành cho mình, điều đó cũng đồng thời chứng tỏ sợi dây tình cảm của hai người bền chặt, quyết luyến không muốn rời.

Câu 3. Phân tích những câu thơ, những chi tiết thể hiện thái độ, cử chỉ ân cần của chàng trai đối với cô gái trong những ngày anh còn lưu lại ở nhà người chồng của cô.

Ở lại nhà chồng cô gái mà anh yêu, chàng trai chứng kiến cảnh cô gái bị chồng đánh, anh bèn chạy lại ân cần đỡ cô gái dậy và dỗ dành cô:

“Dậy đi em, dậy đi em ơi!
Dậy rủ áo kẻo bọ,
Dậy phủi áo kẻo lấm!
Đầu bù anh chải cho,
Tóc rối đưa anh búi hộ!’’

Rồi anh đi chặt tre về làm thuốc cho cô gái uống khỏi đau. Những hành động hết sức chân thành của anh chứng tỏ anh thương cảm người con gái mà anh yêu một cách sâu sắc, anh đã trở thành một chỗ dựa tình cảm cho cô, vực tinh thần cô dậy – cái mà lúc này đây cô rất cần. Anh xót xa cho tình cảnh của người yêu và anh quyết tâm đưa cô trở về. Đoạn thơ thể hiện quyết tâm của anh dài đến 22 câu, nó tỉ lệ với lòng dạ và ý chí của nhân vật. Ngoài ra, cách đối xử hết sức ân cần, dịu dàng kia của anh cũng đồng thời chứng tỏ sự trân trọng của anh dành cho người yêu của mình – đó cũng chính là cái mà khi về nhà chồng cô gái không hề có được. Thái độ trân trọng đó là nét vẽ hoàn thiện cho bức tranh tình yêu mà chàng trai dành cho người yêu của mình.

Soạn bài lời tiễn dặn

Soạn bài lời tiễn dặn

Câu 4. Đoạn trích sử dụng rất nhiều câu thơ có dùng phép điệp (từ ngữ, hình ảnh, kiểu câu). Hãy tìm và nhận xét giá trị biểu cảm của những câu thơ đó.

Đoạn trích đã sử dụng lớp lớp những câu thơ đặt theo một số mô hình cấu trúc chung, có những từ ngữ, những hình ảnh được nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhằm khẳng định ý chí không có gì có thể lay chuyển được quyết tâm đoàn tụ của nhân vật chính. Việc nhắc đi, nhắc lại nhiều lần ấy còn nhằm thể hiện một cách mạnh mẽ những cảm xúc tưởng như đang trào dâng trong lòng nhân vật cũng chính là đang trào dâng trong lòng người viết.

Một số ví dụ tiêu biểu như:

– Em đi vừa ngoảnh lại,

Vừa đi vừa ngoái trông

– Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ

Tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi

Tới rừng lá ngón ngóng trông.

– Con nhỏ hãy đưa anh ẵm,

Bé xinh hãy đưa anh bồng.

Hay:

– Chết ba năm hình treo còn đó

Chết thành sông, vục nước uống mát lòng,

Chết thành đất, mọc cây trầu xanh thẳm,

Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung,

Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát,

Chết thành hồn, chung một mái, song song.

Điệp hình ảnh: Cô gái vừa đi vửa ngoảnh lại (khi nói về quyết tâm đưa người yêu trở về chàng trai đã đưa hình ảnh cái chết ra để nói về việc gắn bó giữa hai người son sắt đến cái chết cũng không chia cắt nổi)…

Điệp từ ngữ: đợi, chết, yêu nhau…

Thảo luận cho bài: Soạn bài lời tiễn dặn