Phân tích tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân (mẫu 1)

Phân tích tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân (mẫu 1)

Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam (mẫu 1)

Đề bài:

Phân tích tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

Bài làm:

Nguyễn Tuân sinh năm 1910 ở làng Nhân Mục, tục gọi là làng Mọc, thuộc Hà Nội. Ông là người có bản lỉnh cứng cỏi trong đời sống và trong sáng tác văn học; hiểu biết rộng, quý trọng tài năng, coi trọng nghề nghiệp, có những sáng tạo độc đáo trong lời văn cũng như trong cảm nghỉ. Sự nghiệp văn học của ông gồm hai giai đoạn. Các tác phẩm tiêu biểu trước 1945: Vang bóng một thời (1940), Tùy bút I (1941), Tùy bút II (1943). Sau 1945: Tình chiến dịch (1950), Tùy bút kháng chiến (1955), Sông Đà (1960), một số bài phê bình và giới thiệu chân dung văn học. Nguyễn Tuân có những đóng góp đáng kể cho nền văn xuôi hiện đại, nhất là ở thể loại tùy bút, ở cảm thụ sâu sắc và ở văn phong cẩu kì, đa dạng như một ống kính trăm màu.
Chữ người tử tù là câu chuyện về một viên quản ngục mến mộ tài năng, nhất là tài viết chữ Hán đẹp nổi tiếng của một người tù án chém, ông ta đã bí mật đối đãi trân trọng người tù với mong ước xin được chữ quý. Cuối cùng, tưởng đã hết hi vọng xin chữ thì ông lại được người tù vui vẻ cho chữ, kèm
theo lời khuyên hãy bỏ nghề coi ngục, về quê sống thanh bần để giữ được tâm hồn trong sạch, xứng với thú chơi chữ đẹp. Thông qua câu chuyện ấy đặc biệt là cảnh cho chữ ban đêm trong ánh đuốc đỏ rực, tác giả muốn nêu bật giá trị cao,quý của Cái Đẹp: đẹp chữ viết, đẹp đức cao, đẹp nhân cách. Đồng thời ca ngợi người biết quý trọng gìn giữ Cái Đẹp ấy như một báu vật ở đời mà ngọc vàng, quyền thế cũng không sao đổi được.

Người đọc ngày nay tìm hiểu văn chương xưa bao giờ cũng phải vượt qua một cửa ải khó khăn. Đó là vốn văn hoá, lịch sử làm nền cho tác phẩm. Nói về phong kiến là nhắc tới vua quan và dân đen, địa chủ và nông dân. Nói về đạo Nho là nhắc tới cương thường, trên trí quân, dưới trạch dân. Nói về đạo Phật là nhắc tới luân hồi, từ bi… thì có thể cũng hiểu được sơ sơ đôi chút, nhưng trước những sản phẩm vật chất và tinh thần của văn hóa phong kiến Gá ch đây trên một thế ki được để cập tới trong truyện ngắn này thì quả thật không dễ hiểu chút nào.

Chữ người tử tù rút từ tập truyện Vang bóng một thời. Như tựa đề, đó là cuốn sách ghi chép về một thời và một lớp người đã tàn trong quá khứ, mà bóng dáng hãy còn in đậm trong trí nhớ, trong sự kính phục, tôn sùng của tác giả.
Nguyễn Tuân có dụng ý rõ ràng khi dựng lại một không khí xưa cũ như thế ở truyện Chữ người tử tù. Cảnh vật, con người, sự việc hiện ra cũng đậm màu sắc ấy, đưa chúng ta trở lại quá khứ cách đây hơn trăm năm.

Mở đầu, nội dòng chữ : phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường, muốn hiểu cho thấu ngọn ngành, e đến bạc tóc. Bình thường, người ta viết là tờ trát, lá trát, nhưng tác giả vẫn để nguyên cách gọi của thời đó với nghĩa nghiêm trọng là phiến trát Còn tại sao ông không viết: của quan tổng đốc Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường theo kết cấu Hán văn y như trong phiến trát để cho nó giữ nguyên cái tính chất quan yếu, dậy mùi quyển lực ngay trong từng chữ… Đốc bộ đường là chữ dùng để chỉ chức vụ Tổng đốc. Lại thêm tên gọi tắt của ba tỉnh Sơn (Sơn Tây), Hưng (Hưng Hóa), Tuyên (Tuyên Quang) vì hồi ấy, tỉnh nhỏ đứng đầu chi là chức Tuần vũ, hai hay ba tỉnh nhỏ hợp lại mới có chức Tổng đốc trùm lên trên – ba tỉnh này đặt chung dưới quyền cai trị của một Tổng đốc. Mệnh lệnh từ dinh quan Tổng đốc phát ra cho cấp phủ, cấp huyện là rất uy nghi.

Người cầm bút mượn chữ xưa mà khơi dậy cái không khí, khung cảnh của một thời. Tả cảnh vật thì vọng canh (vọng canh là chiếc chòi canh được dựng khá cao để có thể trông xa (vọng), chiếc hèo hoa, giá gươm, án thư, con song, giấy bản, ty Niết, tàn đồn, chiếc gông, chậu mực, bức châm… Tả người thì thầy bát, ngục tốt, thằng thập, thủ xưởng… Tả việc thi cho chữ, thay bút con, đề xong lạc khoản, lĩnh ý, bái lĩnh… Đằng sau chữ nghĩa ấy là cà một nền văn hóa xưa mà truyện này chi xén ra có một mảnh, đủ đưa người đọc vào không khí của một cửa ngục tiêu biểu cho triều đình thời ấy, đầy quyền lực mà ngu xuẩn, hùa nhau hủy diệt nhân cách và đức tài. May mà trong đó còn nổi lên dè dặt mà sâu thiết một tấm lòng biết quý trọng, tôn kính cái đẹp của đức độ, tài ba. Những điều chứa chất bên trong nội dung của truyện đã chinh phục được người đọc. Đó là điều đáng chú ý trước tiên.

Cốt truyện Chữ người tử tù xoay quanh tài viết chữ đẹp của người tù án chém. Ý nghĩa dĩ nhiên có thể mở rộng ra nhiều, nhưng đó là cái cốt lõi. Có ba hạng người và ba thái độ trước cái đẹp ấy. Thái độ thứ nhất là hủy diệt; thái độ thứ hai là kính trọng, mến phục; thái độ thứ ba là đại lượng, trọng mình, trọng người của một bậc chính nhân quân tử. Đan dệt trong truyện là ba thái độ đối với cái đẹp.

Nói chủ đề của truyện là tôn vinh cái đẹp e hồ đồ chăng ? Cái đẹp ấy ở chữ viết của người tử tù là điểu khỏi bàn cãi. Viên quản ngục đã nghe cả vùng tỉnh Sơn vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp của người tù này. cố nhiên tài viết chữ ấy gắn liền với một cái tên cụ thể là Huấn Cao. Ông quan họ Cao có thời làm huấn đạo ở tỉnh Sơn Tây, nơi mà viên quản ngục gọi thân mật là tỉnh Sơn Tây. Ông Huấn Cao ấy bây giờ tên tuổi lại đứng đầu trong danh sách sáu tử tù phạm tội phản nghịch, dám cầm gươm chống lại triều đình. Lời văn chỉ kể có thế, còn nhân vật Huấn Cao có phải là Cao Bá Quát nổi tiếng thơ hay chữ đẹp, lại có thời gian bị triều đình đầy đi giữ chức giáo thụ ở phủ Quốc Oai tỉnh Sơn và đã cùng nông dân nổi lên chống vua quan hay không, thì chẳng biết. Đó là chỗ kín nhiệm của ngòi bút, chỗ để trăng ẩn vào mây như cách nói của người xưa. Nếu có gì trùng hợp thì cũng coi như là ngẫu nhiên vậy.

Lẽ thường, ở đời cái gì đẹp cũng quý bởi nó làm cho cuộc sống thêm tươi vui, ý nghĩa. Chữ đẹp cũng thế. Chữ đây là chữ Hán ngày xưa, một loại chữ tượng hình, các nét được cách điệu hóa qua nhiều đời thành một nghệ thuật viết chữ có phép tắc hẳn hoi (thư pháp). Sách xưa của ta và của Trung Quốc đều nhắc đến thiếp Lan Đình của Vương Hi Chi là nhắc đến mẫu chữ đẹp nổi tiếng, đổng thời cũng ghi chép sự xuất hiện của nhiều trường phái viết chữ Hán. Thuở xưa, trong những nhà giàu sang, nhất là nhà có học, thường treo nhiều hoành phi, câu đối, bức châm, bức trướng… bằng lụa bạch, bằng giấy dày in hoa, bằng gỗ sơn son thiếp vàng hoặc khảm xà cừ. Nhất là bức châm, bộ tứ bình lụa bồi thành tranh có chữ viết kiểu đới thảo chép những lời văn, những bài thơ Đường của bạn bè tri kỉ treo trong nhà là điều hãnh diện vinh dự, là bảo vật còn quý hơn vàng ngọc.

Chữ đẹp là một cái đẹp hiếm có trên đời nhưng éo le thay, nó lại là của người tù mang án tử hình, nghĩa là người ấy chết thì nó cũng mất theo. Nguy cơ mất một báu vật trong thiên hạ đã rõ ràng. Châu ngọc còn tìm ra, chứ nét chữ rồng bay phượng múa ấy, nét chữ mà cả một tỉnh đều ca ngợi thì tìm ở đâu ra? Điều đó khiến cho vẻ đẹp của nó bỗng như lấp lánh thêm.

Cái hoa tay viết chữ đẹp ấy còn đi kèm với phẩm cách cao thượng lạ kì. Nhà văn có nhắc tới cái tài bẻ khóa vượt ngục của người tù chắc là để tô đậm tài võ bên cạnh tài văn. Xin đừng vội cho đó là hạ cấp. Bẻ khóa vượt ngục, dám làm giặc chống vua quan tàn bạo, cứu khổ dân lành thì ai dám bảo đó là điều đáng chê ? Viên quản ngục lễ phép nói lời kính phục người tù là người có nghĩa khí; một gọi ngài, hai gọi ngài, ngài có cần thêm gì nữa xin cho biết… nhất định không phải chi vì nghe cái tên Huấn Cao và nhớ tới tiếng đồn chữ đẹp, mà đã từng nghe, từng nghĩ nhiều điều khác nữa về con người ấy: Những người chọc trời khuấy nước, đến trên đầu người ta, người ta cũng chẳng còn biết có ai nữa… Ở nhân vật Huấn Cao, tâm hồn cũng đẹp, nhân cách cũng đẹp, hành động cũng đẹp, nhưng tất cả đều ẩn kín sau nét chữ đẹp. Những nét đẹp kia là đẹp đạo đức, còn đẹp chữ viết mới là nghệ thuật. Nghệ thuật hay và đẹp, không ai không say mê, ngưỡng mộ. Nguyễn Tuân lấy nó làm cốt truyện là vậy.

Trong tác phẩm, Nguyễn Tuân đề cập đến ba thái độ đối với Cái Đẹp.

Thái độ thứ nhất là hủy diệt.

Một số kẻ được miêu tả trong truyện nhưng đó là hạng thiên lôi chỉ đâu đánh đó, sống lâu ở chốn tù ngục nên nhiễm thói đầu trâu mặt ngựa. Đó là bọn lính tráng, những thằng thập, thằng cửu, lính canh, lính coi tù. Lối sống của chúng là sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc. Chúng là một đống cặn bã, một lũ quay quất Thấy đám tử tù bảo nhau quỳ xuống đất để thúc mạnh chiếc gông vào thềm đá cho rệp rơi bớt ra, một tên trong lũ lính áp giải đùa một câu độc miệng: Các người chả phải tập nữa. Mai mốt chi đây sẽ có người sành sỏi dẫn các người ra làm trò ở pháp trường. Bấy giờ tha hồ mà tập. Nó nói tiếp, giọng hách dịch: Đứng dậy không ông lại phết cho mấy hèo bây giờ. Cũng giọng ấy, hắn nhắc viên quản ngục khi thấy ông này lộ vẻ kiêng nể và có biệt nhỡn đối với Huấn Cao: Tên ấy chính là thủ xướng. Xin thầy để tâm cho. Hắn ngạo ngược và nguy hiểm nhất trong bọn. Thói sai nha nó vậy. Chốn ấy tất nhiên đẻ ra giống người ấy. Giá ai có tấm lòng trong sạch thì cũng khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cả cái đời lương thiện đi. Lời ông Huấn Cao khuyên viên quản ngục ở cuối truyện chỉ nhắc lại một sự thật vĩnh hằng ở cửa ngục của giai cấp thống trị thời suy thoái. Nhà thơ Cao Bá Quát có bài thơ nói về cái gông: Mày chỉ biết gông người chứ mày biết gì phải trái, biết gì tốt xấu trên đời, đúng là để ám chỉ bọn đầu trâu mặt ngựa này. Những người tù kia, dù là Huấn Cao hay là quan gì đi nữa, dù chí cao tài cả đến đâu chăng nữa, đối với chúng chi là những tên tù, lại là tử tù, thì chúng chi nói bằng hèo, bằng tay thước, bằng thanh quất, bằng gươm. Chúng chỉ tuân thủ một mệnh lệnh là tiêu diệt.

Phân tích tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân (mẫu 1)

Phân tích tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân (mẫu 1)

Một loại người nữa tuy không có mặt trong truyện nhưng lại là những tên tai to mặt lớn, ra lệnh từ xa. Đó là Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường, là Hình bộ Thượng thư trong kinh, là ty Niết, hoặc trừu tượng hơn nhưng kinh khủng hơn, là triều đình quốc gia… Vô hình, nhưng chính nó mới là bộ máy huỷ diệt. Tài năng, đức hạnh, tiết tháo, khí phách, lo nước, lo dân, văn tài, nghệ thuật… nó không cần. Nó chỉ cần những tên nô tì càng ngu xuẩn càng tốt để giúp nó giữ thật chặt cái ngai vàng bẩn thỉu, mục ruỗng.

Thái độ thứ hai là thái độ quý trọng, kính phục tài năng, nghĩa khí. Đó là thái độ của viên quản ngục và thầy thơ lại.

Cái Đẹp ai cũng quý, nhưng phải biết là đẹp thì mới biết quý. Thầy thơ lại biết Huấn Cao có cả tài văn lẫn võ, nhưng là biết qua lời viên quản ngục và ông này cũng chi nghe người ta đồn. Vậy mà, khi hay tin một con người như vậy sẽ bị chém đầu thì lại thấy tiêng tiếc. Cái tính lành trời sinh, thấy tài giỏi thì mến, khổ cực thì thương ở thầy thơ lại thuần phác này đáng quý biết bao nhiêu! Viên quản ngục thì chữ nghĩa thánh hiền có lẽ không nhiều, nhưng trình độ học vấn thể hiện ở câu cửa miệng: Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ. Quý hơn cả là con mắt biết nhìn Cái Đẹp, coi việc thưởng thức Cái Đẹp như là một thú chơi thanh nhã ở đời. Nhân cách của ông ta là một nhân cách trên mức bình thường. Biết quý trọng Cái Đẹp chữ viết, Cái Đẹp khí phách, biết trân trọng hoài bão của con người có tài viết chữ đẹp, thì lại càng đáng quý! Yêu Cái Đẹp, quý Cái Đẹp, kính phục Cái Đẹp cũng làm cho con người đẹp lên, phẩm chất lớn hơn, cao hơn, thơm ngát.

Viên quản ngục đã bắt mạch được tấm lòng thuần hậu của thầy thơ lại, trước hết là từ cái cảm tưởng tiêng tiếc hồn nhiên, rồi từ đó khẳng định có căn cứ rằng: người đã biết kính mến khi phách, biết tiếc, biết trọng người có tài hẳn không phải là kẻ xấu. Không đơn thuần suy luận, mà từ bụng ta suy ra bụng người. Đó là nhận xét người, còn bản thân mình thì không giấu được sự kiêng nể, ý biệt nhỡn đối với Huấn Cao và lấy quyền lực của phép nước mà át tụi lính tráng quen thói lên mặt. Đắn đo mãi ông ta mới dám bước vào buồng giam, khép nép thưa bày, một phiền ngài hai xin ngài, để rồi phải nhận một câu cao ngạo như đuổi thẳng của Huấn Cao: Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây. Rồi ông ta lại lễ phép lui ra với một câu: Xin lỉnh ý!chứ không giở trò tiểu nhân thị oai và vẫn dâng cơm rượu hậu hơn trước. Như vậy là hạ mình, hạ mình quá mức. Thông thường, lũ quan quyền từ trên tột đỉnh xuống tận lính quèn, cứ việc ra oai, nói bằng tử hình, bằng gông, bằng hèo chứ đâu nói bằng đạo lí phải trái. Nhưng viên quản ngục này đã đến với người tử tù bằng tư cách của kẻ bề dưới, theo bảng giá trị đích thực của lẽ phải: người tài sơ đức thiểu kính trọng người tài cao đức cả… Huống chi ông ta lại muốn xin của người tử tù ấy những nét chữ tài hoa có một không hai, mà người ấy chết thì nó cũng chết theo. Chơi chữ đẹp, một mặt đã là thú chơi tao nhã, còn giữ cho được nét chữ đẹp ấy lưu lại với đời lại là một ý thức bảo tàng còn quá hiếm hoi ở cái xã hội trọng chức tước và tiền bạc hơn học vấn và văn hóa thuở bấy giờ. Thú chơi ấy, ý thức ấy, viên quản ngục mong ước biến nó thành hiện thực. Việc chuẩn bị ngày càng chu đáo và sự chờ đợi mỗi ngày mỗi thiết tha. ông đã mua sẵn chục vuông lụa trắng Mà can lại thật phẳng phiu. Chao ôi! Xin hiểu giùm cho lòng ông: Từ những ngày nào, cái sở nguyện của viên quan coi ngục này là có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một câu đối do tay ông Huấn Cao viết… Có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật trên đời. Một con người có tâm nguyện như vậy, trong nhân cách lại không có chỗ đáng nể hay sao?

Chưa kể ông ta lại ở vào cái nơi toàn là cảnh của Diêm Vương, Âm phủ: không vạc dầu thì ngục tối, không cưa xẻ thì gông xiềng, hành hạ, kể cả biến người tù thành ma không đầu… Nơi ấy chi có tàn nhẫn và quay quắt, nơi ấy người ta vui khi thấy máu tù nhân đổ, người ta cười khi thấy tù nhân quằn quại. Nơi đó không có chỗ cho lẽ phải, tình thương, đạo lí, dù là một chút. Ấy vậy mà lại còn sót được hai tâm hồn, một thuần hậu, một cao quý, thì cái thuần hậu cao quý ấy càng đáng kính trọng biết bao! Trong bùn mà sen vẫn ngát thơm.

Tính cách của thầy thơ lại và viên quản ngục bổ sung cho nhau để thể hiện trọn vẹn cái trật tự của bảng giá trị lẽ phải và đạo lí ở truyện này. Cảnh
viết chữ trong buồng giam ban đêm dưới ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc và niềm vui giây lát của ông Huấn, sự thỏa nguyện của viên quản ngục cùng với lời bái lỉnh kính cẩn sau lời khuyên của ông Huấn là sự hòa hợp bừng nở viên mãn ba vẻ đẹp của ba con người xứng đáng là Con Người.

Thái độ thứ ba là thái độ cao rộng của bậc chính nhân quân tử.

Đầu tiên, nhân vật Huấn Cao xuất hiện qua tiếng đồn. Mà đã là tiếng đồn thì không phải cái gì cũng chính xác. Phần khuếch đại theo quy luật dị bản của truyền miệng hẳn không tránh được, như tài bẻ khóa vượt ngục chẳng hạn, nhưng tài viết chữ rất nhanh, rất đẹp, cả tỉnh đều khen chắc là sự thật. Còn phạm tội phản nghịch, làm giặc thì trong giấy tờ quan trên đã ghi rõ. Mà đã dám làm việc ấy thì đương nhiên phải là người có nghĩa khí, tài giỏi, nay bị giết đi thì thấy tiêng tiếc. Việc người ấy làm là việc quốc gia triều đình, những kẻ coi ngục biết gì mà nói. Như vậy là con người Huấn Cao tuy chưa thấy mặt mà uy tín, danh tiếng đã lẫy lừng.

Trong suy nghĩ của hai viên chức nhà ngục cũng có điều tô đậm thêm tính cách Huấn Cao, kể cả lời bình có tính chất cảnh cáo của tên lính áp giải. Ba nhân vật có ba từ chứa đựng ý nghĩa đánh giá khá rõ: người thơ lại thì buồn. (Có tài thế mà đi làm giặc thì buồn lắm). Viên quản ngục thì bảo ông Huấn là khoảnh (tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ). Tên lính áp giải thì xếch mé bảo ông tù này là ngạo ngược: Tên ấy chính là thủ xướng. Xin thầy để tâm cho. Hắn ngạo ngược và nguy hiểm nhất trong bọn.

Tại sao thầy thơ lại thấy buồn? Ấy là do thầy nhận ra rằng người tử tù kia có tài. Có tài thì phải được sống để đem tài giúp đời, đó là mong ước của người xưa. Có tài có đức, khổ mấy rồi cũng làm nên. Từng đọc tích xưa nên thầy thơ lại nghĩ: Có tài thế mà làm giặc thì đáng buồn lắm vì làm giặc chẳng biết đúng sai, nhưng bị khép vào tội chết. Tài ấy không được vua quan sử dụng, lại đem tiêu diệt đi, thiệt cho đời biết bao nhiêu ?! Đáng buồn cho đời bao nhiêu! Đây là một cách đánh giá cái tài mà cũng là Cái Đẹp ở đời.
Còn khoảnh là thế nào? Khoảnh về cái gì? Khoảnh với ai? Chữ ông Huấn Cao đẹp, nhưng ông chỉ viết cho những bạn tri kỉ. ông tiếc công hay ông thiên vị ? Không phải! Mà ông nghỉ rằng chữ đẹp chẳng phải ai cũng biết thưởng thức và quý trọng.

Bạn tri ki là bạn hiểu Cái Đẹp, quý Cái Đẹp ấy và những Cái Đẹp khác của con người mình. Viết cho tri kỉ là san sẻ tâm hồn, tài năng và Cái Đẹp của mình cho bạn. Khoảnh như vậy là trọng mình, trọng bạn, coi Cái Đẹp là báu vật trên đời, không dễ gì phung phí. Viết chữ cũng như viết văn, làm thơ. Cụ Tam Nguyên Yên Đổ thoáng liên hệ mình với ông Đào (nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng Đào Tiềm) đã thấy thẹn phải ngừng bút. Bao bậc tài hoa trước khi chết đã đốt tất cả chữ nghĩa của mình vì cho là không xứng đáng để đời. Đâu phải chỗ nào cũng dễ dàng hạ bút để vẽ vời?! Ta sẽ thấy tự miệng ông Huấn nói ra cũng cùng một ý như trên. Biết nhận ra Cái Đẹp thì tất nhiên cũng biết quý trọng nó. Đào tiên Tây Vương Mẫu năm trăm năm mới ra được một trái, đó là thần thoại nhưng ý nghĩa vằn là đề cao Cái Đẹp.

Còn tên lính áp giải bảo Huấn Cao là ngạo ngược thì chẳng cần bàn. Con mắt ếch ngồi đáy giếng của hắn thì thấy trời chỉ to bằng cái vung. Sự tự trọng của Huấn Cao nó cho là ngạo ngược. Theo nó, đã là tù nhân thì chi biết cúi đầu, chết cũng phải chịu, huống gì giữ phẩm giá làm người. Lũ tay sai ở thời đó chẳng khác những cái gông, chỉ biết gông người chứ biết gì phải trái, đạo lí và danh dự. Nhưng đánh giá Huấn Cao như vậy, tên lính gián tiếp đã coi Huấn Cao là hạng người trên, dám khinh thường bọn hắn ra mặt.

Trên đây mới là tiếng tăm Huấn Cao qua lời đồn, trong ý nghĩ hai con người đáng quý ở nhà ngục và cả trong lời nói của tên sai nha. Còn ông Huấn tự nghĩ về mình, về người và nói năng, hành động ra sao?

Trước sự biệt đãi của viên quản ngục mà người trực tiếp săn sóc là thầy thơ lại, ban đầu Huấn Cao tiếp nhận rượu thịt thản nhiên, coi như là việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh. Đến khi viên quản ngục đích thân vào buồng giam, lễ độ, cung kính tôn xưng ông là người có nghĩa khí, xin ông cho biết cần gì thêm thì ông đáp một cách trịch thượng: Nhà ngươi đừng đặt chân vào đây. Đẩy người ta ra và chờ sự đáp trả bằng uy lực, nhưng người ta chi một mực lễ phép lui ra với một câu bất ngờ: Xin lỉnh ý, tức là xin tuân lệnh, hỏi làm sao ông Huấn không nghi ngờ? Cái trò dụ dỗ mua chuộc nơi giam cầm là mánh khóe quá bình thường, ông Huấn càng bực vì tưởng viên quản ngục có mưu đồ thâm hiểm gì đây. Suy xét mọi lẽ, ông thấy hóa ra không phải. Mãi đến khi thầy thơ lại hớt hải đem nguyện ước sâu xa của viên quản ngục bày tỏ với ông, cùng cái tin khẩn cấp là sáng hôm sau ông Huấn và các bạn sẽ bị đưa vào tận trong Kinh để chịu tội, thì Huấn Cao mới vỡ lẽ vì sao có những hành động đối xử lạ lùng của thầy trò ông quản và nhận ra viên quản ngục này chính là hạng người biết quý Cái Đẹp. Ông mỉm cười dạy thầy thơ lại chuẩn bị chu đáo để ông có cơ hội đáp lại tấm thịnh tình của viên quản ngục ngay đêm nay. Giọng Huấn Cao trở nên từ tốn: về bảo với chủ ngươi, tối nay… đem lụa, mực, bút và cả một bó đuốc xuống đây ta cho chữ. Cho chữ chứ không phải viết chữ. Nghe như lời của bề trên, của thần tiên phán bảo. Huấn Cao khẳng định: Chữ thì quý thực. Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức tring đường cho ba người bạn thân của ta thôi.

Lần này là lần thứ tư ông Huấn cho chữ. ông tự giữ giá chữ đẹp của mình đến mức ấy, vậy thì cái gì đã khiến ông hạ bút lần này ? Chính là do lòng thành, biết quý trọng, biết lưu giữ Cái Đẹp hiếm hơn vàng ngọc của viên quản ngục: Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, tà đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ. Lòng tự trọng của ông Huấn đã gặp lòng trân trọng của viên quản ngục. Không phải phi là sự hiểu biết mà còn là sự thông cảm, cao hơn nữa là sự kính trọng đã nâng ông quản lên vị trí của một bậc tri kì một tấm lòng liên tài hiếm có trong thiên hạ. Lời khuyên sau đó của Huấn Cao thốt ra một cách tự nhiên. Phải xa cuộc sống nơi tù ngục này, tắm gội mình trong cuộc sống trong sạch chốn quê nhà thì mới giữ gìn được cái tính lành trời sinh và mới đeo đuổi được thú chơi chữ đẹp.

Quang cảnh buổi ông Huấn cho chữ vừa lạ vừa đẹp, vừa như một ảo ảnh, một ánh hào quang không phải của thế giới này mà của cõi nào trong thần thoại, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Buồng giam hẹp, bẩn, ẩm ướt, tối mịt, ánh đuốc đỏ rực như một đám cháy nhà. Ba bóng người hoạt động. Một người ngồi dưới đất, hai tay nâng tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Một người khác run run bưng chậu mực. Người thứ ba cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang cầm bút viết thoăn thoắt trên mặt lụa. Đó là viên quản ngục, thầy thơ lại và Huấn Cao. Viết xong, ông Huấn đỡ viên quản đứng dậy, rồi nhìn lại chữ mình viết đẹp tươi, nó nói lên những hoài bão của một đời người, ông đỉnh đạc có lời khuyên cuối cùng cho viên quản ngục: muốn treo chơi trong nhà bức chữ đẹp ấy thì phải thay đổi môi trường sống. Lần này, viên quản ngục lùi ra mà nói gần như muốn khóc: Kẻ mê muội này xin bái lỉnh. Ở cuộc giáp mặt lần trước, sau câu sẵng giọng của Huấn Gao, viên quản lễ phép lui ra và lắp bắp: Xin lỉnh ý!  Lần này, câu nói của ông ta ấp úng trong nghẹn ngào cảm động. Trên kia là chưa hiểu nhau, đến đây cả ba người đổng cảm trong một tấm lòng chung: tha thiết yêu Cái Đẹp, Cái Đẹp chữ viết đi liền với Cái Đẹp tâm hồn.

Truyện chấm dứt với lời nghẹn ngào nhiều ý nghĩa ấy. Thái độ Huấn Cao trước sau có khác nhưng vẫn là thái độ của một bậc chính nhân quân tử. Đối với thầy trò viên quản ngục, ông Huấn vẫn giữ một khoảng cách trên dưới nhất định, trước lạnh nhạt sau thân mật, ân cần; vẫn phong thái đĩnh đạc, ung dung, độ lượng, cao rộng đối với cái đẹp dù là nhỏ nhất, dù ở bất kì hoàn cảnh nào.

Viết truyện này, Nguyễn Tuân có ngụ ý gì nữa không? Điều chắc chắn là tác giả muốn nói lên nỗi tiếc nuối đối với một con người tài giỏi, nghĩa khí, một nhân cách lớn lao ở cái thời đất nước suy vong, đồng thời cũng kín đáo lồng vào đó một nỗi đau chung cho đất nước và cho tất cả những gì tốt đẹp, tài ba trong đời mà lũ thống trị thực dân phong kiến đã vùi dập một cách bạo tàn. Đồng thời, tác giả khẳng định: cuộc đời dù đen tối đến đâu, trong nhân dân vẫn có những tấm lòng ngời sáng.

Thảo luận cho bài: Phân tích tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân (mẫu 1)