Chí hướng và khí phách anh hùng của Từ Hải qua đoạn Chí khí anh hùng

Đề bài: Chí hướng và khí phách anh hùng của Từ Hải qua đoạn Chí khí anh hùng

Bài Làm

Chí hướng và khí phách anh hùng của Từ Hải qua đoạn Chí khí anh hùng

Chí hướng và khí phách anh hùng của Từ Hải qua đoạn Chí khí anh hùng

Xem thêm: Soạn bài Nỗi thương mình (Truyền Kiều)

Chí hướng và khí phách anh hùng của Từ Hải:

“Bốn phương” nghĩa hẹp là đông, tây, nam, bắc nghĩa rộng chỉ khoảng không gian lớn bao trùm khắp nọi nơi. Từ đó “lòng bốn phương” chỉ chí hương để ở những nơi cao rộng lớn lao.Người xưa thường quan niệm bậc nam nhi anh hùng chí hướng không phải quanh quẩn nơi gia đình, bên cạnh vợ con mà phải lo gánh vác việc quốc gia xã hội, lập nên sự nghiệp lớn, gặp thời loạn thì phải lo dọn dẹp giúp nước an dân.

“Phi thường” là vượt lên trên mức bình thường, tức là xuất chúng, hơn người. “Mặt phi thường” chỉ người có tài năng xuất chúng, làm được những điều lớn lao, nổi bật trong thiên hạ.

Hai cụm từ trên hỗ trợ cho nhau cho thấy chí hướng và khí phách anh hùng của Từ Hải. Từ không phải là con người của những đam mê thông thường, đắm mình trong tửu sắc, mà là con người của sự nghiệp kì vĩ. Hình ảnh Từ Hải là hình ảnh của người anh hùng vượt lên cái tầm thường, sánh ngang với vũ trụ, có chí khí, có tài năng vượt trội, xuất chúng.

Tả Từ Hải, Nguyễn Du đã dùng nhiều từ ngữ thể hiện sự trân trọng, kính phục. Ngoài “lòng bốn phương”“mặt phi thường” còn có:

  •  Trượng phu: người đàn ông có chí lớn
  • Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi: chim bằng đã đến dịp tung mây, lướt gió, chỉ khát vọng lập sự nghiệp lớn của người anh hùng.

Đây là những hình ảnh tượng trưng, ước lệ tạo thêm vẻ trang trọng và màu sắc lí tưởng cho nhân vật, được dùng rất “đắc địa” trong việc tôn vinh hình tượng anh hùng Từ Hải.
Từ Hải bộc lộ lí tưởng anh hùng của mình qua lời nói với Thúy Kiều như thế nào?
Lời Từ Hải nói với Thúy Kiều có những ý sau:

  •  Hai người đã hiểu nhau sâu sắc, là tri âm tri kỉ của nhau thì nàng nên nên để cho chàng thỏa chí “trượng phu”, lập nên sự nghiệp lớn, không nên bịn rịn, quyến luyến theo tình cảm của “nữ nhi thường tình” làm bận lòng chàng.
  • Từ hẹn với Kiều đanh chắc thời hạn đó muộn nhất chỉ là một năm

Lời hẹn của Từ Hải cho thấy lí tưởng lớn lao của người anh hùng, đồng thời bộc lộ niềm tin mạnh mẽ vào tài năng, ý chí của mình:

Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.

Những hình ảnh hoành tráng, rực rỡ được gợi nên bằng bút pháp cường điệu của sử thi – “mười vạn tinh binh” tiếng chiêng dậy đất”, “bóng tinh rợp đường” , thể hiện khát vọng của người anh hùng như bao trùm cả không gian cao rộng. Lời Từ Hải không chỉ cho thấy khao khát đóng góp tài năng cho đời, lập nên sự nghiệp lớn mà còn thể hiện ý chí của bậc trượng phu muốn trở thành cây cao bóng cả, chỗ dựa vững chắc cho người bạn đời tri kỉ của mình. Mỗi lời nói của Từ Hải đều là lời khẳng định sắt đinh, nói lên quyết tâm và sự thành công tất yếu. Lời hen ước”Chầy chăng là một năm sau vội gì” rõ ràng, nhanh gọn chắc nịch và dứt khoát, rất phù hợp với tính cách của Từ được miêu tả trước đo – “thoắt” đã động lòng bốn phương” – và sau đó – “Quyết lời dứt áo ra đi”. Đó là tính cách của một con người nghĩa dũng, hào kiệt.

Nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du qua đoạn trích:

Gợi ý:
Từ Hải là nhân vật được Nguyễn Du miêu tả theo khuynh hướng lí tưởng hóa. Ở đây một đoạn trước đó và trong đoạn trích này, diện mạo, dáng vẻ cũng như tính cách của chàng đều cho thấy chàng không giống như một con người bình thường. Đang sống trong cảnh vợ chồng hạnh phúc mặn nồng chưa được bao lâu, Từ đã nghe thấy tiếng gọi thôi thúc bên trong của chí hướng khao khát vẫy vùng giữa trời cao biển rộng. Hình ảnh Từ khi lên con đường cũng thật đặc biết:”Trông với trời bể mênh mang, Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”. Giữa lồng lộng đất trời là người anh hùng một mình yên ngựa cùng với thanh gươm ra đi. Con người ấy là con người mang tầm vóc vũ trụ, tráng chí sánh ngang với đất trời.Lời từ biệt của chàng với vợ cũng không có sự bịn rịn, nhớ thương, lưu luyến thường tình mà là lời bày tỏ chí khí và lời hẹn ước thành công trở vể. Sau khi từ biệt, chàng “quyết lời dứt áo ra đi”, một động tác nhanh gọn kiên quyết, không ai cản được bước chân chàng vì “gió mây bằng đã đến kì dặm phơi”

Tác giả dùng nhiều hình ảnh ước lệ và thủ pháp cường điệu để cực tả cái phi thường nơi con người Từ Hải. Đây là một nhân vật lí tưởng, gửi gắm những ước mơ của tác giả và quần chúng đương thời, một con người anh hùng, nghĩa hiệp, có tinh thần tự do, có chí khí và tài năng xuất chúng, dám nghĩ dám làm, có thể thay đổi trật tự cũ để đem lại công bằng và hạnh phúc cho mọi người. Người anh hùng lí tưởng mang tầm vóc vũ trụ như thế cũng là cách miêu tả phổ biến của văn học trung đại. Do đó không nên cho rằng tính cách của nhân vật Từ Hải là phi lí, không hợp lô –gic, hoặc đặt những câu hỏi như :Vì sao đang hương lửa mặn nồng , Từ Hải lại động lòng bốn phương? Vì sao giây phút từ biệt giữa Từ Hải với Thúy Kiều lại không biểu lộ tình cảm bịn rịn như phút giây từ biệt giữa Thúy Kiều với Thúc Sinh – “Vầng trăng ai xẻ làm đôi, Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường” hay như trong Chinh phụ ngâm – “Nhủ rồi tay lại cầm tay, Bước đi một bước giây giây lại dừng”? Vì sao với người vợ yêu của mình, Từ Hải lại có thể”dứt áo ra đi” dễ dàng như thế? Từ Hải không phải là con người của hiện thực. Chính cách xây dựng này là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Du. Nó góp phần làm cho thế giới nhân vật trong tác phẩm đa dạng và hàm chứa những nội dung ý nghĩa sâu xa.

Thảo luận cho bài: Chí hướng và khí phách anh hùng của Từ Hải qua đoạn Chí khí anh hùng