Phân tích mâu thuẫn trào phúng trong Thuế Máu

Phân tích mâu thuẫn trào phúng trong Thuế Máu

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:

Phân tích tác phẩm Thuế máu – Bản án chế độ thực dân Pháp

Đề bài: Phân tích mâu thuẫn trào phúng được thể hiện trong phần I (Chiến tranh và người bản xứ) của đoạn trích ‘Thuế máu’’.

Gợi ý làm bài:

Nguyễn Ái quốc là vị lãnh tụ vĩ đại, một con người tiêu biểu cho lòng yêu nước như chính cái tên của Người. Tác phẩm ‘’Bản án chế độ thực dân Pháp’’ đã được Người viết trong thời gian hoạt động Cách mạng tại Pháp là một đòn đánh vào chủ nghĩa thực dân.Trong đó, phần I ‘’Chiến tranh và người bản xứ’’ ở chương 1 ‘’Thuế máu’’ đã chỉ ra nhiều mâu thuẫn trào phúng để vạch rõ bộ mặt thực sự của quan cai trị Pháp với người dân bản xứ.
‘’Thuế máu’’là chương đầu tiên của tác phẩm. Thứ tự và cách đặt tên các phần trg chương gợi lên cả một quá trình lừa bịp, bóc lột kiệt quệ cái thứ ‘’thuế máu’’ cực kì trắng trợn, dã man của bọn thống trị thực dân.Từ quan hệ ‘’ Chiến tranh và người bản xứ’’( phần 1) đến ‘’chế độ lính tình nguyện’’( phần 2), tác giả chỉ ra ‘’kết quả của sự hi sinh’’( phần 3). Các phần cứ nối tiếp nhau làm nên một bản án đầy chất chiến đấu. Tác giả đặt tên cho phần 1 là ‘’chiến tranh và người bản xứ’’. Với nhan đề này, người đọc cảm nhận giữa 2 vế có ý nghĩa ngang bằng thông qua từ ‘’và’’. Nhg thực chất thì không phải như vậy, vì từ‘’người bản xứ’’ được đặt trg ngoặc kép mang ý nghĩa mỉa mai , chỉ cách nhìn miệt thị của bọn thực dân Pháp đối với người dân ở đất nước thuộc địa được nói đến. Qua đây, cách đặt nhan đề của tác giả cũng đã phần nào toát lên được mâu thuẫn trào phúng trong đoạn.
Mâu thuẫn trào phúng được tác giả nói tới trg phần 1’’chiến tranh và người bản xứ’’ trước hết thể hiện ở sự đối lập trg thái độ của quân cai trị đối với người dân thuộc địa trước chiến tranh và khi chiến tranh vừa xảy ra.’’Trước năm 1914, họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên An- nam- mít bẩn thỉu, cùng lắm thì chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta…’’. ‘’An- nam- mít’’- cái tên gọi mà bọn thực dân dùng để gọi người đan An- nam một cách miệt thị, mỉa mai mà khinh bỉ, được Nguyễn Ái Quốc sử dụng như một tên gọi mang sắc thái tu từ có ý nghĩa nghệ thuật của lối dùng ‘’ gậy ông đập lưng ông’’ nhẹ nhàng mà thâm thúy. Một lối viết dửng dưng và không lạnh lung, mà vô cùng sâu sắc. Thấp thoáng phập phông phía sau những ngôn từ là cả một sự mỉa mai, kín đáo. Người bản xứ, trước mặt bọn thực dân, vốn chỉ là’’ những tên da đen bẩn thỉu’’,’’ những tên An- nam- mít bẩn thỉu’’, tưởng không liên quan gì đến’’ đại sự chiến tranh’’, thậm chí không biết gì về các cuộc chiến tranh. Cái họ biết là hầu hạ và bị các quan hành hạ, tức là chỉ biết ’’kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị’’. Bởi vậy, khi đột ngột được nhận vinh dự đặc biệt, danh hiệu tối cao thì chính họ cũng không sao hiểu nổi. ‘’Lập tức họ biến thành những đứa ‘’con yêu ‘’, những người ‘’bạn hiền’’của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu…’’. Điều gì đã khiến cho họ từ địa vị quá thấp hèn, bị khinh miệt trở thành cao quý như vậy? Đó là thái độ đề cao tâng bốc mà các quan cai trị dành cho người dân thuộc địa thấp cổ bé họng. Nhưng không có phép lạ nào ở đây cả. Tác giả đã chỉ ra một gợi ý nhỏ là tất cả sự thực được phơi bày: ‘’ Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ’’. Công chúng Pháp rất có thể đã bị bất ngờ. Tác giả đã gọi những người dân bản xứ là ‘’họ’’, trg khi lại gọi đại diện của chính quyền thực dân là ‘’các quan cai trị nhà ta’’. Điều đó giúp tác giả có được vị thế gần gũi với nhân dân Pháp, tâm sự và chỉ ra cho họ một sự thật: vị thế ‘’cao quý’’, ‘’vinh dự đột ngột’’ mà người bản xứ được ‘’hưởng’’ hiện tại chúng chẳng đem lại điều gì tốt đẹp cho họ cả, thậm chí thà rằng họ cứ là ‘’giống người bản thỉu’’còn hơn. Như vậy, tác giả đã khái quát lên được bản chất đểu giả của bọn thực dân Pháp với người dân thuộc địa.
Phân tích mâu thuẫn trào phúng trong Thuế Máu

Phân tích mâu thuẫn trào phúng trong Thuế Máu

Mâu thuẫn trào phúng thứ 2 đã được tác giả Nguyễn Ái Quốc thể hiện rất rõ trg phần 1 khi đối chiếu’’ cái vinh dự đột ngột’’mà người dân bản xứ được hưởng với ‘’cái giá quá đắt’’ mà họ phải chịu. Lời lẽ lừa bịp ngọt ngào của bọn chính quyền thực dân giống như những’’ viên đạn bọc đường’’ đã gây nên bao cái chết thương tâm cho người dân vô tội. Sự thật đằng sau những lời lẽ hào nhoáng, bóng bẩy kia là gì? Chiến tranh bùng nổ, người dân thuộc địa trở thành những vật hi sinh.họ phải đóng một thứ thuế không nằm trg văn bản luật định thông thường: thuế máu. Họ phải dùng máu, dùng tính mạng, dùng cuộc sống của mình để nộp thuế cho bọn thực dân.Ở đây, Nguyễn Ái Quốc nói về kết quả sự hi sinh của người dân thuộc địa: ‘’tổng cộng có 70vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp và trg số ấy 8 vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa’’. Mỗi câu chữ Nguyễn Ái Quốc dùng đều có nụ cười, sự dí dỏm, hài hước của một người am hiểu lẽ đời, tình đời và nền văn hóa khác nhau.Còn những người nô lệ bản xứ được kể đến là ‘’lấy máu mình tưới lên những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm lên những chiếc gậy của ngài thống chế’’,hay là ‘’trg lúc vượt biển, nhiều người bản xứ, sau khi được mời chứng kiến cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi đã được xuống tận đáy biển để bảo vệ quê hương của các loài thủy quái’’, một số khác’’ bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng vùng Ban- căng’’, hoặc ‘’bị tàn sát trên bờ song Mác- nơ, hoặc trg bãi đầm lầy miền Săm- pa- nhơ’’ ở miền Bắc nước Pháp, ‘’lúc chết còn tự hỏi phải chăng nước mẹ muốn chiếm ngôi nguyên phi trg cung cấm vua Thổ’’. Vẫn giữ nguyên giọng điêuh châm biếm,’’ vui vui’’ mà như cứa từng nhát dao sắc lạnh ấy, tác giả chứng minh bằng những dẫn chứng cụ thể mà thật xót xa. Với lối viết dí dỏm, hài hước có sức lôi cuốn, Nguyễn Ái Quốc đã dẫn dắt bạn đọc vào thế giới tình cảm của mình một cách tự nhiên.’’ Theo ý kiến của tất cả các cơ quan có thẩm quyền không thiên vị được giao cho sử dụng ở châu Âu vật liệu biết nói châu Á thì vật liệu này, đã không đưa lại kết quả tương xứng với chi phí rất lớn về chuyện chở và bảo quản’’. Họ phải dứt khoát chọn lấy một trg hai con đường:’’ đi lính tình nguyện hoặc xì tiền ra’’. Những người không trực tiếp chiến đấu thì cũng phải ‘’làm kiệt sức trg các xưởng thuốc súng’’, ‘’ kiệt quệ, mỏi mệt trg các nhà máy của bọn thực dân’’. Họ ‘’hít phải những luồng khí độc đỏ ối’’, họ ‘’ khạc ra từng miếng phổi’’ và kết thúc cũng là cái chết. Đằng sau những từ ngữ miêu tả đượm sắc thái trào phúng, người đọc có thể cảm nhận thấy sự căm giận sục sôi của tác giả nói riêng và của tất cả nhân dân Đông Dương nói chung trước dã tâm độc ác của chính quyền thực dân Pháp. Qua đó, hình ảnh những người dân bản xứ hiện lên với một kiếp sống nô lệ khổ đau, khốn cùng.
Với giọng mỉa mai, đả kích, Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần bộ mặt giả dối cũng như bản chất tàn ác của bọn quan lại luôn coi mình là quan ‘’phụ mẫu’’. Phần 1 trg chương ‘’Thuế máu’’ đã góp phần tạo tiếng nói đanh thép vào bản cáo trạng chung về tội ác của thực dân Pháp.

Thảo luận cho bài: Phân tích mâu thuẫn trào phúng trong Thuế Máu