Học sinh giỏi Văn 8 huyện Hoằng Hóa 2013-2014
Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:
Đề thi Học sinh giỏi Ngữ văn 8 Trường Gio Phong
Câu 1: (2,0 điểm)
Phân tích giá trị biểu đạt của các từ : già, xưa, cũ trong những câu thơ sau:
– Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
– Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
(Trích Ông đồ- Vũ Đình Liên)
Câu 2: (3,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn ngắn chỉ rõ sức thuyết phục của đoạn trích Nước Đại Việt ta(Nguyễn Trãi ) là có lập luận chặt chẽ, có sự kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn.
Câu 3: (5,0 điểm)
Nhà tâm lí học Elena ví tuổi thiếu niên như một “xứ sở kì lạ”.
Ở xứ sở này khí hậu rất thất thường và kì quặc, khi thì nóng nực như vùng nhiệt đới, khi thì trở nên lạnh như băng. Xứ sở này có mùa xuân hoa nở ngát hương, có mùa thu lá vàng rụng tơi tả. Dân cư ở vùng này khi thì rất vui vẻ, ồn ào, khi thì bỗng nhiên trầm ngâm, lặng lẽ. Trong xứ sở kì lạ này không có trẻ con và cũng không có người lớn.
Em có suy nghĩ gì về xứ sở kì lạ ấy?
Câu 4: (10,0 điểm )
Nhận xét về đoạn tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng, có ý kiến cho rằng :
“ Đây là đoạn tuyệt bút. Cả bốn bức tứ bình đều là những chân dung tự họa khác nhau của con hổ nhưng đã khái quát trọn vẹn về cái “thời oanh liệt” của chúa sơn lâm.”
Phân tích đoạn thơ tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng để làm rõ điều đó.
—————— Hết ————————–
Họ tên thí sinh :…………………… Giám thị số 1 :
Số báo danh : …………………… Giám thị số 2:
* Giám thị không giải thích gì thêm.
—————————————————————————
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 8
- Yêu cầu chung
Giám khảo cần:
– Nắm bắt kĩ nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá được một cách tổng quát và chính xác, tránh đếm ý cho điểm.
– Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo…
- Yêu cầu cụ thể
Câu | Nội dung cần đạt | Thang điểm |
Câu 1
(2,0 điểm) |
– Các từ già, xưa, cũ trong các câu thơ đã cho đều hướng tới một đối tượng : ông đồ.
+ Già- cao tuổi, vẫn sống- đang tồn tại. + Xưa – đã khuất – thời quá khứ trái nghĩa với nay. + Cũ – gần nghĩa với xưa, đối lập với mới- hiện tại. – Ý nghĩa của các cách biểu đạt đó : Qua những từ này gợi cho người đọc cảm nhận được sự biến đổi, vô thường, nỗi ngậm ngùi đầy thương cảm trước một lớp người đang tàn tạ, lãng quên : ông đồ. |
0,5
0,25 0,25 0,25 0,75 |
Câu 2
(3,0 điểm) |
Đoạn văn đảm bảo các ý sau:
– Trình tự lập luận : Đầu tiên tác giả giải thích rõ điều cốt yếu của tư tưởng nhân nghĩa là yên dân, mà muốn yên dân phải trừ bạo. Trong hoàn cảnh đất nước thời đó (giặc Minh xâm chiếm, gây bao đau khổ cho dân ) trừ bạo là trừ ngoại xâm bảo vệ nền độc lập. Nhờ vậy tác giả đã chuyển sang bàn về nền độc lập của Đại Việt là tất yếu, làm cho nguyên lý nhân nghĩa và chân lý độc lập dân tộc là một sự phát triển lí lẽ tự nhiên. -> Lập luận chặt chẽ, logic, thuyết phục . – Kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn : + Về lí lẽ: Tác giả nêu lên tư tưởng nhân nghĩa, nền độc lập của dân tộc như chân lí có tính hiển nhiên. Cách nêu tiền đề bằng chân lí như vậy đã tạo nên một nền tảng lí luận chắc chắn, làm cơ sở cho sự triển khai lập luận tiếp theo: cuộc chiến đấu của quân dân ta là hợp chính nghĩa, vì mục đích là yên dân, cho nên đội quân thực hiện mục đích ấy là đội quân chính nghĩa. + Về thực tiễn: Tác giả chứng minh chân lí bằng những chứng cứ không thể bác bỏ, bởi lấy ngay trong lịch sử Đại Việt- những danh tướng của phương Bắc đã từng bại trận ở Đại Việt . |
1,0
0,5 0,75 0,75 |
Câu 3
(5,0 điểm) |
* Yêu cầu về kĩ năng: Nắm được phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. | 0.5 |
* Yêu cầu về kiến thức :
a. Giải thích xứ sở kì lạ : Cách nói hình tượng về tuổi thiếu niên – lứa tuổi của những đổi thay thất thường, khi thế này lúc thế khác, chưa định hình rõ tâm lí, tính cách. b. Đặc điểm : – Tuổi thiếu niên là một xứ sở kì lạ với nhiều biểu hiện đa dạng, phong phú: lúc rụt rè, khi tự tin, lúc già dặn như người lớn, khi hồn nhiên như trẻ con,…Đặc biệt là cảm xúc, thái độ, hành động và sự nhận thức về bản thân chưa có sự ổn định còn cảm tính và đôi lúc trái ngược nhau. – Tuổi thiếu niên là giai đoạn chuyển tiếp về thể chất và tinh thần giữa giai đoạn trẻ em và trưởng thành. Sự chuyển tiếp này liên quan đến những thay đổi về sinh học, xã hội và tâm lí. Chính điều đó khiến tuổi thiếu niên là tuổi của những thái cực đối lập bởi các em chưa có nhận thức rõ về bản thân mình. – Chính thế giới riêng rất khác biệt của lứa tuổi này khiến các em trở nên lạ lùng, khó hiểu nhưng cũng rất dễ thương (dẫn chứng) c. Đánh giá vấn đề, liên hệ: – Từ những đặc điểm lứa tuổi mà các tư tưởng, ý tưởng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách và tính nết. Nếu nhận được sự định hướng đúng đắn, các em sẽ phát triển theo hướng tích cực và ngược lại. – Phê phán những người không hiểu biết về xứ sở kì lạ dẫn đến cấm đoán, áp đặt, thiếu cảm thông với các em cũng như những kẻ mãi mãi không chịu thoát ra khỏi xứ sở kì lạ ấy. – Cần hiểu được đặc điểm của xứ sở kì lạ để phát triển tự nhiên, hợp với lứa tuổi theo một định hướng đúng đắn . |
1.0
0,75 0,75 0,5 0,5 0,5 0,5 |
|
Câu 4
(10,0 điểm) |
* Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh viết được bài văn nghị luận chứng minh, bố cục chặt chẽ, ngôn ngữ trong sáng, diễn đạt lưu loát, không sai chính tả, ngữ pháp. | 0,5 |
* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các yêu cầu sau:
– Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn thơ – Khái quát nhận định: + Đây là đoạn thơ hay, cấu trúc tứ bình: bốn cảnh, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ làm nền để hình ảnh hổ được nổi bật. Bức chân dung tự họa khác nhau: chân dung hổ trong bốn cảnh ở bốn thời điểm được vẽ lại bằng kỉ niệm, bằng hồi ức của chính nó. Thời oanh liệt : thời tự do, tung hoành, thống trị đại ngàn của chúa tể rừng xanh. + Đoạn thơ này nằm trong chuỗi hồi ức về quá khứ oai hùng, mỗi cảnh gồm hai câu thơ, câu trước tả cảnh rừng, câu sau là chân dung của hổ trên nền thiên nhiên kì vĩ. – Phân tích, chứng minh: + Cảnh đêm trăng đẹp, thơ mộng, huyền ảo. Hổ như một thi sĩ lãng mạn thưởng thức cái đẹp bên dòng suối.( dẫn chứng thơ và phân tích) + Cảnh ngày mưa ào ạt, dữ dội. Hổ vừa như bậc quân vương uy nghi, bình tĩnh, ung dung trước mọi sự biến động, vừa giống một nhag hiền triết thâm trầm lặng ngắm đất trời thay đổi sau mưa bão ( dẫn chứng thơ) + Cảnh bình minh tươi đẹp, rực rỡ. Hổ như một đế vương hưởng lạc thú, say giấc nồng giữa khúc ca của muôn loài.( dẫn chứng thơ) + Cảnh hoàng hôn đỏ rực màu máu. Hổ như một bạo chúa rừng già, tàn bạo đang giành lấy quyền lực làm chủ bóng tối, làm chủ vũ trụ. (dẫn chứng thơ ) -> Bộ tranh tứ bình đẹp, tái hiện quá khứ huy hoàng, tự do với cảnh núi rừng hoang sơ, thơ mộng, kì vĩ, hổ hiện lên với tư thế lẫm liệt kiêu hùng, đầy uy lực. -Tổng hợp, đánh giá : + Khẳng định ý kiến ở đề bài là chính xác. Đoạn tứ bình là đoạn tuyệt bút hay nhất của bài thơ, là bức chân dung tự họa của nhân vật trữ tình trong bốn thời điểm đã khái quát được một thời quá khứ oanh liệt, tự do, huy hoàng của chúa tể rừng xanh. + Đoạn thơ mượn lời tâm sự của con hổ để diễn tả kín đáo tâm trạng và khát vọng của con người : Tâm trạng của nhà thơ lãng mạn, thân tù hãm nhưng tâm hồn vẫn nhớ thời hoàng kim của tự do, do đó bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường . Đó cũng là tâm trạng của người dân Việt Nam mất nước, nhớ tiếc khôn nguôi một “thời oanh liệt” của lịch sử dân tộc. Đoạn thơ góp phần khơi sâu cảm hứng chủ đạo của toàn bài thơ. + Nghệ thuật : Đây là đoạn thơ tiêu biểu với những sáng tạo nghệ thuật độc đáo: thể thơ tám chữ với vần điệu uyển chuyển, hình ảnh thơ mang tính hội họa cao, diễm lệ, kì ảo, dữ dội và bi hùng; nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác tinh tế… |
0,5
1,0 1,5 1,5 1,5 1,5 1,0 0,5 0,5 0,5 |
Lưu ý: – Trên là những gợi ý chấm, giám khảo có thể thực hiện linh hoạt hướng dẫn chấm, khuyến khích đối với những ý tưởng sáng tạo, những phát hiện độc đáo mà hợp lí.
-Với những bài chỉ phân tích chung chung không có luận điểm, không lập luận chặt chẽ, không đánh giá được vấn đề thì không cho quá 50% số điểm