Chất lượng học sinh giỏi Huyện Quế Sơn năm 2010-2011

Chất lượng học sinh giỏi Huyện Quế Sơn năm 2010-2011

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:

Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 8 môn Văn lớp 8 năm 2014-2015

Câu 1. (2,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các yêu cầu của đề:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

– Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu?

(Thế Lữ, Nhớ rừng)

Chất lượng học sinh giỏi Huyện Quế Sơn năm 2010-2011

Chất lượng học sinh giỏi Huyện Quế Sơn năm 2010-2011

  1. Vì sao nhà thơ Thế Lữ lại mượn lời con hổ sa cơ bị nhốt trong vườn bách thú  để làm tiếng nói trữ tình? Những câu nghi vấn trong đoạn thơ trên được dùng để làm gì?
  2. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật điệp ngữ trong đoạn thơ trên?

Câu 2. (2,0 điểm)

 

Viết đoạn văn ngắn (khoảng mươi dòng) triển khai luận điểm: Trong truyện     Cô bé bán diêm của An-đéc-xen, thực tế và mộng tưởng xen kẽ với nhau và được diễn ra lần lượt theo một trình tự hợp lí.

Câu 3. (6,0 điểm)

Có người cho rằng: Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết.

Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên?
————HẾT—————

HƯỚNG DẪN CHẤM
  1. Hướng dẫn chung

– Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm.

– Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn.

– Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ.

– Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm.

  1. Đáp án và thang điểm
ĐÁP ÁN ĐIỂM
Câu 1

(2,00)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các yêu cầu của đề:
a.

– Lời con hổ sa cơ thích hợp để nói lên một cách đầy đủ, sâu sắc tâm sự u uất của một lớp người lúc bấy giờ.

– Những câu nghi vấn trong đoạn trích được dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc… của chúa sơn lâm.

0,50

0,50

b. Tác dụng của biện pháp nghệ thuật điệp ngữ trong đoạn thơ: diễn tả thấm thía nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ đối với những cảnh không gian huy hoàng không bao giờ còn thấy nữa. 1,00
Câu 2

(2,00)

Viết đoạn văn ngắn (khoảng mươi dòng) triển khai luận điểm: Trong truyện Cô bé bán diêm (An-đéc-xen) thực tế và mộng tưởng xen kẽ với nhau và được diễn ra lần lượt theo một trình tự hợp lí.
– Về mặt hình thức: đáp ứng  yêu cầu của đề (có độ dài khoảng mươi dòng; diễn đạt trôi chảy, văn phong trong sáng có tính thuyết phục). 1.00
– Về mặt nội dung: thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm;  tổ chức lập luận theo một trình tự hợp lý để làm nổi bật luận điểm. Cụ thể:

+ Các mộng tưởng của cô bé bán diêm có gắn với thực tế như: lò sưởi, bàn ăn, cây thông No-en

+ Diễn ra theo một trình tự hợp lý: rét – lò sưởi; đói – bàn ăn; không khí đón giao thừa – cây thông No-en; nhớ đến cảnh đầm ấm – hình ảnh của bà.

1.00
Câu 3

(6,00)

Có người cho rằng: Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết.

Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên?

a. Yêu cầu về kĩ năng:

– Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh.

– Biết vận dụng kiểu bài nghị luận để trình bày suy nghĩ của mình.

– Biết sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm phù hợp giúp làm rõ luận điểm trong bài nghị luận;

– Bài viết có kết cấu chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, luận chứng tiêu biểu, lập luận thuyết phục, diễn đạt trôi chảy, văn viết trong sáng.

b. Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở vốn hiểu biết và những kiến thức đã được học về kiểu văn nghị luận kết hợp với các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm học sinh nêu suy nghĩ của mình về ý kiến đã cho.

Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:

– Dẫn dắt & nêu vấn đề: khen chê có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống; để lòng vị tha, tình đoàn kết càng được nhân lên, mỗi người không chỉ biết ca ngợi mặt tốt đẹp, tích cực mà còn phải biết phê phán mặt xấu, tiêu cực như ý kiến đã nêu. 1.50
– Giải thích và chứng minh:

+ Thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh là biểu hiện cách sống tiêu cực, thấp hèn, ích kỉ, vô cảm cần được phê phán; lòng vị tha, tình đoàn kết là biểu hiện của cách sống tích cực, cao thượng, giàu lòng yêu thương cần được ngợi ca.

+ Thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh và lòng vị tha tình đoàn kết là hai mặt trái ngược của đạo đức xã hội và có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người, cộng đồng.

– Khẳng định tầm quan trọng và sự cần thiết của việc phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh (không thua kém việc nêu gương, ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết).

– Mở rộng vấn đề:

+Trong cuộc sống, có những con người sống nhân ái, giàu lòng vị tha nhưng cũng có những con người sống vô trách nhiệm, chỉ lo hưởng thụ, thờ ơ, lạnh nhạt.

+ Cần phải có thái độ khen chê rõ ràng, đúng mức, đúng lúc, đúng nơi và phải xuất phát từ thiện tâm, thiện ý của mình.

3.00
– Khẳng định tính đúng đắn và ý nghĩa của vấn đề; Nêu ý thức trách nhiệm của mình trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. 1,50
* HS có thể xây dựng hệ thống luận điểm và diễn đạt theo nhiều cách khác nhau miễn sao đáp ứng được yêu cầu của đề theo những định hướng trên.
* Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng.

Chất lượng học sinh giỏi Huyện Quế Sơn năm 2010-2011

Thảo luận cho bài: Chất lượng học sinh giỏi Huyện Quế Sơn năm 2010-2011