Phân tích đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện của Nam Cao qua truyện ngắn Chí Phèo

Phân tích đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện của Nam Cao qua truyện ngắn Chí Phèo

Phân tích nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao

Đề bài:

Phân tích đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện của Nam Cao qua đoạn văn dưới đây:

Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi đời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại, ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? … (Chí Phèo).

Bài làm

Giữa đội ngũ đông đảo các cây bút văn xuôi giai đoạn 1930 – 1945, Nam Cao đã tạo cho mình một phong cách viết mới mẻ và đặc sắc. Những tác phẩm nổi tiếng của ông đã đưa ông lên vị trí hàng đầu trong nghệ thuật viết truyện ngắn. Tác phẩm của Nam Cao hấp dẫn người đọc bởi tài dẫn chuyện, khả năng miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế và giọng văn linh hoạt, biến hóa lạ thường. Đoạn trích mở đầu tác phẩm Chí Phèo sau đây là một ví dụ: Hắn vừa đi vừa chửi… Thế thì có khổ hắn không?

Lối vào đề trực tiếp đột ngột của nhà văn với những câu tường thuật ngắn gọn gây ấn tượng rất mạnh: Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Chỉ với hai câu, tác giả đã phác họa tài tình chân dung gã Chí Phèo luôn say rượu và gây gổ.

Chuyện ấy đã thành quy luật nên mọi người không lấy gì làm lạ. Những câu tiếp theo, Nam Cao kể khá chi tiết về cách chửi độc đáo có một không hai của Chí Phèo. Hắn chửi những gì? Đầu tiên, hắn chửi trời, chửi đời. Toàn là khái niệm to tát về hình thức nhưng hết sức trừu tượng về đối tượng. Tiếp theo, hắn chửi cả làng Vu Đại. Cũng vẫn chung chung, vì thế không ai lên tiếng cả. Chí Phèo tức mình, quay sang chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Vẫn là vu vơ, chưa đích danh nên chẳng kẻ nào ra điều. Sự im lặng như lửa cháy đổ thêm dầu vào cơn giận của Chí Phèo.

Phân tích đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện của Nam Cao qua truyện ngắn Chí Phèo

Phân tích đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện của Nam Cao qua truyện ngắn Chí Phèo

Lời kể của tác giả xen lẫn những lời bình hóm hỉnh: Có hề gì? Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai… và vừa kể chuyện vừa lắng vào nội tâm nhân vật, nói giùm suy nghĩ của Chí Phèo mà nghe như lời nói trực tiếp: Tức thật!… Tức thật!… Tức chết đi được mất. Chí Phèo tức vì chửi một mình thì chẳng khác gì đấm bị bông. Chẳng ai chửi lại để có cớ mà trút cơn giận cho hả. Thế là mồm mình chửi, tai mình nghe. Không còn gì vô duyên bằng!
Hận đời, hận thân, Chí văng tục, hậm hực, tức tối: Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Câu này vừa là ngôn ngữ nội tâm nhân vật, vừa là lời bình của tác giả.

Cái tài của Nam Cao là chỉ trong một đoạn văn ngắn mà ông đã sử dụng rất nhiều giọng văn: lời kể của tác giả, lời nói của nhân vật và ngôn ngữ nội tâm nhân vật, lời tác giả bình, lời tác giả nói hộ người làng… cùng nhiều loại câu khác nhau như câu kể, câu cảm, câu hỏi (chưa nói tới cái gọi là siêu ngôn ngữ)…

Đặc điểm chân dung và tính cách nhân vật Chí Phèo đã được Nam Cao phác hoạ thật sinh động trong khoảng hai chục câu. Bút pháp nhà văn giống như bút pháp của họa sĩ chuyên vẽ chân dung, chỉ vài nét cơ bản đã thể hiện được cái thần của nhân vật. Người đọc sẽ nhớ mãi một Chí Phèo hung hãn, ngang ngược và bất hạnh, bị dân làng hắt hủi, ruồng bỏ; chỉ biết lấy những cơn say rượu triền miên và việc rạch mặt, đập đầu ăn vạ để vùi lấp bao khổ đau, uất hận của đời mình.

Thảo luận cho bài: Phân tích đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện của Nam Cao qua truyện ngắn Chí Phèo