Đề bài:
Anh chị hãy phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải trong chương trình ngữ văn 9 tập 2.
Bài làm:
Thanh Hải (1930 – 1980), người con của xứ Huế mộng mơ, là nhà thơ tiêu biểu cho thơ ca cách mạng miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. Ông tham gia hai cuộc kháng chiến và kiên trì bám trụ ở quê hương trong những năm tháng đen tối nhất. Thơ ông đó ghi lại giai đoạn lịch sử đau thương và oanh liệt của nhân dân miền Nam Thành đồng Tổ quốc.
Sau hòa bình, tâm hồn thi sĩ rộng mở, hòa chung với niềm vui của đất trời giải phóng. Ông tiếp tục làm thơ ca ngợi cuộc sống mới đang hằng ngày thay da đổi thịt, không ngừng vươn lên trên con đường đi tới tương lai tươi sáng. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ sáng tác năm 1980, in trong tập Mùa xuân đất này (1982), được đánh giá là một bài thơ hay, thể hiện quan điểm sống, cái nhìn lạc quan tin tưởng của tác giả đối với đất nước và dân tộc trong giai đoạn lịch sử mới xây dựng Tổ quốc đẹp giàu.
Bài thơ là tiếng lòng yêu mến và gắn bó thiết tha với đất nước, với cuộc đời ; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ muốn được cống hiến, đóng góp một mùa xuân nho nhỏ vào mùa xuân lớn lao của dân tộc. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa và giá trị cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung.
Bố cục bài thơ có thể chia làm 4 phần:
Phần 1: Khổ đầu, từ Mọc giữa dòng sông xanh đến Tôi đưa tay tôi hứng: Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời.
Phần 2 : Hai khổ tiếp theo, từ Mùa xuân người cầm súng đến Cứ đi lên phía trước : Cảm xúc về mùa xuân đất nước.
Phần 3 : Hai khổ thơ tiếp theo, từ Ta làm con chim hót… đến Dù là khi tóc bạc : Suy nghĩ và ước nguyện chân thành của nhà thơ trước mùa xuân đất nước.
Phần 4 : Khổ thơ cuối : Tình cảm yêu mến thiết tha và lời ngợi ca quê hương, đất nước.
Theo quy luật thiên nhiên muôn đời, mùa đông lạnh lẽo trôi qua là mùa xuân xanh tươi lại trở về với tiếng chim rộn rã và muôn hoa khoe sắc, khoe hương. Bức tranh xuân mở đầu bài thơ thật đơn sơ, giản dị mà không kém phần đẹp đẽ :
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Chỉ bằng vài nét phác họa : dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời, tác giả đã vẽ ra bức tranh mùa xuân tươi đẹp với không gian cao rộng và sắc màu tươi thắm. Những màu sắc có tính chất; đặc trưng của xứ Huế (sông xanh, hoa tím biếc) và cả âm thanh vang vọng của tiếng chim chiền chiện lảnh lót, tươi vui.
Dòng sông trong xanh, hiền hòa làm nền cho sắc tím biếc của bông hoa, có thể là bông hoa súng. Bông hoa nhỏ bé soi mình trên mặt nước, vươn lên đón những tia nắng mặt trời. Mùa xuân thu nhả trong khung cảnh đơn sơ ấy. Nhà thơ lặng ngắm và lắng nghe với vẻ say mê và tấm lòng tràn đầy một cảm xúc thanh cao, trong sáng. Ôi tiếng chim chiền chiện – con chim thân thuộc của quê hương miền Trung! Tiếng chim thánh thót như chuỗi ngọc long lanh, đọng thành từng giọt niềm vui, rơi xuống cõi lòng rộng mở của thi sĩ, thấm vào tâm hồn đang rạo rực tình xuân. Nhà thơ chào đón mùa xuân bằng tất cả con người mình, cho hên mới có những câu thơ thắm thiết ân tình đến vậy.
Cảm xúc của tác giả trước cảnh mùa xuân của thiên nhiên được diễn tả tập trung ở chi tiết rất tạo hình này:
Từng giọt long lành rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Về hai câu thơ trên, có hai cách hiểu. Cách hiểu thứ nhất: từng giọt ở đây là giọt mưa xuân long lanh trong ánh sáng của trời xuân. Ta có thể gắn hai câu thơ này với hai câu thơ trước: ơi con chim chiền chiện, Hót chi mà vang trời để hiểu theo cách thứ hai: nhà thơ đưa tay hứng từng giọt âm thanh tiếng chim. Ở đây có sự chuyển đổi cảm giác. Tiếng chim từ chỗ là âm thanh (cảm nhận được bằng thính giác) chuyển thành từng giọt long lanh ánh sáng mặt trời (hình và khối, cảm nhận được bằng thị giác) và cả bằng xúc giác (Tôi đưa tay tôi hứng). Hiểu theo cách thứ hai này thì câu thơ có nghệ thuật điêu luyện hơn nhưng cũng cầu kì hơn. Dù hiểu theo cách nào thì hai câu thơ ấy vẫn biểu hiện niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân.
Xuân đến với thiên nhiên, xuân đến với lòng người. Suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, hình ảnh dân tộc Việt Nam kết tụ lại ở hình ảnh người cầm súng và người ra đồng. Nhà thơ Thanh Hải nhìn đâu cũng thấy sức xuân phơi phới:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…
Từ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, nhà thơ mở rộng, nâng cao thành cảm nhận về mùa xuân đất nước với hình ảnh người cầm súng, người ra đồng, biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và lao động xây dựng Tổ quốc. Ý này không mới, nhưng tác giả đã tạo nên sự rung động của câu thơ bằng hình ảnh nơi nơi tràn đầy lộc non của mùa xuân: Lộc giắt đầy trên lưng… Lộc trải dài nương mạ. Mùa xuân, cây cối đâm chồi nẩy lộc. Lộc là chồi non, lá nõn, tượng trưng cho may mắn, thành công và hạnh phúc. Người cám súng bảo vệ Tổ quốc thì lộc là vòng lá ngụy trang xanh tươi giắt đầy trên lưng. Người nông dân ra đồng, lộc là nương mạ mơn mởn trải dài, hứa hẹn một mùa màng bội thu. Tất cả như hối hả, Tất cả như xôn xao, điệp từ tất cả cùng với các tính từ hối hả, xôn xao làm táng thêm sức xuân mãnh liệt trong mỗi con người và trong cả cộng đồng rộng lớn là dân tộc.
Mùa xuân của đất trời hiển hiện trong hình ảnh lộc non theo chân người cầm súng và người ra đồng còn có ý nghĩa khẳng định con người Việt Nam đang đem mùa xuân đến khắp mọi miền đất nước. Phải gắn bó với quê hương, với con người bằng tình cảm máu thịt, nhà thơ Thanh Hải mới có được những liên tưởng vừa rất chân thực, vừa rất lãng mạn như vậy.
Cảnh vật mùa xuân tươi đẹp, lòng người mùa xuân phơi phới… Điều đó gợi cho nhà thơ nghĩ tới đất nước với một niềm vui, niềm tự hào to lớn:
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
Sức sống của bốn ngàn mùa xuân đất nước vất vả và gian lao được nhà thơ nhận thấy trong nhịp điệu hối hả cùng những âm thanh xôn xao của cuộc sống. Đất nước được hình dung bằng một ẩn dụ nghệ thuật rất đẹp : Đất nước như vì sao, Cứ đi lên phía trước.
Hình ảnh so sánh Đất nước như vì sao có ý nghĩa vô cùng sâu xa. Ngôi sao vàng năm cánh rực rỡ nổi bật trên nền đỏ thắm của lá cờ Tổ quốc là linh hồn dân tộc, là khát vọng độc lập, tự do thiêng liêng ngàn đời. Từ trong cảnh nô lệ tối tăm, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ kính yêu đã anh dũng vùng lên tự giải phóng, khẳng định tên tuổi của đất nước Việt Nam trên thế giới. Việt Nam với bao chiến công lẫy lừng chiến thắng giặc ngoại xâm, rất xứng đấng là vì sao sáng ngời. Vì sao ấy giờ đây vẫn tiếp tục tỏa sáng, vượt lên mọi gian nan, thử thách trên con đường đi tới tương lai.
Mạch nguồn cảm hứng của nhà thơ vẫn có sự hòa hợp, đồng nhất giữa cái chung và cái riêng. Nhà thơ muốn góp một Mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn lao, rộng mở của trời đất và lòng người:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Mật nốt trầm xao xuyến.
Đó là khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, được cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung. Điều tâm niệm ấy được nhà thơ thể hiện một cách chân thành qua những hình ảnh tự nhiên, giản dị.
Ta làm một cành hoa.
Lặng lẽ dàng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.