Phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà
Bài làm
Kể chuyện Hồ Chí Minh, đọc thơ văn của Người và thơ văn viết về Người ở đất nước ta, đối với mỗi người Việt Nam, dường như đã trở thành một nếp sống, một thói quen văn hoá thú vị đáng tự hào. Ở sách Ngữ văn 7, chúng ta đã được học bài Đức tính giản dị của Bác Hồ của Thủ tướng Phạm Văn Đồng – một chiến sĩ cách mạng, một nhà văn hoá lớn, từng được sống làm việc nhiều năm bên Người. Giờ đây, mở đầu sách Ngữ văn 9, chúng ta lại được học một văn bản nữa của Lê Anh Trà – một nhà khoa học thuộc thế hệ con cháu Hồ Chí Minh. Lần theo từ ngữ, câu văn, bắt đầu từ nhan đề đến dòng cuối cùng của văn bản, chúng ta lại được cùng nhau khám phá “Chuyện Bác Hồ”, thú vị và bổ ích biết bao. Hình tượng nổi bật hiện lên từ bài Phong cách Hồ Chí Minh phải chăng là một nhân cách Việt Nam hài hoà vẻ đẹp của nền vãn hoá Việt Nam mang truyền thống lâu đời với nển văn hoá thế giới hiện đại ?
Phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện trước hết là ở vốn tri thức văn hoá nhân loại mà Người đã tích luỹ được. Ông Lê Anh Trà kể : “Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ,… đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh…”. Hổ Chí Minh đã từng đi khắp năm châu bốn biển, lao động kiếm sống và học tập khắp mọi nơi trên trái đất, tiếp xúc với đủ mọi dân tộc, mọi chủng tộc của các màu da vàng, đen, trắng, đỏ… nhờ đó, “Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga,…”. Đi nhiều, tiếp xúc nhiều, biết nhiều ngoại ngữ, đó là điều kiện cần nhưng chưa đủ để mở mang hiểu biết, thu lượm tri thức. Dường như Hồ Chí Minh đã thấu hiểu quy luật ấy nên “Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu vãn hoá, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm”. Học hỏi, tìm hiểu để tiếp thu những cái hay, cái đẹp, đồng thời Người biết “phê phán những tiêu cực”. Cách đi, cách sống và cách học tập như vậy thật đúng đắn, mang tính khoa học cao. Người đã kể một kỉ niệm trong thời kì tìm hiểu, học tập về lí tưởng cách mạng của mình rằng : “Tôi tham gia Đảng xã hội Pháp… Còn như Đảng là gì…, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là gì, thì tôi chưa hiểu… Tôi dự rất nhiều các cuộc họp một tuẩn hai hoặc ba lần. Tôi chăm chú nghe những người phát biểu ý kiến. Lúc đầu, tôi không hiểu được hết. Tại sao người ta bàn cãi hăng như vậy ?… Điều mà tôi muốn biết hơn cả là… vậy thì cái quốc tế nào bênh vực nhân dân các nước thuộc địa ? Trong một cuộc họp, tôi đã nêu câu hỏi ấy lên… Và một đồng chí đã đưa cho tôi đọc Luận cương của Lê-nin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa… Trong Luận cương ấy, có những chữ chính trị khó hiểu. Nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính. Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động,… Trước kia, trong các cuộc họp chi bộ tôi chỉ ngồi nghe người ta nói ; tôi cảm thấy người nào cũng có lí cả, tôi không phân biệt được ai đúng và ai sai. Nhưng từ đó tôi cũng xông vào những cuộc tranh luận. Tôi tham gia thảo luận sôi nổi… Không chỉ tham gia các cuộc họp của chi bộ tôi mà thôi, tôi còn đến những chi bộ khác để bênh vực lập trường “của tôi”… Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lí luận Mác – Lê-nin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ…” . Tuy câu chuyện chỉ là một trong muôn vàn kỉ niệm của cuộc đời cách mạng Hồ Chí Minh nhưng vẫn đủ cho chúng ta thấu hiểu một phong cách sống và học tập năng động, hết mình vì cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, dân tộc mình và tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Nhờ đi nhiều nơi, hăng hái tích cực, thường xuyên tìm tòi, học hỏi, tranh luận, sống sôi nổi, hết mình, vừa nghiên cứu lí luận, vừa làm công tác thực tế, Người đã tích luỹ được một vốn tri thức sâu rộng. Sau vài ba sự việc được kể tóm tắt, nhằm gợi cho người đọc liên tưởng và suy ngẫm về tầm hiểu biết và cách tích luỹ vốn tri thức, tác giả Lê Anh Trà bình luận : “điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất yiệt Nam, một lối sống rất bình dị… đồng thời rất mới, rất hiện đại”. Đi nhiều nơi, học hỏi, tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay của nhiều nền văn hoá thế giới không phải chỉ để cho riêng mình mà đấu tranh cho độc lập, tự do của Tổ quốc mình, dân tộc mình, đó là cách sống của Hồ Chí Minh. Chính vì biết cống hiến tất cả cho một lí tưởng cao đẹp như thế, nên Hồ Chí Minh đã trở thành một người Việt Nam đẹp nhất, tiêu biểu nhất của thời đại, một nhân cách Việt Nam mang truyền thống phương Đông, đồng thời rất mới, rất hiện đại.
Tiếp đến đoạn văn thứ hai, tác giả Lê Anh Trà kể về cuộc sống hằng ngày cua Hô Chí Minh. Những câu chuyện cụ thế, những từ ngữ, câu văn giàu hình ảnh, điểm vài lời nhận xét, so sánh ý nhị dẫn dắt người đọc vào thâm nơi ăn, chốn ở của Người như vào một bảo tàng vừa bình dị vừa thiêng liêng. Này đây là chiếc nhà sàn bằng gỗ, bên cạnh chiếc ao đã trở thành “cung điện” của vị Chủ tịch nước. Chiếc nhà sàn chí vẻn vẹn vài phòng với những đổ đạc đơn sơ để ăn ngú, tiếp khách, vừa để họp Bộ Chính trị bàn về vấn để sinh tử của triệu triệu con người. Căn nhà sàn ấy tuy giản dị đơn sơ, nhưng luôn “lộng gió và ánh sáng”, bởi vì chủ nhân của nó là “Một tâm hồn lộng gió thời đại”. Căn nhà Người ở chẳng kém gì “cung điện” trong truyện thần thoại hay trong cổ tích ! Tiếp đó là những trang phục, những vật dụng hằng ngày của Chủ tịch Hồ Chí Minh : “bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn…”. Ngỡ như tất cả những áo quần, trang phục tinh tuý nhất, tiêu biểu nhất ở mọi miền của đất nước, của dân tộc trong mọi công việc, lao động, chiến đấu đã được gạn lọc, lựa chọn về đây hợp thành trang phục của Người. Bộ trang phục ấy thật giản dị mà thanh cao thần kì biết mấy. Những bữa ăn, món ăn hằng ngày của Người : “cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa”. Một vị Chủ tịch nước nhưng chỉ ăn, chỉ “hưởng thụ” như thế. Cá, rau, dưa, cà, cháo hoa… đó là những sản vật vừa thân quen, vừa tinh tuý của đất Việt tự ngàn năm xưa chắt lọc lại. “Anh đi anh nhớ quê nhà – Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”. Bài ca dao ấy luôn nhắc chúng ta nhớ những vật phẩm, thức ăn giản dị mà thân thương, đậm hương sắc quê nhà. Người thường dùng những món ăn đạm bạc như thế. Cách ăn uống đơn sơ, đạm bạc ấy cũng là một cách sống khoa học, tạo cho con người một thể chất lành mạnh, khoẻ khoắn. Chính Người, trong kháng chiến chống thực dân Pháp từng viết bài thơ nói về tuổi thọ, cách sống đẹp đẽ ấy như sau :
Chưa năm mươi đã kêu già
Sáu ba, mình nghĩ vẫn là đương trai
Sống quen thanh đạm nhẹ người
Việc làm tháng rộng, ngày dài ung dung .
Tuy tác giả Lê Anh Trà kể ngắn gọn về cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của Hồ Chí Minh nhưng chúng ta ngẫm ra được rất nhiều điều bổ ích, lớn lao.
Chúng ta dễ dàng đồng tình với những ý kiến bình luận của tác giả, để thấm thìa sâu sắc hơn nữa về cách sống, phong cách Hồ Chí Minh. “Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống, hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy. Bất giác ta nghĩ đến các vị hiền triết ngày xưa…”. Đấy là cách so sánh, đối chiếu, liên tưởng chính xác, giúp cho bạn đọc mở rộng, khơi sâu trí tuộ và tâm hổn. Từ cách sống của Hồ Chí Minh, chúng ta nghĩ tới nhiều nhân vật nổi tiếng trên thế giới, những nguyên thủ quốc gia, những vị tổng thống lừng danh về sự giàu có, sang trọng. Chúng ta nhớ lại cuộc đời các hiền triết phương Đông từng sống thanh cao giản dị. Và, nhờ câu chữ trong văn của Lê Anh Trà, chúng ta như thấy Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, hai danh nhân văn hoá của dân tộc hiện về. Thơ của của các cụ cũng theo đó hiện về :
Thu ăn măng trúc, đông ân giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao…
(Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Như vậy, nếp sống thanh đạm của Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở chúng ta suy ngẫm vể tính hiện đại, tầm cỡ thế giới và tính truyền thống, màu sắc dân tộc. Nói cách khác, phong cách Hồ Chí Minh vừa kế thừa truyền thống dân tộc, vừa nâng cao, hoà hợp và vượt lên trên mọi ham muốn tầm thường của con người thời đại. Cách sống như vậy không phải là lập dị, khác thường mà là sự tích tụ những gì tinh tuý nhất của nhiều phương trời, nhiều thời đại, nhiều phong cách. Tác giả Lê Anh Trà khẳng định : “đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác”. Rõ ràng, cách sống của Hồ Chí Minh đã nêu một kinh nghiệm – như quy luật muôn đời – “Sống quen thanh đạm nhẹ người”, một cách sống đẹp, giản dị mà cao thượng vô cùng.
Trong bài Bác ơi !, nhà thơ Tố Hữu viết :
Bác sống như trời đất của ta.
Đọc bài Phong cách Hồ Chí Minh của nhà khoa học Lê Anh Trà, chúng ta hiểu rõ hơn, hiểu sâu thêm những đặc điểm tạo nên phong cách, cách sống của Người : Đó là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại mà bình dị. Càng hiểu Hồ Chí Minh, chúng ta càng thêm tự hào, kính yêu Người, tự nguyện học tập theo gương Hồ Chí Minh. Và chúng ta tin rằng tấm gương Hồ Chí Minh – tấm gương nhân cách Việt Nam – sẽ muôn đời toả sáng.