Phân tích bài ca dao “Thân em như củ ấu gai, Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen”

Phân tích bài ca dao “Thân em như củ ấu gai, Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen”

Phân tích bài ca dao: Thân em như tấm lụa đào, Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Đề bài:

Viết bài văn ngắn phân tích bài ca dao:

Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.
Ai ơi nếm thử mà xem !
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.

Bài làm:

Ca dao – dân ca phản ánh sinh động đời sống tình cảm phong phú của nhân dân lao động. Họ đã gửi gắm vào đó tiếng nói tâm tình chân thành tha thiết, với  đủ mọi cung bậc buồn vui. Nhiều câu ca dao về hình thức và nội dung có những nét giống nhau nhưng mỗi câu lại mang một vẻ đẹp riêng, phù hợp với từng hoàn cảnh và tâm trạng nhân vật khác nhau. Ví dụ một số câu mở đầu bằng cụm từ Thân em và nội dung cũng đề cập đến phẩm chất tốt đẹp, cao quý cùng số phận hẩm hiu, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa.

Bài ca dao nhấn mạnh đến giá trị đích thực của người con gái. Người phụ nữ nông dân vất vả, làm lũ quanh năm đã tự so sánh : Thân em như củ ấu gai. Cái củ ấu gai góc, đen đủi sống dưới bùn sâu, chẳng mấy ai để ý tới, dẫu rằng bên trong nó vừa trắng, vừa ngọt, vừa bùi.

Ai ơi, nếm thử mà xem!
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.

Phân tích bài ca dao “Thân em như củ ấu gai, Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen”

Phân tích bài ca dao “Thân em như củ ấu gai, Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen”

Phải  bộc bạch  kĩ và mời mọc da diết đến vậy bởi vì phẩm chất tốt đẹp của họ ít ai biết đến. Sự khẳng định giá trị ấy chứa đựng một nỗi ngậm ngùi chua xót cho thân phận người con gái nghèo khổ trong xã hội cũ.

Bài ca dao nói lên quyền sống của người phụ nữ xưa kia, mà trước hết là quyền tự do hoàn toàn bị phủ nhận. Đó chính là nguồn gốc của mọi đau khổ, ngang trái mà họ phải chịu đựng trong suốt cuộc đời.

Thảo luận cho bài: Phân tích bài ca dao “Thân em như củ ấu gai, Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen”