Phân tích bài ca dao: Thân em như tấm lụa đào, Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Phân tích bài ca dao: Thân em như tấm lụa đào, Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Kể một tầm gương sáng về một câu chuyện trong cuộc sống

Đề bài:

Em hãy viết một đoạn văn ngắn phân tích bài ca dao: Thân em như tấm lụa đào, Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

Bài làm:
Người phụ nữ xưa ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và phẩm chất cao quý của mình nên tự so sánh : Thân em như tấm lụa đào… Tuy vậy, số phận của họ thật chông chênh, không có gì đảm bảo: Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

Tấm lụa đào đẹp từ chất liệu, dáng vẻ đến màu sắc bởi được dệt từ loại tơ tằm tốt nhất. Lụa nhẹ, mềm và rất mát, mặc vào thì người đẹp hẳn lên. Lụa màu hoa đào vừa đẹp vừa quý nhưng khi đem bán thì cũng phải bày ra giữa chốn “trăm người bán, vạn người mua”, đủ loại người sang kẻ hèn, người thanh kẻ tục, không biết sẽ vào tay ai? Lụa tuy đẹp thật nhưng chắc gì đã có người biết đánh giá đúng giá trị của nó! Hình ảnh tấm lụa đào gợi lên vẻ thanh xuân mơn mởn, tràn đầy sức sống của một cô gái đương thì, những hình ảnh tấm lụa đào phất phơ giữa chợ lại có một cái gì đó thật trớ trêu, tội nghiệp.

Phân tích bài ca dao: Thân em như tấm lụa đào, Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Phân tích bài ca dao: Thân em như tấm lụa đào, Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Nỗi đau xót của nhân vật trữ tình trong lời than thân chính là ở chỗ khi người con gái bước vào cái tuổi đẹp nhất, hạnh phúc nhất của đời mình thì nỗi băn khoăn lo lắng về thân phận lại ập đến ngay với họ. Quả là hoàn cảnh khách quan chi phối rất nhiều, có khi quyết định số phận cả một đời người. Sự đối lập giữa hai dòng thơ đã khiến ta thấm thía nỗi đau đó.
Bài ca dao không chỉ nói lên thân phận bị phụ thuộc của người phụ nữ mà còn là tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất tốt đẹp của họ.

Thảo luận cho bài: Phân tích bài ca dao: Thân em như tấm lụa đào, Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai