Đề bài: Cảm nghĩ của em về bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung
Bài Làm
Xem thêm ====>>> Phân tích đoạn Tào Tháo uống rượu luận anh hùng trong Tam quốc diễn nghĩa
Có biết bao nhiêu tác phẩm để đời mà mỗi lần ai nhắc đến đều cảm thấy yêu mến và muốn đọc đi đọc lại nhiều lần, có những vị anh hùng người ta đem ra là chuẩn mực là thước đo để so sánh. Trong số những tác phẩm đó không thể không kể đến tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Những vị anh hùng của tam quốc diễn nghĩa đến nay ai cũng biết. Điều gì đã làm nên được sự hấp dẫn và khó quên như vậy?. Tiêu biểu trong tác phẩm này ta phải kể tới đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng. Có thể nói đây là một đoạn trích hay và hấp dẫn.
Có lẽ do tài văn chương rất giỏi về từ khúc,câu đối,kịch nhưng nổi bật là tiểu thuyết đã khiến cho La Quán Trung thành công với tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa để mang cuốn tiểu thuyết ấy đến bạn đọc. Tam quốc diễn nghĩa còn có tên gọi thông tục khác là Tam Quốc, Tam Quốc chí thông tục diễn nghĩa. Nó là một tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc đựơc La Quán Trung viết vào thế kỷ 14 kể về thời ỳ hỗn loạn của lịch sử Trung Quốc.tiểu thuyết này được coi là một trong bốn tác phẩm hay nhất của văn học Trung Quốc. Dung lượng của nó lên tới 75 vạn chữ.
Đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng thuộc chương thứ 21 của bộ tiểu thuyết. Đoạn trích kể về cuộc uống rượu luận anh hùng của Lưu Bị và Tào Tháo. Cốt truyện rõ ràng gây cấn hấp dẫn người đọc muốn biết kết quả sẽ ra sao. Lúc thì thắt nút đẩy nhân vật vào nguy hiểm khi đi tới cao trào đỉnh điểm thì mở nút giải thoát cho nhân vật của mình. Qua đó ta cũng thấy được nét đặc sắc qua việc xây dựng nhân vật của La Quán Trung.
Ba anh em Lưu,Quan, Trương muốn dựng nghiệp trị quốc tuy nhiên do ba anh em mới khởi nghiệp cho nên vẫn còn yếu,đất đai không có nên sang nương nhờ Tào Tháo chờ thời cơ. Huyền Đức trồng một vườn rau sau nhà hàng ngày vun xới để cho Tào Tháo không nghi ngờ.
Trước tiên là Lưu Bị – một người anh hùng thật sự chưa thể thắng nổi Tào Tháo Lưu quyết định giả vờ là một người ngày ngày chỉ biết vun trồng vườn rau ngoài nhà. Ta cảm nhận thấy rất rõ chí anh hùng và sự thông minh nhạy bén của ông. Lưu không mù quáng mà không suy xét tình hình. Ông biết rõ tình thế của mình cũng như của địch và biết làm nhẫn nhịn chờ đợi thời cơ đến.
Tào Tháo cũng thông minh không kém, ông ta toát lên một vẻ gian hùng tuy ở bên phản diện nhưng quả thật ông ta là một người có tài và rất thông minh. Tào Tháo sớm đã biết được âm mưu của ba anh em nhà Lưu,Quan ,Trương nhưng muốn thu phục người tài cũng như tránh được mầm họa sau nay ông ra sức mua chuộc dụ dỗ họ. Tuy nhiên việc Lưu Bị ông vẫn chưa phát hiên ra.
Vì muốn ẩn dấu mình cho nên khi được người của Tào Tháo đến mời uống rượu thì Lưu Bị đã mất bình tĩnh và “tái mét mặt”. Tới đây kịch tính bắt đầu xuất hiện. Đặc biệt khi Tào Tháo nói: “Huyền Đức dạo này ở nhà làm một việc lớn lao đấy nhỉ?” Lưu Bị giật mình nhưng sau khi lấy lại được bình tĩnh nên trả lời: “không có việc gì lam để tiêu khiển đó thôi”.
Tiếp sau đó Tào hỏi Lưu Bị về những vị anh hùng. Lưu Bị làm ra vẻ mộng muội không biết gì nhưng vẫn bị dồn đến mức phải kể ra mới yên thân. Lưu Bị đành kể những anh hùng mà nghe thiên hạ nhắc đến chứ cũng không được gặp mặt bao giờ. Vừa trả lời những câu hỏi của Tháo Huyền Đức vừa thận trọng, kín đáo, do xét những gì mà Tháo đang toan tính trong đầu. Và Lưu Bị đã rất kín đáo để che giấu đi cái giật mình của mình khi Tháo phủ nhận hết những anh hùng mà Lưu kể. Tháo nói :”Anh hùng trong thiên hạ bây giờ chỉ có sứ quân và Tháo mà thôi”. Cái giật mình của và tái mặt của Huyền Đức thật may không bị Tháo phát hiện. Đây giống như một cuộc đấu trí chứ không phải là uống rượu bình thường, vừa đấu trí vừa cố muốn làm rõ bản chất của nhau. Đoạn trích có những lúc ta phải giật mình và thót tim lo cho Huyền Đức bởi Tháo quá thông minh và gian xảo luôn đẩy ông vào những tình huống kịch tính.
Qua những hành động và bản tính của hai người ta có thể thấy rõ quan điểm cũng như sự khác nhau về tư tưởng của họ. Tào Tháo quan niệm anh hùng là:”Anh hùng là người trong bụng có chí lớn, có mưu cao, có tài bao trùm được cả vũ trụ, có chí nuốt cả trời đất” điều đó cho thấy đây là một quan niệm áp bức bóc lột trong xã hội phog kiến Trung Quốc. Quan niệm về anh hùng của Lưu Bị không đồng nhất với quan điểm với Tào Tháo, ngay từ nhỏ Lưu Bị đã có chí lớn nhưng giờ đây không phải lúc để Lưu Bị tranh luận, lúc này, phải giữ bí mật quan điểm của bản thân để khỏi bị Tào Tháo tiêu diệt. Có thể hiểu đây là lúc Lưu Bị mai danh ẩn tích để chờ đợi thời cơ lộ diện. Bởi thế, đọc qua đoạn trích, tưởng như Tào Tháo phủ nhận ý kiến Lưu Bị, Lưu Bị lúc thì sợ tái mặt, lúc thì đánh rơi cả thìa đũa, có nghĩa là Lưu Bị thua. Nhưng thực chất, trong cuộc đấu trí này, Lưu Bị đã là người giành phần thắng và ông đã thực hiện thành công màn kịch của mình, đó là màn kịch của người có mưu cao, chí lớn trong thiên hạ, biết chờ thời, biết cương nhu đúng lúc, đúng chỗ.
Các vị anh hùng được Lưu Bị kể ra đều bị Tháo gạt phăng đi. Nào là “Viên Thiệu mặt béo mà gan non, háo mưu mà vô đoán, gánh việc lớn thì tiếc thân, thấy lợi nhỏ lại quên mệnh, không phải là anh hùng” rồi đến “Lưu Biểu chỉ có hư danh, không có thực tài. Ðâu phải là anh hùng”. Khi Lưu Bị hỏi thế ra ai mới là người anh hùng trong thiên hạ Tháo bèn thẳng thắn chỉ tay vào Lưu và ngực mình mà nói: ” Anh hùng trong thiên hạ ngày nay chỉ có sứ quân với Tháo này mà thôi!”. Lưu Bị nghe thấy thế thì không khỏi giật mình ông đánh rơi hết cả bát đũa xuống. Thế nhưng ngay lúc đó sấm cũng đồng thời vang lên che đi sự giật mình ấy. Phải chăng bậc anh hùng hiền tài không chỉ được nhân dân yêu mến mà còn được trời thương. Lưu Bị lấy ngay lý do “sợ sấm” để che đậy cái sợ thật sự của mình. May thay cũng chính cái lí do sợ sấm đó mà che được mắt được Tào Tháo, hắn nghĩ Huyền Đức là kẻ tầm thường không đáng để hắn phải bận tâm, đàng hoàng là một bậc trương phu mà lại sợ sấm. Chính sự trùng hợp và lí do khôn khéo đó mà Huyền Đức vừa vẫn được an thân nương nhờ Tháo vừa lại có thời gian đợi thời cơ đến.
Chính vì sự khôn khéo đó mà người đời vẫn có câu khen ngợi Huyền Đức rằng:
“Gượng vào hang cọp tạm nương thân,
Lộ mặt anh hùng, đũa rớt lăn!
Vội vã bầy ra trò sợ sấm,
Tùy cơ ứng biến lẹ như thần”
Người tài giỏi nhưng cần phải có đức thì mới được chứ như Tháo cũng là một bậc anh hùng tài giỏi hơn người đấy nhưng ngặt một nỗi hắn gian hùng chứ không phải anh hùng. Một bậc anh hùng thật sự thì không thể có quan niệm đè đầu cưỡi cổ thiên hạ để làm bá chủ thiên hạ được. Anh hùng thật sự là phải coi trọng nhân dân và biết làm việc nghĩa như Huyền Đức chứ không phải như Tháo kia. Như thế có thể nói cuộc uông rượu lần một Tháo đã thua Huyền Đức.
Cuộc nói chuyện tưởng chừng dừng lại ở đấy thì bỗng Quan Vân Trường và Trương Phi xông vào tay cầm kiếm lăm lăm xông vào người bên tả kẻ bên hữu. Khi nhìn thấy Lưu Bị đang uống rượu với Tháo thì hai người viện cớ múa kiếm mua vui cho hai người. Thật may cho họ nếu không thì đã hỏng hết việc lớn. Ngày hôm sau Tháo lại cho mời Lưu Bị đến uống rượu thì nghe được tin Viên Thiệu đã diệt Công Tôn Toản. Nhân sự kiện đó mà Huyền Đức có cơ hội “Ta đang như chim trong lồng, như cá trong lưới. Ta đi chuyến này cũng như cá ra biển cả, chim lượn trời xanh, không còn bị ràng buộc gì nữa!” Tháo cho người đuổi theo nhưng nhờ tài khôn khéo và mưu trí cuộc hành trình của ba anh em Lưu Bị vẫn diễn ra bình thường. Đó lại là lần thua thứ hai của Tào Tháo, như thế mới biết người anh hùng Lưu Bị sáng suốt như thế nào, nhạy bén ra sao khi biết ẩn mình, biết nắm bắt thời cơ và dành chiến thắng. Quả xứng đáng là một bặc thiên tài một bậc anh hùng thực sự.
Qua đoạn trích này ta càng thêm yêu mến những vị anh hùng thời xưa của Trung Quốc và đồng thời thêm khâm phục tài năng cũng như mưu lược mà tiêu biểu ở đây là Lưu Bị. Không những thế đoạn trích còn giúp ta mường tượng được lịch sử Trung Quốc lúc bấy giờ. Dường như đoạn trích này cũng góp phần ca ngợi những bậc anh hùng uyên thâm trận sư biết ẩn nấu khi yêu và khởi sự khi có thời cơ. Với cốt truyện hoàn chỉnh ly kỳ hấp dẫn, với hàng loạt các tình tiết trùng hợp như cơn mưa và tiếng sấm, ngôn ngữ trang trọng đã làm cho đoạn trích khó quên khi người ta đọc nó.