Phân tích bài ca dao “Làm trai cho đáng sức trai, Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng”

Phân tích bài ca dao “Làm trai cho đáng sức trai, Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng”

Phân tích bài ca dao “Làm trai cho đáng nên trai Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào”

Đề bài:

Phân tích hai câu ca dao:

Làm trai cho đáng sức trai,
Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng.
Bài làm:

Câu ca dao phản ánh những kẻ siêng ăn, biếng làm, châm biếm một anh chàng có thể trạng yếu ớt, chẳng làm được việc gì ra hồn.

Câu ca dao vẽ nên một bức chận dung thật hài hước và thú vị bằng nghệ thuật phóng đại kết hợp với thủ pháp đối lập. Người xưa thường ngợi ca sức trẻ, sức trai dời non lấp bể. Trẻ con hay hát bài đồng dao: Gánh gánh gồng gồng, gánh sông gánh chợ. Cao hơn nữa, phận sự của các trang nam nhi là gánh nợ nước non. Vậy mà ở đây chàng trai yếu ớt một cách bất thường.

Phân tích bài ca dao “Làm trai cho đáng sức trai, Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng”

Phân tích bài ca dao “Làm trai cho đáng sức trai, Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng”

Trong cuộc đời, có thể có những chàng trai yếu đuối nhưng không ai lại yếu đến mức chi gánh nổi có… hai hạt vừng. Hài hước ở chỗ là anh ta phải khom lưng chống gối, có nghĩa là phải ráng hết sức mới có thể gánh được. Tiếng cười vang lên từ những chi tiết đối lập ngoài sức tưởng tượng như thế.

Qua giọng điệu, ta có thể hiểu nội dung của câu ca dao theo hai nét nghĩa. Một là thể trạng ốm yếu của anh chàng là do cha mẹ  sinh ra, nhưng anh ta không chịu rèn luyện để có được một thân thể cường tráng, khỏe mạnh. Hai là chàng trai này quá lười biếng, nhu nhược, không có dũng khí trong cuộc sống, không dám gánh vác những trọng trách lớn lao trong gia đình và ngoài xã hội. Hạng đàn ông như vậy chỉ là gánh nặng cho mọi người mà thôi.

Thảo luận cho bài: Phân tích bài ca dao “Làm trai cho đáng sức trai, Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng”