Kính lúp Kính hiển vi và cách sử dụng
I. GIẢI ĐÁP CÁC LỆNH
1. Lệnh mục 1
Hãy dùng kính lúp quan sát các bộ phận của một cây xanh mà em mang đến lớp.
Trả lời
– Học sinh tự quan sát.
– Cách quan sát vật mẫu bằng kính lúp cầm tay: Tay trái cầm kính lúp. Để mặt kính sát vật mẫu, mắt nhìn vào mặt kính, di chuyển kính lúp lên cho đến khi nhìn thật rõ vật.
2. Lệnh mục 2
Quan sát kính hiển vi và H.5.3 để nhận biết các bộ phận của kính.
– Gọi tên, nêu chức năng của từng bộ phận kính hiển vi.
– Bộ phận nào của kính hiển vi là quan trọng nhất? Vì sao?
Trả lời
Một kính hiển vi gồm ba phần chính (H. 5.3):
– Chân kính.
– Thân kính gồm:
* Ống kính:
+ Thị kính (kính để mắt vào quan sát), có ghi độ phóng đại X 10 (gấp 10 lần), X 20 (gấp 20 lần),…
+ Đĩa quay gắn các vật kính.
+ Vật kính (kính sát với vật cần quan sát) có ghi độ phóng đại X 10, X 20,…
* Ốc điều chỉnh:
+ Ốc to.
+ Ốc nhỏ.
– Bàn kính: nơi đặt tiêu bản để quan sát, có kẹp giữ.
Ngoài ra còn có gương phản chiếu ánh sáng để tập trung ánh sáng vào vật mẫu.
II. GIẢI ĐÁP CÂU HỎI CUỐI BÀI
Giải bài tập 1 trang 15 SGK sinh học 6: Chỉ trên kính (hoặc tranh vẽ) các bộ phận của kính hiển vi và nêu chức năng của từng bộ phận.
Trả lời
Học sinh tự nêu.
Giải bài tập 2 trang 15 SGK sinh học 6: Trình bày các bước sử dụng kính hiển vi.
Trả lời
Kính hiển vi (kính hiển vi quang học) có thể phóng to ảnh của vật được quan sát từ 40 – 3000 lần. Kính hiển vi điện tử phóng to ảnh từ 10000 – 40000 lần.
Cách sử dụng kính hiển vi:
– Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu.
– Đặt tiêu bản lên bàn kính sao cho vật mẫu nằm ở đúng trung tâm, dùng kẹp giữ tiêu bản. Hãy thận trọng không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào gương, làm như vậy dễ bị hỏng mắt.
– Mắt nhìn vật kính từ một phía của kính hiển vi, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ (vặn xuống) cho đến khi vật kính gần sát lá kính của tiêu bản.
– Mắt nhìn vào thấu kính, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều ngược lại (vặn lên) cho đến khi nhìn thấy vật cần quan sát.
– Điều chỉnh bằng òc nhỏ để nhìn vật mẫu rõ nhất.