Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT chuyên Đại học Sư Phạm Hà Nội (Lần 3) – Đề 2

Đề thi thử môn Hóa THPT chuyên Đại học Sư Phạm Hà Nội (Lần 3) – Đề 2

Các em học sinh háy tiếp tục làm bài Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT chuyên Đại học Sư Phạm Hà Nội (Lần 3) – Đề 2 và tự tính số điểm của mình nhé. Chúc các em đạt được số điểm cao nhất!

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm bài test:

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An (Lần 1) – Đề 2

Câu 21:
Ở nhiệt độ cao, khí H2 khử được oxit nào sau đây?
Câu 22:
Phản ứng hóa học nào sau đây sai?
Câu 23:
Thủy phân 4,4 gam etyl axetat bằng 100 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
Câu 24:
Điện phân nóng chảy hoàn toàn 5,96 gam MCln, thu được 0,04 mol Cl2. Kim loại M là
Đề thi thử môn Hóa THPT chuyên Đại học Sư Phạm Hà Nội (Lần 3) - Đề 2

Đề thi thử môn Hóa THPT chuyên Đại học Sư Phạm Hà Nội (Lần 3) – Đề 2

Câu 25:
Thủy phân một triglixerit X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối gồm natri oleat, natri stearat (có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2) và glixerol. Có bao nhiêu triglixerol X thỏa mãn tính chất trên?
Câu 26:
Hỗn hợp X gồm 3 peptit đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 1: 3. Thủy phân hoàn toàn m gam X, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 14,24 gam alanin và 8,19 gam valin. Biết tổng số liên kết peptit trong phân tử của 3 peptit trong X nhỏ hơn 13. Giá trị của m là
Câu 27:
Hòa tan m gam hỗn hợp FeO, Fe(OH)2, FeCO3 và Fe3O4 (trong đó Fe3O4 chiếm 1/3 tổng số mol hỗn hợp) vào dung dịch HNO3 loãng (dư) thu đưcọ 8,96 lít (đktc) hỗn hợp gồm CO2 và NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) có tỉ khối so với H2 là 18,5. Số mol HNO3 tương ứng là
Câu 28:
Cho 7,65 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 (trong đó Al chiếm 60% khối lượng) tan hoàn toàn trong dung dịch Y gồm H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối trung hòa và m gam hỗn hợp khí T (trong T có 0,015 mol H2). Cho dung dịch BaCl2 dư vào Z đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 93,2 gam kết tủa. Còn nếu cho Z phản ứng với NaOH thì lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,935 mol. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào?
Câu 29:
Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế tốt nhất khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?
Câu 30:
Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, mạch hở (đều chứa C, H, O) trong phân tử mỗi chất có hai nhóm chức trong số các nhóm – OH; – CHO; – COOH. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu đưcọ 4,05 gam Ag và 1,86 gam một muối amoni hữu cơ. Cho toàn bộ lượng muối amoni hữu cơ này vào dung dịch NaOH (dư, đun nóng), thu được 0,02 mol NH3. Giá trị của m là
Câu 31:
Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X. Cho dãy các chất KMnO4, Cl2, NaOH, Na2CO3, CuSO4, Cu, KNO3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch X là
Câu 32:
X là dung dịch HCl nồng độ x mol/l. Y là dung dịch Na2CO3 nồng độ y mol/l. Nhỏ từ từ 100ml X vào 100 ml Y, sau các phản ứng thu được V1 lít CO2 (đktc). Nhỏ từ từ 100 ml Y vào 100 ml X, sau phản ứng thu được V2 lít CO2  (đktc). Biết tỉ lệ V1 : V2 = 4:7. Tỉ lệ x:y bằng
Câu 33:

Sục khí CO2 vào V ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,2M và Ba(OH)2. Đồ thị biểu diễn khối lượng kết tủa theo số mol CO2 như sau:

 

Giá trị của V là

Câu 34:
Nhỏ từ từ 62,5 ml dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,08M và KHCO3 0,12 M vào 125 ml dung dịch HCl 0,1M và khuấy đều. Sau các phản ứng thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
Câu 35:
Khi nói về protein, phát biểu nào sau đây sai?
Câu 36:

Cho các nhóm tác nhân hóa học sau:
(1) Ion kim loại nặng như Hg2+; Pb2+
(2) Các anion NO3-; SO42-; PO43- ở nồng độ cao
(3) Thuốc bảo vệ thực vật
(4) CFC (khí thoát ra từ một số thiết bị làm lạnh)
Những nhóm tác nhân đều gây ô nhiễm nguồn nước là

Câu 37:
Cho m gam Fe vào dung dịch X chứa 0,1 mol Fe(NO3)3 và 0,4 mol Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và m gam chất rắn Z. Giá trị của m là
Câu 38:
Tiến hành trùng hợp 1 mol etilen ở điều kiện thích hợp, đem sản phẩm sau trùng hợp tác dụng với dung dịch brom dư thì lượng phản ứng là 36 gam. Hiệu suất phản ứng trùng hợp và khối lượng poli etilen thu được là
Câu 39:
Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y chứa 20,52 gam Ba(OH)2. Cho Y tác dụng với 100ml dung dịch Al2(SO4)3 0,5M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Câu 40:
Dung dịch X gồm 0,02 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol H2SO4. Khối lượng Fe tối đa phản ứng được với dung dịch X là (biết NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-)

 

Thảo luận cho bài: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT chuyên Đại học Sư Phạm Hà Nội (Lần 3) – Đề 2