Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Lương Tài 2, Bắc Ninh – Đề 2

Đề thi thử môn Hóa THPT Lương Tài 2, Bắc Ninh – Đề 2

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Lương Tài 2, Bắc Ninh – Đề 2 là đề thi được ra theo cấu trúc thi THPT Quốc gia 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đượcSoanbai123.com sưu tầm và giới thiệu tới các bạn bài trắc nghiệm này giúp các bạn tự luyện tập và củng cố kiến thức hiệu quả.

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm bài test:

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Hà Trung, Thanh Hóa – Đề 1

Câu 1:
Kim loại X cho vào dung dịch HCl dư thấy không tan. Kim loại X thường dùng làm dây dẫn điện trong các hộ gia đình. Kim loại X là:
Câu 2:
Các tính chất vật lí chung của kim loại như tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim đều được gây ra chủ yếu bởi?
Câu 3:
Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, O2, N2 và H2, NO2, H2S qua dung dịch NaOH. Số khí bị hấp thụ là
Câu 4:
Cho 60 gam hỗn hợp Cu và CuO tan hết trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 13,44 lit khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Phần % về khối lượng của Cu trong hỗn hợp là:
Câu 5:
Khi xà phòng hóa tristearin thu được sản phẩm là
Câu 6:

Có 500 ml dung dịch X chứa Na+, NH4+, CO32- và SO42-. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí. Lấy 100 ml dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 43 gam kết tủa. Lấy 200 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 8,96 lít khí NH3. Các phản ứng hoàn toàn, các thể tích khí đều đo ở đktc. Tính tổng khối lượng muối có trong 300 ml dung dịch X?

Câu 7:
Cho 3,0 gam một kim loại hóa trị II phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 2,8 lít H2 (ở đktc). Kim loại đó là:
Câu 8:
Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với H2O ở nhiệt độ thường là
Câu 9:
Cho phản ứng: Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O. Khi hệ số cân bằng phản ứng là nguyên và tối giản thì số phân tử HNO3 bị khử là
Đề thi thử môn Hóa THPT Lương Tài 2, Bắc Ninh - Đề 2

Đề thi thử môn Hóa THPT Lương Tài 2, Bắc Ninh – Đề 2

Câu 10:

Sục CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 ta có kết quả theo đồ thị như hình bên. Giá trị của x là

Đề thi thử THPTQG môn Hóa học

Câu 11:
Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là
Câu 12:

Hòa tan  hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4, Fe(OH)2, Fe(OH)3, FeCO3 trong dung dịch HCl dư thu được 2,688 lít (đktc) hỗn hợp khí có tỉ khối so với He bằng 5,75 và dung dịch chứa m gam muối. Mặt khác hòa tan hoàn toàn lượng hỗn hợp rắn A như trên trong dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch X chứa 96,8 gam một muối và 4,48 lít (đktc) gồm 2 khí, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Giá trị của m là

Câu 13:

Hỗn hợp X gồm một số amino axit (chỉ chứa nhóm chức –COOH và –NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mO: mN = 16:7. Để tác dụng vừa đủ với 10,36 gam hỗn hợp X cần vừa đúng 120 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác cho 10,36 gam hỗn hợp X tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn thu được m gam rắn. Giá trị của m là

Câu 14:

Hòa  tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Al; ZnO; Fe3O4 và Fe(NO3)2 (trong đó oxi chiếm 27,08% theo khối lượng) trong dung dịch HCl dư thấy có 2,78 mol HCl phản  ứng, thu được  6,048 lít (đkc) hỗn hợp NO; H2 có tỉ khối hơi so với H2 là 65/9 và dung dịch chứa 149,03 gam muối (không chứa muối Fe3+). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Al trong X gần nhất với giá trị nào dưới đây?

Câu 15:

X là este no, 2 chức; Y là este tạo bởi glyxerol và một axit cacboxylic đơn chức, không no chứa một liên kết C=C (X, Y đều mạch hở và không chứa nhóm chức khác). Đốt cháy hoàn toàn 17,02 gam hỗn hợp E chứa X, Y thu được 18,144 lít CO2 (đktc). Mặt khác đun nóng 0,12 mol E với cần dùng 570 ml dung dịch NaOH 0,5M; cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp chứa 3 muối có khối lượng m gam và hỗn hợp 2 ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Giá trị gần nhất của m là

Câu 16:

Hỗn hợp E gồm chất X (CH8N4O6) và chất Y (C7H13N3O4), trong đó Y là tripeptit. Cho 19,968 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 0,05 mol một chất hữu cơ đa chức làm xanh quỳ tím ẩm và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

Câu 17.

Khí nào sau đây gây ra hiện tượng mưa axit:

Câu 18:

Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin) ta có thể rửa cá với chất nào sau đây?

Câu 19:

Hiện tượng xảy ra khi cho Na kim loại vào dung dịch CuSO4 là:

Câu 20:

Đun nóng 0,4 mol hỗn hợp E gồm 3 peptit mạch hở X, Y, Z cần dùng vừa đủ 700 ml dung dịch NaOH 2M, sau phản ứng thu được dung dịch chứa hỗn hợp T chỉ gồm các muối của  glyxin, alanin và valin (trong đó số muối của alanin chiếm 55,639% về khối lượng). Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 55,4 gam E bằng O2 vừa đủ rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 thấy bình tăng 136,8 gam. Phần trăm khối lượng muối của valin trong hỗn hợp T gần nhất với giá trị nào dưới đây?

Đáp án:

  1. C
  2. B
  3. B
  4. B
  5. A
  6. A
  7. B
  8. C
  9. B
  10. A
  11. B
  12. B
  13. D
  14. B
  15. A
  16. D
  17. D
  18. A
  19. A
  20. B

Thảo luận cho bài: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Lương Tài 2, Bắc Ninh – Đề 2