Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học Sở GD&ĐT Đồng Tháp – Đề 2

Đề thi thử môn Hóa Sở GD&ĐT Đồng Tháp – Đề 2

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học Sở GD&ĐT Đồng Tháp – Đề 2 là đề thi được ra theo cấu trúc thi THPT Quốc gia 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo được Soanbai123.com sưu tầm và giới thiệu tới các bạn bài trắc nghiệm này giúp các bạn tự luyện tập và củng cố kiến thức hiệu quả.

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm bài test:

Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 12: Vô cơ – Phần 1

Câu 1:

Kim loại nào sau đây vừa phản ứng dung dịch HCl, vừa phản ứng với dung dịch FeCl2?

Câu 2:

Cho dãy các chất: anilin, glyxin, alanin, axit glutamic. Số chất không có tính chất lưỡng tính là

Câu 3:

Khí thải công nghiệp và của các động cơ ô tô, xe máy…là nguyên nhân chủ yếu gây ra mưa axit. Thành phần hóa học chủ yếu trong các khí thải trực tiếp gây ra mưa axit là:

Câu 4:

Sobitol là một chất kích thích tiêu hoá, dùng tốt cho trẻ biếng ăn, rối loạn tiêu hoá do uống kháng sinh. Sobitol được điều chế bằng cách hidro hóa glucozơ. Biết hiệu suất phản ứng đạt 85%, trong quá trình điều chế có thêm 3% sobitol bị thất thoát. Khối lượng glucozơ để điều chế 50 kg sobitol thành phẩm là

Câu 5:

Đốt cháy hoàn toàn 2 mol chất béo, thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 10 mol. Mặt khác, a mol chất béo trên tác dụng tối đa 450 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của a là

Câu 6:

Cho các este: etyl fomat (1), vinyl axetat (2), triolein (3), metyl acrylat (4), phenyl axetat (5), tristearin (6). Dãy gồm các este đều phản ứng được với dung dịch NaOH (đun nóng) sinh ra ancol là:

Câu 7:

Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin bằng một lượng không khí vừa đủ. Trong hỗn hợp sau phản ứng chỉ có 0,4 mol CO2, 0,7 mol H2O và 3,1 mol N2. Giả sử trong không khí chỉ gồm N2 và O2 với tỉ lệ thể tích N2 : O2 = 4:1. Giá trị gần nhất của m là

Câu 8:

Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3 trong điều kiện không có không khí thu được 28,92 gam hỗn hợp Y, nghiền nhỏ, trộn đều và chia hỗn hợp thành 2 phần:

– Phần 1 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thu được 1,008 lít khí (đktc) và 3,36 gam chất rắn không tan.

– Phần 2 tác dụng vừa đủ với 608 ml dung dịch HNO3 2,5M thu được 3,808 lít NO (đktc) và dung dịch Z chứa m gam hỗn hợp muối.

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần nhất với

Câu 9:

Hỗn hợp X gồm peptit Y mạch hở (CxHyN5O6) và hợp chất Z (C4H9O2N). Lấy 0,09 mol X tác dụng vừa đủ với 0,21 mol NaOH chỉ thu được sản phẩm là dung dịch gồm C2H5OH và a mol muối của glyxin, b mol muối của alanin. Nếu đốt cháy hoàn toàn 41,325 gam hỗn hợp X bằng lượng oxi vừa đủ thì thu được N2 và 96,975 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Giá trị a:b gần nhất với

Câu 10:

Trong các thí nghiệm sau đây:

(a). Cho CO2 dư vào dung dịch Ba(OH)2
(b). Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch Ba(HCO3)2
(c). Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3
(d). Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch Na[Al(OH)4] hoặc NaAlO2
(e). Cho CO2 dư vào dung dịch Na[Al(OH)4] hoặc NaAlO2
(f). Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2

Số thí nghiệm cho kết tủa sau khi kết thúc phản ứng là

Câu 11:

Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm x mol Ba(OH)2 và y mol Ba[Al(OH)4]2 [hoặc Ba(AlO2)2], kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

 

Giá trị của x và y lần lượt là:

Câu 12:

Đun nóng 0,1 mol este đơn chức X với 125 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được ancol etylic và 9,2 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là

Câu 13:

Hỗn hợp X gồm: 0,3 mol Mg, 0,2 mol Al, 0,24 mol Zn. Cho X tác dụng với dung dịch HNO3 (loãng, dư). Sau phản ứng hoàn toàn, thấy khối lượng dung dịch tăng 28,20 gam so với dung dịch HNO3 ban đầu. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng gần nhất với giá trị nào?

Câu 14:

Cho 7,76 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu (tỉ lệ số mol Fe : Cu = 7 : 6) tác dụng với dung dịch chứa 0,4 mol HNO3 thu được dung dịch Y và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Tiến hành điện phân dung dịch Y với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi I = 9,65A trong thời gian t giây, thấy khối lượng catôt tăng 4,96 gam (kim loại sinh ra bám hết vào catôt). Giá trị của t là

Câu 15:

Cho 27,6 gam hợp chất thơm X có công thức C7H6O3 tác dụng với 800 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Để trung hòa toàn bộ Y cần 100 ml dung dịch H2SO4 1M thu được dung dịch Z. Khối lượng chất rắn khan thu được khi cô cạn dung dịch Z là

Đề thi thử môn Hóa Sở GD&ĐT Đồng Tháp - Đề 2

Đề thi thử môn Hóa Sở GD&ĐT Đồng Tháp – Đề 2

Câu 16:

Hỗn hợp X gồm chất Y (C3H10N2O4) và chất Z (C7H13N3O4), trong đó Y là muối của axit đa chức, Z là tripeptit mạch hở. Cho 27,2 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,1 mol hỗn hợp hai khí. Mặt khác 27,2 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là

Câu 17:

Cho hỗn hợp gồm a mol Mg và b mol Fe vào dung dịch chứa c mol AgNO3, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm hai muối) và chất rắn Y (gồm hai kim loại). Mối quan hệ giữa a, b, c là:

Câu 18:

Cho 200 ml dung dịch amino axit X nồng độ 0,4M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa 10 gam muối. Khối lượng mol phân tử của X là

Câu 19:

Phát biểu nào sau đây đúng?

Câu 20:

Thực hiện một số thí nghiệm với 4 chất hữu cơ thu được kết quả như sau:

       Chất

Thuốc thử

X

Y

Z

T

Dung dịch HCl

Có phản ứng xảy ra

Có phản ứng xảy ra

Có phản ứng xảy ra

Có phản ứng xảy ra

Dung dịch KOH

Không xảy ra phản ứng

Không xảy ra phản ứng

Có phản ứng xảy ra

Có phản ứng xảy ra

Dung dịch B2

Nước brom không bị nhạt màu

Nước brom bị nhạt màu và xuất hiện kết tủa trắng

Nước brom không bị nhạt màu

Nước brom bị nhạt màu không xuất hiện kết tủa trắng

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:

Đáp án:

  1. A
  2. B
  3. D
  4. A
  5. D
  6. A
  7. B
  8. B
  9. C
  10. B
  11. B
  12. B
  13. D
  14. B
  15. D
  16. D
  17. C
  18. C
  19. D
  20. A

Thảo luận cho bài: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học Sở GD&ĐT Đồng Tháp – Đề 2