Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 Trường THPT Yên Định 1, Thanh Hóa (Lần 1)

Đề thi thử môn Sinh THPT Yên Định 1, Thanh Hóa (Lần 1)

Dưới đây Soanbai123.com xin giới thiệu tới các bạn học sinh lớp 12 bài test Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 Trường THPT Yên Định 1, Thanh Hóa (Lần 1). Với cấu trúc giống với đề thi của Bộ giáo dục đào tạo, hi vọng bài test sẽ là một đề thi mẫu bổ ích giúp các bạn làm quen với dạng đề, dạng câu hỏi và trau dồi kiến thức, nâng cao kỹ năng làm bài. Chúc các bạn có một mùa thi thành công!

Mời các bạn tham khảo thêm bài test:

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 Trường THPT Nghi Lộc 2, Nghệ An (Lần 1)

Câu 1:

Người ta đã sử dụng phương pháp nào sau đây để phát hiện ra hội chứng Đao ở người trong giai đoạn sớm, trước sinh?

  • D. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi phân tích ADN.
Câu 2:

Trình tự các thành phần của một Opêron gồm:

Câu 3:

Trong kỹ thuật chuyển gen, người ta thường chọn thể truyền có các dấu chuẩn hoặc các gen đánh dấu để:

Câu 4:

Phép lai có thể tạo ra F1 có ưu thế lai cao nhất là:

Câu 5:

Cho các bệnh và hội chứng sau:

1. Bệnh ung thư máu.                        5. Hội chứng tiếng kêu như mèo.
2. Hội chứng Đao.                             6. Hội chứng Claiphentơ.
3. Hội chứng Patau                           7. Hội chứng Etuot
4. Bệnh máu khó đông                      8. Hội chứng Macphan

Bệnh và hội chứng nào là hậu quả của đột biến số lượng nhiễm sắc thể?

Câu 6:

Ở người loại tế bào không chứa NST giới tính là:

Câu 7:

Nếu mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit xảy ra ở codon đầu tiên trong đoạn mã hoá thì:

Câu 8:

Cho P: ♂ AaBb x ♀ AaBB. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử của cơ thể đực có 1 số cặp NST mang Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường. Cơ thể cái có 1 số cặp BB không phân li trong giảm phân II, giảm phân I bình thường. Quá trình giao phối sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu kiểu gen đột biến?

Câu 9:

Vì sao người ta không phát hiện được bệnh nhân có thừa nhiễm sắc thể số 1 hoặc số 2?

Câu 10:

Bộ ba đối mã (anticođon) của tARN vận chuyển axit amin metiônin là:

Câu 11:

Một loài cây hoa đơn tính khác gốc, cây đực có kiểu gen XY, cây cái có kiểu gen XX. Qua thụ phấn, một hạt phấn đã nảy mầm và xảy ra thụ tinh kép. Kiểu gen của tế bào phôi và nội nhũ sẽ như thế nào?

Câu 12:
Mẹ có kiểu gen 44A + XBXb, bố có kiểu gen 44A + XBY, con gái có kiểu gen 44A + XBXbXb. Kết luận nào sau đây về quá trình giảm phân ở bố và mẹ là đúng?
Câu 13:

Nếu kết quả phép lai thuận và lai nghịch khác nhau, tính trạng không phân đều ở hai giới, tính trạng lặn phổ biến ở giới dị giao tử (XY) thì kết luận nào sau đây là đúng?

Câu 14:

Có thể thực hiện bao nhiêu kiểu phép lai khác nhau về kiểu gen nếu chỉ xét một gen có 2 alen (A, a) tồn tại trên cả NST giới tính X và Y?

Câu 15:

Trình tự các gen trên NST ở 4 nòi thuộc một loài được kí hiệu bằng các chữ cái như sau:

Nòi 1: ABGEDCHI; Nòi 2: BGEDCHIA; Nòi 3: ABCDEGHI; Nòi 4: BGHCDEIA

Cho biết sự xuất hiện mỗi nòi là kết quả của một dạng đột biến cấu trúc NST từ nòi trước đó, nòi 3 được xem là nòi gốc. Trình tự đúng sự xuất hiện các nòi trên là:

Câu 16:

Hình dưới mô tả một giai đoạn phân bào của một tế bào nhân thực lưỡng bội. Biết rằng, 4 nhiễm sắc thể đơn trong mỗi nhóm có hình dạng, kích thước khác nhau.

Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Sinh có đáp án

Dưới đây là các kết luận rút ra từ hình trên:

(a) Bộ NST của loài 2n = 4.
(b) Hình trên biểu diễn một giai đoạn của giảm phân II.
(c) Hình trên biểu diễn một tế bào đang ở kì sau của nguyên phân.
(d) Tế bào không thể đạt đến trạng thái này nếu prôtêin động cơ vi ống bị ức chế.
(e) Quá trình phân bào này xảy ra ở tế bào thực vật.

Có mấy kết luận đúng?

Đề thi thử môn Sinh THPT Yên Định 1, Thanh Hóa (Lần 1)

Đề thi thử môn Sinh THPT Yên Định 1, Thanh Hóa (Lần 1)

Câu 17:

Ở một quần thể thực vật tự thụ phấn có cấu trúc di truyền như sau:
Đề thi thử đại học môn sinh
Các gen kiên kết hoàn toàn. Xét hai trường hợp có thể xảy ra như sau:
– Trường hợp 1: Khi môi trường không thay đổi. Quần thể tự thụ phấn tạo ra thế hệ F1 – 1.
– Trường hợp 2: Khi môi trường thay đổi. Biết rằng chỉ có kiểu gen có alen trội mới có sức chống chịu, kiểu gen đồng hợp lặn sẽ không có sức chống chịu với môi trường nên sẽ chết. Sau đó quần thể mới sẽ tự thụ phấn tạo ra thế hệ F1 – 2.
Tỉ lệ kiểu gen ab/ab thu được ở F1 – 1 và F1 – 2 lần lượt là:

Câu 18:

Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái, cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, cặp nhiễm sắc thể số 5 không phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Sự thụ tinh giữa giao tử đực và giao tử cái đều mang 11 nhiễm sắc thể được tạo ra từ quá trình trên sẽ tạo ra thể đột biến dạng:

Câu 19:

Bằng chứng địa lý sinh học về tiến hoá dẫn đến kết luận quan trọng nhất là:

Câu 20:

Trong chọn giống vật nuôi, người ta thường không tiến hành:

Câu 21:

Ở ruồi giấm, tính trạng cánh cong là do ĐBG trội (A) nằm trên NST số 2 gây nên. Ruồi đực dị hợp tử về KG nói trên (Aa) được chiếu tia phóng xạ và cho lai với ruồi cái bình thường (aa). Sau đó người ta cho từng con ruồi đực F1 (Aa) lai với từng ruồi cái bình thường. Kết quả của một trong số phép lai như vậy có tỉ lệ kiểu hình như sau:
– Ruồi đực: 146 con cánh cong; không có cánh bình thường
– Ruồi cái: 143 con cánh bình thường; không có cánh cong.
Nguyên nhân của hiện tượng trên là do:

Câu 22:

Một ti thể có 5.104 cặp nu. Ti thể này thực hiện nhân đôi liên tiếp 6 lần. Số liên kết hóa trị được hình thành là:

Câu 23:

Tỉ lệ giao tử BBBB/BBBb/BBbb sinh ra từ cơ thể có kiểu gen BBBBBBbb là:

Câu 24:

Một phân tử mARN được tổng hợp nhân tạo từ một dung dịch chỉ chứa U và G với số lượng U lớn hơn G. Biết tỉ lệ của nhóm bộ ba có chứa 2 ribônuclêôtit loại này và 1 ribônuclêôtit loại kia là 9/64. Tỉ lệ U và G trong dung dịch là:

Câu 25:

Ở cà chua alen A – cây cao trội hoàn toàn so với a – cây thấp; B – quả đỏ là trội hoàn toàn so với b – quả vàng. Người ta cho giao phấn các cây tứ bội AAaaBBbb x AaaaBBbb, quá trình giảm phân bình thường, không có đột biến mới xảy ra, chỉ các giao tử lưỡng bội mới có khả năng thụ tinh. Tỉ lệ kiểu hình cao vàng và thấp đỏ ở F1 lần lượt là:

Câu 26:

Điều không đúng về di truyền qua tế bào chất là:

Câu 27:

Yếu tố qui định mức phản ứng của cơ thể là:

Câu 28:

Tế bào của một thai nhi chứa 47 nhiễm sắc thể và quan sát thấy 2 thể Barr. Có thể dự đoán:

Câu 29:

Đột biến nào sau đây làm cho 2 gen alen nằm trên cùng 1 NST?

Câu 30:

Một cơ thể có kiểu gen ABD/abd có khoảng cách giữa A và B là 18cM, giữa B và D là 20cM. Tỉ lệ giao tử ABd là:

Câu 31:

Ý nghĩa của các cơ quan tương tự với việc nghiên cứu tiến hóa là:

Câu 32:

Trong các ví dụ dưới đây, ví dụ nào thuộc cơ quan tương tự:

Câu 33:
Xét ở một locus ở một NST thường có 15 alen. Biết rằng tỉ số giữa tần số của một alen trên tổng  tần số các alen còn lại bằng 2, tần số của các alen còn lại bằng nhau. Giả sử quần thể này cân bằng Hardy – Weinberg. Tần số của kiểu gen dị hợp bằng:
Câu 34:

Phương pháp có thể phát hiện bệnh di truyền người do đột biến gen gây ra là:

Câu 35:

Người ta tiến hành cấy truyền một phôi bò có kiểu gen AABB thành 15 phôi và nuôi cấy thành 15 cá thể. Cả 15 cá thể này:

Câu 36:

Ở ong mật, xét 3 gen có số alen lần lượt là 3,4,5. Gen 1 và 2 nằm trên cặp NST số 4, gen 3 nằm trên cặp NST số 5. Số kiểu gen tối đa về 3 gen trên trong quần thể là:

Câu 37:

Cho lai ruồi giấm P: ♀ mắt đỏ tươi x ♂ mắt đỏ thẫm được F1: ♀ mẳt đỏ thẫm: ♂ mắt đỏ tươi. Cho F1 giao phối với nhau được F2: 4 đỏ thẫm: 3 đỏ tươi: 1 nâu. Kết luận đúng là:
1. Tính trạng màu mắt của RG do 2 cặp gen không alen tương tác với nhau theo kiểu át chế quy định
2. Tính trạng màu mắt của RG do 2 cặp gen không alen tương tác với nhau theo kiểu bổ trợ quy định
3. Tính trạng màu mắt của RG liên kết với NST giới tính X
4. Sơ đồ lai của F1 là: AaXBXb x AaXbY
5. Sơ đồ lai của F1 là: AaXBXb x AaXBY
Tổ hợp phương án trả lời đúng là:

Câu 38:

Đối với vi khuẩn, tốc độ tiến hoá diễn ra một cách nhanh chóng vì:

Câu 39:
Ở người, bệnh Pheninketo niệu do một gen nằm trên NST thường quy định, alen d quy định tính trạng bị bệnh, alen D quy định tính trạng bình thường. Gen (D, d) liên kết với gen quy định tính trạng nhóm máu gồm ba alen (IA, IB, IO), khoảng cách giữa hai gen này là 11cM. Dưới đây là sơ đồ phả hệ của một gia đình:
Đề thi thử đại học môn sinh
1. Kiểu gen của cặp vợ chông (3) và (4) là: (3) dIA/dIO; (4) DIB/dIO
2. Kiểu gen của cặp vợ chông (3) và (4) là: (3) dIB/dIO; (4) dIA/dIO

3. Người vợ (4) đang mang thai. Xác suất đứa trẻ sinh ra mang nhóm máu B và bị bệnh pheninketo niệu là 2,75%
4. Người vợ (4) đang mang thai. Xác suất đứa trẻ sinh ra mang nhóm máu B và không bị bệnh pheninketo niệu là 2,75%
5. Người vợ (4) đang mang thai. Xác suất đứa trẻ sinh ra mang nhóm máu O và không bị bệnh pheninketo niệu là 2,75%
Tổ hợp phương án trả lời đúng là:

Câu 40:
Bản đồ gen ở NST số II của ruồi giấm (Drosophila melanogaster) như sau:
Đề thi thử đại học môn sinh
Giả sử, alen A quy định chân dài, alen a quy định chân ngắn; alen B quy định cánh dài, alen b quy định cánh cụt.
Khi cho lai ruồi giấm cái thuần chủng chân dài, cánh dài với ruồi đực chân ngắn, cánh cụt thu được F1, tiếp tục cho F1 giao phối với nhau thu được F2. Tính theo lý thuyết, tỷ lệ ruồi chân dài, cánh cụt ở đời F2 là:

Câu 41:

Cho giao phối giữa gà trống chân cao, lông xám với gà mái có cùng kiểu hình, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 như sau:
– Ở giới đực: 75% con chân cao, lông xám: 25% con chân cao, lông vàng.
– Ở giới cái: 30% con chân cao, lông xám: 7,5% con chân thấp, lông xám: 42,5% con chân thấp, lông vàng: 20% con chân cao, lông vàng.
Biết rằng không xảy ra đột biến, kết luận nào sau đây đúng?

Câu 42:

Vì sao hệ động vật và thực vật ở châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ có một số loài cơ bản giống nhau nhưng cũng có một số loài đặc trưng?

Câu 43:

Cho lai ruồi giấm đực cánh dài, có lông đuôi với ruồi giấm cái cánh ngắn, không có lông đuôi. F1 thu được 100% ruồi cánh dài, có lông đuôi. Cho các cá thể ruồi F1 giao phối với nhau, kiểu hình F2 phân li theo tỉ lệ 56,25% ruồi cánh dài, có lông đuôi: 18,75% ruồi cánh dài, không có lông đuôi: 18,75% ruồi cánh ngắn, có lông đuôi: 6,25% ruồi cánh ngắn, không có lông đuôi. Biết mỗi tính trạng do một gen quy định; không có hiện tượng đột biến xảy ra; ruồi không có lông đuôi toàn ruồi cái.
1. Tính trạng có lông đuôi do gen trội nằm trên vùng tương đồng của NST X và Y
2. Tính trạng có lông đuôi do gen trội nằm trên vùng không tương đồng của NST X không có trên Y
3. Ở F2, ruồi cái cánh dài, có lông đuôi chiếm tỉ lệ là 37,5%.
4. Ở F2, ruồi cái cánh dài, có lông đuôi chiếm tỉ lệ là 18,75%.
5. Ở F2, ruồi cái cánh ngắn, có lông đuôi chiếm tỉ lệ là 6,25%.
Tổ hợp phương án trả lời đúng là:

Câu 44:
Ở ruồi giấm, một nhóm tế bào sinh tinh mang đột biến cấu trúc ở hai nhiễm sắc thể thuộc hai cặp tương đồng số 2 và số 4. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lí thuyết, tổng tỉ lệ các loại giao tử có thể mang nhiễm sắc thể đột biến trong tổng số giao tử là:
Câu 45:

Bản đồ di truyền có vai trò gì trong công tác giống?

Câu 46:

Cơ quan nào không thể xem là cơ quan thoái hoá?

Câu 47:

Cơ chế hiện tượng di truyền của HIV thể hiện ở sơ đồ:

Câu 48:

Bằng chứng cho thấy bào quan ti thể trong tế bào sinh vật nhân chuẩn có lẽ có nguồn gốc từ sinh vật nhân sơ là:

Câu 49:

Trong chọn giống cây trồng, người ta có thể tiến hành lai xa giữa loài cây hoang dại và loài cây trồng để:

Câu 50:

Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác xảy ra tại vùng exôn của gen cấu trúc nhưng không làm thay đổi trình tự các axit amin do gen đó qui định tổng hợp. Nguyên nhân là do:

Đáp án:

 

  1. C
  2. C
  3. B
  4. D
  5. D
  6. D
  7. B
  8. A
  9. A
  10. A
  11. B
  12. C
  13. A
  14. B
  15. B
  16. D
  17. B
  18. C
  19. B
  20. A
  21. D
  22. A
  23. D
  24. B
  25. C
  26. A
  27. C
  28. A
  29. B
  30. A
  31. B
  32. A
  33. A
  34. A
  35. D
  36. B
  37. A
  38. B
  39. B
  40. C
  41. C
  42. A
  43. D
  44. D
  45. D
  46. B
  47. C
  48. C
  49. D
  50. C

Thảo luận cho bài: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 Trường THPT Yên Định 1, Thanh Hóa (Lần 1)