Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố:
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg= 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.
Câu 1:
Phân tử khối của alanin là:
Câu 2:
Khối lượng của 0,02 mol tripanmitin là:
Câu 3:
Cho vào ống nghiệm một vài tinh thể K2Cr2O7, sau đó thêm tiếp khoảng 1 ml nước và lắc đều, thu được dung dịch X. Thêm vài giọt dung dịch KOH vào X, thu được dung dịch Y. Hai dung dịch X và Y lần lượt có màu:
Câu 4:
Ở nhiệt độ cao, khí H2 khử được oxit nào sau đây?
Câu 5:
Khi cho 9,2 gam glixerol tác dụng với Na vừa đủ thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là:
Câu 6:
Hấp thụ hoàn toàn V lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 10 gam kết tủa. Giá trị của V là:
Câu 7:
Thành phần chính của phân đạm ure là:
Câu 8:
Để phân biệt 3 dung dịch H2NCH2COOH, CH3COOH, C2H5NH2 ta cần dùng thuốc thử nào sau đây?
Câu 9:
Thí nghiệm được bố trí như hình sau:
Hình vẽ trên mô tả thí nghiệm điều chế khí nào sau đây:
Câu 10:
Phương trình hoá học nào sau đây thể hiện cách điều chế Cu theo phương pháp thuỷ luyện?
Câu 11:
Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm luôn thu được:
Câu 12:
Polime nào sau đây được điều chế bằng phương pháp trùng ngưng?
Câu 13:
Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
Câu 14:
Chất khí nào sau đây là nguyên nhân chính gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính?
Câu 15:
Oxi hoá không hoàn toàn ancol isopropylic bằng CuO nung nóng, thu được chất hữu cơ X. Tên gọi của X là:
Câu 16:
Thủy phân đipeptit X trong môi trường axit thu được glyxin và alanin. Số chất (X) thỏa mãn là:
Câu 17:
Cho các chất: HCl (X); C2H5OH (Y); CH3COOH (Z); C6H5OH (phenol) (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tính axit tăng dần là:
A. (Y), (T), (Z), (X).
B. (X), (Z), (T), (Y).
C. (T), (Y), (Z), (X).
D. (Y), (Z), (T), (X).
Câu 18:
Trộn lẫn V ml dung dịch KOH 0,2M với V ml dung dịch H2SO4 0,2M thu được 2V ml dung dịch X. Dung dịch X có pH bằng:
Câu 19:
Trường hợp nào sau đây thu được dung dịch có pH > 7 sau thí nghiệm?
Câu 20:
Chất nào sau đây là aminoaxit?
Câu 21:
Dung dịch Fe(NO3)3 dư không hòa tan được kim loại nào sau đây?
Đề thi thử môn Hóa THPT Trần Phú, Vĩnh Phúc
Câu 22:
Dãy sắp xếp theo trật tự tăng dần tính bazơ là:
Câu 23:
Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử K (Z = 19) là:
Câu 24:
Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là:
Câu 25:
Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch có chứa m gam muối và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là:
Câu 26:
Sản phẩm của phản ứng nhiệt nhôm luôn có:
Câu 27:
Hòa tan hoàn toàn 3,80 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp trong dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Hai kim loại đó là:
Câu 28:
Este nào sau đây có công thức phân tử C4H8O2?
Câu 29:
Cho m gam bột Fe vào 100 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và 9,2 gam chất rắn Y. Giá trị của m là:
Câu 30:
Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
Câu 31:
Các ankan khi cháy tỏa ra lượng nhiệt lớn. Chính vì vậy chúng là nhiên liệu phổ biến hiện nay. Biết rằng lượng nhiệt tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn một mol một số ankan như sau:
Ankan
Metan
Etan
Propan
Butan
Lượng nhiệt tỏa ra (KJ)
783
1570
2220
2875
Trong thí nghiệm đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ankan X ta thu được nhiệt lượng là 125,28KJ. Giả thiết lượng nhiệt thu hồi chỉ đạt 80%. X là:
Câu 32:
Hòa tan Fe vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được dung dịch X có 2 chất tan với nồng độ mol bằng nhau và 0,2 mol H2. Nhỏ AgNO3 dư vào dung dịch X, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và m gam kết tủa. Giá trị m là:
Câu 33:
Thực hiện phản ứng nhiệt phân hoàn toàn các chất sau: KClO3 (xúc tác MnO2), NaHCO3, NH4NO2, KMnO4, KNO3, BaCO3, AgNO3, CaCO3, NH4Cl. Số chất có phản ứng tạo ra đơn chất là:
Câu 34:
Trộn 0,54 gam bột Al với Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan X trong dung dịch HNO3 dư thu được 0,896 lít hỗn hợp khí Y gồm NO2 và NO (đktc). Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí Y so với H2 là:
Câu 35:
Cho m gam axit glutamic phản ứng với 200 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào X, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được 29,69 gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m là:
Câu 36:
Hỗn hợp X gồm K, K2O, Na, Na2O, Ba và BaO, trong oxi chiếm 8,75% về khối lượng. Hòa tan hết m gam X vào nước thu được 400 ml dung dịch Y và 1,568 lít H2 (đktc). Trộn 200 ml dung dịch Y với 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,2M và H2SO4 0,15M thu được 400 ml dung dịch có pH = 13. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây?
Câu 37:
Hỗn hợp X gồm HCOOH, CH2=CH-COOH, (COOH)2 và CH3COOH. Để trung hòa m gam X cần dùng V lít dung dịch NaOH 2M. Mặt khác, để đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 4,032 lít O2 (đktc), thu được 9,68 gam CO2 và 2,88 gam H2O. Giá trị của V là:
Câu 38:
Đốt cháy hoàn toàn 11,88 gam X gồm hai este mạch hở (trong đó có một este đơn chức và một este hai chức) cần 14,784 lít O2 (đktc), thu được 25,08 gam CO2. Đun nóng 11,88 gam X với 300 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn Y và phần hơi chỉ chứa một ancol đơn chức Z. Cho Z vào bình Na dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng bình Na tăng 5,85 gam. Trộn Y với hỗn hợp CaO và NaOH rắn rồi nung trong điều kiện không có không khí, thu được 2,016 lít (đktc) một hidrocacbon duy nhất. % khối lượng của este hai chức trong hỗn hợp X là:
Câu 39:
Cho V lít hỗn hợp khí X gồm H2 và hai anken là đồng đẳng liên tiếp, trong đó hai anken chiếm 40% về thể tích. Dẫn hỗn hợp X qua bột Ni nung nóng được hỗn hợp khí Y. Đốt cháy hoàn toàn khí Y được 19,8 gam CO2 và 13,5 gam nước. Công thức của hai anken là:
Câu 40:
Hòa tan hỗn hợp X chứa 12 gam Fe và Cu vào dung dịch HCl loãng dư thu được 4,48 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng Fe trong X là:
Câu 41:
Lên men m gam tinh bột tạo ra ancol etylic với hiệu suất cả quá trình là 81%. Lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 150 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 51 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là:
Câu 42:
Dung dịch hỗn hợp X chứa a mol CuSO4, 2a mol NaNO3 và b mol HCl. Nhúng thanh Mg (dư) có khối lượng m gam vào dung dịch X, đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng thanh Mg theo thời gian được biểu diễn như hình vẽ dưới đây:
Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn; NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5; toàn bộ Cu sinh ra bám hết vào thanh Mg. Tỉ lệ a : b là:
Câu 43:
Cho các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch chứa 1 mol Ba(OH)2.
(2) Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào dung dịch chứa 1 mol NaHCO3.
(3) Sục khí NH3 (dư) vào dung dịch chứa 1 mol AlCl3.
(4) Sục khí NH3 (dư) vào dung dịch chứa 1 mol CuCl2.
(5) Cho dung dịch HCl (dư) vào dung dịch chứa 1 mol Na[Al(OH)4]
(6) Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào dung dịch chứa 1 mol Na2CO3.
(7) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch chứa 1 mol Na[Al(OH)4]
Thí nghiệm thu được khối lượng kết tủa nhiều nhất là:
Câu 44:
Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,6M vào 100 ml dung dịch chứa NaHCO3 2M và BaCl2 1M, thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là:
Câu 45:
Cho dung dịch amoniac dư vào dung dịch X chứa hỗn hợp MgSO4, ZnSO4, FeSO4 và Fe2(SO4)3 thu được kết tủa Y. Nung kết tủa Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z. Cho luồng khí CO dư đi qua Z nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn T. Trong T có chứa:
Câu 46:
Hỗn hợp A gồm: đipeptit X, tripeptit Y và tetrapeptit Z đều mạch hở. Đun nóng 0,4 mol hỗn hợp A bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 0,5 mol muối của glyxin và 0,4 mol muối của alanin và 0,2 mol muối của valin. Mặt khác đốt cháy m gam A trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp E gồm: CO2, H2O và N2. Cho E hấp thụ hoàn toàn trong nước vôi trong thu được 42 gam kết tủa và dung dịch F có khối lượng tăng lên 36,28 gam. Giá trị gần đúng của m là:
Câu 47:
Cho m gam hỗn hợp X gồm CuO, MgS, MgO và Cu2S (trong đó Cu, Mg và S chiếm 70% khối lượng) tan hết trong dung dịch H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa 4m gam muối trung hòa và 0,672 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2, SO2 (không còn sản phẩm khử khác). Cho Y tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(NO3)2 thu được dung dịch Z và 9,32 gam kết tủa. Cô cạn Z được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi, thu được 2,688 lít (đktc) hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 19,5. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
Câu 48:
Chia m gam hỗn hợp M gồm hai ancol đơn chức kế tiếp trong dãy đồng đẳng thành 2 phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng với Na (dư), được 3,36 lít khí hiđro (đktc). Cho phần hai phản ứng hoàn toàn với CuO ở nhiệt độ cao, được hỗn hợp M1 chứa hai anđehit (ancol chỉ tạo thành anđehit). Toàn bộ lượng M1 phản ứng hết với AgNO3 trong NH3, thu được 86,4 gam Ag. Giá trị của m là:
Câu 49:
Xà phòng hóa hoàn toàn 70 gam hỗn hợp gồm triglixerit và axit béo cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 2M, thu được 7,36 gam glixerol và 72,46 gam xà phòng. Giá trị của V là:
Câu 50:
Cho 3,68 gam hỗn hợp Al, Zn phản ứng với dung dịch H2SO4 20% (vừa đủ), thu được 0,1 mol H2. Khối lượng dung dịch sau phản ứng là: