Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Hàm Thuận Bắc, Bắc Ninh

Đề thi thử môn Hóa THPT Hàm Thuận Bắc, Bắc Ninh

Mời các bạn tham gia làm bài test Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Hàm Thuận Bắc, Bắc Ninh trên trang Soanbai123.com để ôn tập và rèn luyện cho kì thi THPT Quốc gia năm 2016 sắp tới. Hi vọng bài test sẽ là tài liệu bổ ích cho quá trình ôn tập và rèn luyện của các bạn! Chúc các bạn có một mùa thi thành công!

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm bài test:

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Sở GD và ĐT Bắc Giang

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:

H = 1, Li = 7, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, S = 32, Cl = 35,5 , K = 39, Ca = 40, Rb = 85.5; Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108; Cs 133; Ba = 137

Câu 1:

Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?

Câu 2:

Cho ký hiệu nguyên tử: 2311Na. Số hiệu nguyên tử của X là:

Câu 3:

Nitơ trong chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?

Câu 4:

Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa yếu nhất?

Câu 5:

Hòa tan hoàn toàn 1,6 gam Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc, thu được x mol SO2 (là sản phẩm khử duy nhất của ). Giá trị của x là:

Câu 6:

Kim loại Fe phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch có thể tạo muối sắt(III)?

Câu 7:

Quặng chứa hàm lượng sắt cao nhất là manhetit có thành phần chính là:

Câu 8:

Oxit nào sau đây là oxit bazơ?

Câu 9:

Nguyên tắc chung để điều chế các kim loại:

Câu 10:

Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:

(a) Sục khí H2S vào dung dịch Cu(NO3)2
(b) Cho CaO vào H2O
(c) Cho NaOH vào dung dịch C6H5OH
(d) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaHCO3
(e) Cho dung dịch HCl vào CuS

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là:

Câu 11:

Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây phản ứng với nước?

Câu 12:

Đốt cháy hoàn toàn 2,24 gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được m gam FeCl3. Giá trị của m là:

Câu 13:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp chứa 6,5 gam Zn và 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là:

Câu 14:

Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít CO2 (đktc) vào 500 ml dd NaOH 1M, dung dịch sau phản ứng chứa bao nhiêu gam chất tan?

Câu 15:

Cho 0,5 gam hỗn hợp gồm Fe và một kim loại hóa trị II phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 0,112 lít H2 (đktc). Kim loại đó là:

Câu 16:

Chất nào sau đây khi thủy phân không tạo ra glucozơ:

Câu 17:

X rất cần cho thực vật, động vật và con người. Ở thực vật X làm cho thành tế bào cứng hơn và bền hơn, chống được sự phá hủy của côn trùng và xâm nhập của nấm mốc. X có trong hầu hết các tế bào của động vật và con người. Ở những người bị hệnh eczema, vẩy nến, hàm lượng X trong máu giảm rõ rệt. X là nguyên tố nào sau đây:

Câu 18:

Xà phòng hóa hoàn toàn 8,8 gam CH3COOC2H5 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

Câu 19:

Cho các phát biểu sau:
(a) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch etilenglicol
(b) Ở nhiệt độ thường, C2H4 phản ứng được với nước brom
(c) Đốt cháy hoàn toàn CH3COOCH3 thu được số mol CO2 bằng số mol H2O
(d) Glyxin (H2NCH2COOH) phản ứng được với dung dịch NaOH
(e) Ở nhiệt độ thường CH3CHO phản ứng với dung dịch Br2 trong CCl4
Số phát biểu đúng là:

Câu 20:

Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc ba?

Câu 21:
Amino axit X trong phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 8,9 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 11,1gam muối. Công thức của X là:

Câu 22:

Trong các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất?

Câu 23:

Cho HCHO phản ứng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) thu được:

Câu 24:

Chất nào sau đây không phản ứng được với dung dịch axit axetic?

Câu 25:

Khi làm thí nghiệm vớiHNO3 đặc, nóng thường sinh ra khí NO2. Để hạn chế tốt nhất khí NO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?

Câu 26:

Trên các kênh truyền hình khi quảng cáo về mì Kokomi, clip đã giới thiệu đây là loại mì không dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, nhằm muốn cung cấp cho chúng ta về độ an toàn của sản phẩm và cũng là thông điệp không nên dùng lại dầu ( mỡ) sau khi đã rán vì không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vậy dầu (mỡ) thường được gọi chung là:

Câu 27:

Khi tiến hành thí nghiệm phản ứng màu biure của protein, người ta cho vào ống nghiệm một ít dung dịch CuSO4, sau đó nhỏ dd NaOH vào lấy kết tủa và cho tiếp lòng trắng trứng vào lắc đều thấy tạo hợp chất màu tím, bên cạnh đó vẫn xuất hiện chất có màu trắng đục. Tại sao lại có kết quả màu trắng đục?

Câu 28:

Phân supephotphat kép thực tế sản xuất được thường chỉ có 40% P2O5. Vậy % khối lượng Ca(H2PO4)2 trong phân bón đó là:

Câu 29:

Chất nào sau đây không thủy phân trong môi trường axit?

Câu 30:

Xét các yếu tố sau:
(a) nhiệt độ
(b) chất xúc tác
(c) nồng độ của các tác chất
(d) bản chất của các tác chất
Yếu tố nào ảnh hưởng đến cân bằng của phản ứng este hóa:

Câu 31:

Tiến hành các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:
(a) Sục khí vào dung dịch H2S
(b) Sục khí F2 vào nước
(c) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc
(d) Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH
(e) Cho Si vào dung dịch NaOH
(g) Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4
Số thí nghiệm có sinh ra đơn chất là:

Câu 32:

Hòa tan 1,12 gam Fe bằng 300 ml dung dịch HCl 0,2 M , thu được dung dịch X và khí H2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

Câu 33:

1,22 gam một este ( không có nhóm chức khác) phản ứng vừa đủ với 200 ml dd KOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần hơi chỉ có nước và phần chất rắn là 2,16 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối này thu được 2,64 gam CO2; 0,54g H2O và K2CO3. Công thức phân tử của este? (biết khối lượng phân tử của este nhỏ hơn 140 đvC)

Câu 34:

Cho các phát biểu sau:
(a) Trong môi trường kiềm, fructozơ chuyển thành glucozơ
(b) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch Br2 trong nước
(c) Trong dung dịch, glucozơ và xenlulozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam
(d)Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở
(e) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở
Số phát biểu đúng là:

Câu 35:

Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư
(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2
(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng
(d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư
(e) Nhiệt phân AgNO3
(g) Đốt FeS2 trong không khí
(h) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là:

Câu 36:

Điện phân với điện cực trơ dd chứa 0,1 mol Cu(NO3)2, cường độ dòng điện 2,68A, trong thời gian t (giờ), thu được dd X. Cho 7,2 gam bột Fe vào X, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của ) và 6,75 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và hiệu suất của quá trình điện phân là 100%. Giá trị của t là:

Câu 37:

X là một tetrapeptit chỉ tạo nên từ aminoaxit A (chứa một nhóm NH2 và 1 nhóm COOH). Trong X phần trăm khối lượng của nitơ là 18,543%. Aminoaxit A có tên gọi tắt là:

Đề thi thử môn Hóa THPT Hàm Thuận Bắc, Bắc Ninh

Đề thi thử môn Hóa THPT Hàm Thuận Bắc, Bắc Ninh

Câu 38:

Cho dd NaOH phản ứng với dung dịch CrCl3, có kết quả như hình vẽ:
Đề thi thử đại học môn hóa

Giá trị của x là:

Câu 39:

Trong thực tế khi tiến hành este hóa 7,5 gam Glyxin với C2H5OH trong HCl bão hòa, giả sử hiệu suất phản ứng là 100% thì khối lượng sản phẩm phản ứng thu được (không tính nước) là bao nhiêu?

Câu 40:

Hỗn hợp X gồm Mg (0,40 mol), Al (0,16 mol) và Zn (0,6 mol). Cho X tác dụng với dd HNO3 loãng (dư), sau phản ứng khối lượng dd tăng 52,92 gam. Số mol HNO3 tham gia phản ứng là:

Câu 41:

Xà phòng hoá hoàn toàn m gam một este no, đơn chức, mạch hở E bằng 26 gam dd MOH 28% (M là kim loại kiềm). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 24,72 gam chất lỏng X và 10,08 gam chất rắn khan Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và 8,97 gam muối cacbonat khan. Mặt khác, cho X tác dụng với Na dư, thu được 12,768 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng muối trong Y có giá trị gần nhất với:

Câu 42:

Cho hỗn hợp X gồm 2 axit: axit axetic và axit fomic tác dụng vừa đủ với dd NaOH 10% thu được dd trong đó CH3COONa có nồng độ là 7,263%. Xác định nồng độ % của HCOONa trong dd sau phản ứng?

Câu 43:

Cho a gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và valin phản ứng với 200 ml dd HCl 0,2M, thu được dd Y. Để phản ứng hết với các chất trong dd Y cần 100 ml dd KOH 1,1M. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X, thu được hỗn hợp Z gồm CO2, H2O và N2. Cho Z vào bình đựng dd Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 14,89 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là:

Câu 44:

Cho m gam bột Cu vào 400 ml dd AgNO3 0,4M, sau một thời gian phản ứng thu được 14 gam hỗn hợp chất rắn X và dd Y. Lọc tách X, rồi thêm 7,8 gam bột Zn vào dd Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 12,28 gam chất rắn. Giá trị của m là:

Câu 45:

Cho 8,16 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dung dịch Y), thu được 1,344 lít NO (đktc) và dung dịch Z. Dung dịch Z hòa tan tối đa 5,04 gam Fe, sinh ra khí NO. Biết trong các phản ứng, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Số mol HNO3 có trong Y là:

Câu 46:

Hòa tan hoàn toàn 3,79 gam hỗn hợp X gồm Al và Zn (có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 5) vào dung dịch chứa 0,394 mol HNO3 thu được dd Y và V ml (đktc) khí N2 duy nhất. Để phản ứng hết với các chất trong Y thu được dd trong suốt cần 3,88 l dd NaOH 0,125M. Giá trị của V là:

Câu 47:

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol peptit X (X được tạo thành các amino axit chỉ chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH) cần 58,8 lít O2 (đktc) thu được 2,2 mol CO2 và 1,85 mol H2O. Nếu cho 0,2 mol X thủy phân hoàn toàn trong 500 ml dd NaOH 4M thu được dd Y, cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Công thức của peptit và giá trị của m lần lượt là:

Câu 48:

Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm x mol Fe2O3 và y mol Fe3O4 trong dd HCl vừa đủ thu được dd X. Cho m gam Mg vào dd X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn không có kết tủa xuất hiện và dd thu được chỉ chứa 2 muối. Mối quan hệ giữa m, x, y là:

Câu 49:

Cho m gam hỗn hợp gồm hai ancol no, đơn chức, X, Y kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng ( MX < MY), tác dụng với CuO dư, nung nóng, thu được hỗn hợp X gồm khí và hơi có tỉ khối hơi so với H2 là 13,75. Cho X phản ứng với lượng dư dd AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được 64,8 gam Ag. Khối lượng của X trong m gam hỗn hợp là:

Câu 50:

Cho 5,616 gam hỗn hợp CuO và Fe3O4 (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong dd H2SO4 loãng, vừa đủ, thu được dd X. Cho m gam Mg vào X, sau khi phản ứng kết thúc thu được dd Y. Thêm dd KOH dư vào Y được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 5,4 gam chất rắn E. Giá trị gần nhất của m là:

Đáp án:

  1. D
  2. A
  3. C
  4. A
  5. C
  6. D
  7. A
  8. C
  9. D
  10. B
  11. D
  12. A
  13. D
  14. A
  15. C
  16. D
  17. A
  18. B
  19. B
  20. B
  21. B
  22. A
  23. A
  24. A
  25. D
  26. A
  27. D
  28. B
  29. D
  30. C
  31. D
  32. B
  33. B
  34. B
  35. A
  36. C
  37. A
  38. C
  39. B
  40. C
  41. B
  42. A
  43. A
  44. C
  45. C
  46. D
  47. A
  48. B
  49. C
  50. B

Thảo luận cho bài: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Hàm Thuận Bắc, Bắc Ninh