Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội (Lần 1)

Đề thi thử môn Hóa THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội (Lần 1)

Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 12 rèn luyện với nhiều dạng đề Hóa học khác nhau, chuẩn bị cho kì thi THPT năm 2016 sắp tới, Soanbai123.com xin giới thiệu bài test Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội (Lần 1). Bài test có đi kèm với phần đáp án giúp các bạn tự đánh giá được kết quả bài làm của mình. Chúc các bạn ôn tập tốt!

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm bài test:

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Phụ Dực, Thái Bình (Lần 1)

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:

H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; K = 39; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; Ca = 40;
Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Sr = 88; Ag =108; Ba = 137; He = 4.

Điện tích hạt nhân của một số nguyên tố: Cr có Z = 24, Cu có Z = 29, Fe có Z = 26, Na có Z = 11, K có Z = 19, O có Z = 8, N có Z = 7, H có Z = 1, Cl có Z = 17, S có Z = 16.

Câu 1:

Kim loại M có các tính chất: nhẹ, bền trong không khí ở nhiệt độ thường; tan được trong dung dịch NaOH nhưng không tan trong dung dịch HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội. Kim loại M là:

Câu 2:

Một loại mỡ chứa: 50% olein, 30% panmitin, 20% stearin. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối natri thu được từ 100kg loại mỡ đó là?

Câu 3:

Tên thay thế của ancol có công thức cấu tạo thu gọn CH3(CH2)2CH2OH là:

Câu 4:

Đun nóng 6 gam axit axetic với 6 gam ancol etylic có H2SO4 đặc làm xúc tác. Khối lượng este tạo thành khi hiệu suất phản ứng 80% là:

Câu 5:

Ứng với công thức phân tử C4H11N có bao nhiêu đồng phân amin bậc 1?

Câu 6:

Nung hỗn hợp gồm 3,84 gam Cu và 17 gam AgNO3 trong bình kín, chân không. Sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp khí X. Cho X phản ứng hết với nước thu được 1,5 lít dung dịch Y. pH của dung dịch Y là:

Câu 7:

Chất nào dưới đây không làm mất màu nước brom?

Câu 8:

Dẫn luồng khí CO dư đi qua 2,4 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 nung nóng đến phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 1,76 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là:

Câu 9:

Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hóa trị phân cực là:

Đề thi thử môn Hóa THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội (Lần 1)

Đề thi thử môn Hóa THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội (Lần 1)

Câu 10:

Thể tích dung dịch FeSO4 0,2M cần để phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch KMnO4 0,1M trong môi trường H2SO4 dư là:

Câu 11:

Dãy các kim loại nào sau đây tan hết trong nước ở điều kiện thường?

Câu 12:

Cho 100 ml dung dịch FeCl2 1M vào 500 ml dung dịch AgNO3 1M, sau phản ứng hoàn toàn khối lượng kết tủa thu được là:

Câu 13:

Cho phương trình phản ứng: aAl + bHNO3 → cAl(NO3)3 + dNH4NO3 + eH2O. Tỉ lệ a : e là:

Câu 14:

Cho 500 ml dung dịch NaOH 1M vào 150 ml dung dịch AlCl3 aM, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị của a là:

Câu 15:

Phương trình nào sau đây là phản ứng nhiệt nhôm?

Câu 16:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm (x mol Ca, y mol CaC2 và z mol Al4C3) vào nước thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất (không thu được kết tủa). Biểu thức liên hệ giữa x, y, z ở trên là:

Câu 17:

Saccarozơ thuộc loại:

Câu 18:

Cho 4,8 gam Mg vào dung dịch chứa 0,2 mol FeCl3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X, cô cạn dung dịch X được m gam muối khan. Giá trị của m là:

Câu 19:

Cho hình vẽ bên dưới minh họa việc điều chế khí Y trong phòng thí nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa 2016

Khí Y có thể là khí nào dưới đây?

Câu 20:

Thêm từ từ cho đến hết 0,5 mol dung dịch HCl vào hỗn hợp dung dịch Y gồm 0,2 mol NaOH và 0,15 mol NaAlO2. Lượng kết tủa thu được là:

Câu 21:

Polime nào sau đây là polime thiên nhiên?

Câu 22:

Nhiệt phân hoàn toàn 0,1 mol muối M(NO3)2 thu được 5,04 lít hỗn hợp khí (ở đktc) và 8 gam chất rắn. X là hỗn hợp gồm RBr và MBr2 với số mol bằng nhau. Lấy 31,4 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 67,2 gam kết tủa. Tổng số proton có trong nguyên tử M và ion R+là:

Câu 23:

Trong nhiệt kế chứa thủy ngân rất độc. Khi nhiệt kế bị vỡ người ta thường dùng chất nào sau đây để thu hồi thủy ngân là tốt nhất?

Câu 24:

Đốt cháy hoàn toàn 1 lượng cao su buna-S với lượng không khí vừa đủ, thấy tạo một hỗn hợp khí ở nhiệt độ 127oC mà trong đó N2 chiếm 76,36% về thể tích (giả sử không khí chỉ chứa oxi và nitơ theo tỉ lệ thể tích là 1:4). Tỉ lệ số mắt xích butađien và stiren trong polime này là:

Câu 25:

Trong các chất dưới đây, chất nào là glyxin?

Câu 26:

Một α-amino axit X chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl. Cho 10,68 gam X tác dụng với HCl dư thu được 15,06 gam muối. X là:

Câu 27:

Khẳng định nào sau đây không đúng?

Câu 28:

Cho 50ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của dung dịch glucozơ đã dùng là:

Câu 29:

Chất nào sau đây không tham gia phản ứng tráng gương?

Câu 30:

X; Y là 2 hợp chất hữu cơ, mạch hở hơn kém nhau một nguyên tử cacbon, thành phần chỉ gồm C, H, O. MX > MY. Đốt cháy hoàn toàn 0,34 mol hỗn hợp Q gồm X và Y rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch chứa 0,3 mol Ba(OH)2 và 0,1 mol KOH sau hấp thụ thu được 39,4 gam kết tủa. Nếu cho 0,34 mol hỗn hợp Q vào dung dịch chứa 0,35 mol KOH đến phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch không còn bazơ. Tỷ khối của X so với Y nhận giá trị nào sau đây?

Câu 31:

Ion X2- có cấu hình e phân lớp ngoài cùng là 2p6. Vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn là:

Câu 32:

Đốt 11,2 gam bột Ca bằng O2 thu được m gam chất rắn A gồm Ca và CaO. Cho chất rắn A tác dụng vừa đủ với axit trong dung dịch gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M thu được H2 và dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được (m + 21,14) gam chất rắn khan. Nếu hòa tan hết m gam chất rắn A vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,2688 lít N2 (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?

Câu 33:

Dùng chất nào sau đây phân biệt 2 khí SO2 và CO2 bằng phương pháp hóa học?

Câu 34:

Cho 0,1 mol hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được 32,4 gam Ag. Hai anđehit trong X là:

Câu 35:

Số anken khí (ở nhiệt độ thường) khi tác dụng với HBr chỉ thu được một sản phẩm cộng duy nhất là:

Câu 36:

Cho 28,2 gam hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức tác dụng hết với 11,5 gam Na, sau phản ứng thu 39,3 gam chất rắn. Nếu đun 28,2 gam X với H2SO4 đặc ở 1400C, thì thu được tối đa bao nhiêu gam ete?

Câu 37:

Cân bằng nào sau đây chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng áp suất? (giữ nguyên các yếu tố khác)

Câu 38:

Hỗn hợp X gồm a mol axetilen, 2a mol etilen, 5a mol hiđro. Cho hỗn hợp X qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y (gồm 4 chất). Đặt k là tỉ khối của Y so với X. Vậy khoảng giá trị của k là:

Câu 39:

Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol một peptit X được cấu tạo bởi glyxin và alanin bằng dung dịch NaOH rồi cô cạn thu được 57,6 gam chất rắn. Biết số mol NaOH đã dùng gấp đôi so với lượng cần thiết. Có bao nhiêu công thức cấu tạo thỏa mãn X?

Câu 40:

Một dung dịch có chứa a mol HCO3-; 0,2 mol Ca2+; 0,8 mol Na+; 0,1 mol Mg2+; 0,8 mol Cl-. Cô cạn dung dịch đó đến khối lương không đổi thì lượng muối khan thu được là:

Câu 41:

Dãy nào sau đây có tính axit và tính khử tăng theo chiều từ trái sang phải?

Câu 42:

Hỗn hợp X gồm N2 và H2, tỉ khối của X so với He bằng 1,8. Nung nóng (bột sắt xúc tác) hỗn hợp X sau một thời gian được hỗn hợp khí Y, tỉ khối của Y so với He bằng 2,25. Hiệu suất phản ứng là:

Câu 43:

Hai oxit nào sau đây đều bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao?

Câu 44:

Cho m gam Cu tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng sinh ra 0,15 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là:

Câu 45:

Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin, vinyl clorua. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH loãng (dư), đun nóng sinh ra ancol là:

Câu 46:

Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03 mol K+, x mol Cl– và y mol SO42–. Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là:

Câu 47:

Chất nào sau đây là chất không điện li?

Câu 48:

Hoà tan hoàn toàn 28,4 gam hỗn hợp 3 kim loại hoá trị I và II bằng dung dịch HCl thu được dung dịch A và V lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được 49,7 gam hỗn hợp muối khan. V có giá trị là:

Câu 49:

Kết luận nào sau đây không đúng?

Câu 50:

Nguyên tử nguyên tố X tạo ra anion X−. Trong X− có: tổng số hạt mang điện là 35, số hạt mang điện lớn hơn số hạt không mang điện là 15. Số khối của X là:

Đáp án:

  1. D
  2. D
  3. B
  4. B
  5. C
  6. B
  7. C
  8. D
  9. C
  10. C
  11. B
  12. C
  13. D
  14. A
  15. C
  16. D
  17. B
  18. B
  19. A
  20. B
  21. B
  22. A
  23. B
  24. A
  25. A
  26. D
  27. A
  28. D
  29. D
  30. A
  31. D
  32. B
  33. D
  34. B
  35. C
  36. C
  37. A
  38. C
  39. A
  40. C
  41. C
  42. A
  43. D
  44. A
  45. D
  46. D
  47. A
  48. C
  49. C
  50. B

Thảo luận cho bài: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội (Lần 1)